Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

Du lịch Bái Đính Tràng An ghé thăm đền Trần

Đền Trần nằm trong Khu du lịch Bái Đính Tràng An, thuộc xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư. Tương truyền đây là ngôi đền được các vị vua nhà Trần cho xây dựng phục vụ các hoạt động tín ngưỡng trong những năm tháng lui về hành cung Vũ Lâm, chuẩn bị cho công cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông. Đền Trần còn có tên gọi là Đền Nội Lâm (Đền trong rừng).

Đền Trần thờ Quý Minh Đại Vương và Hoàng Phi quý nương là phu nhân của thần Quý Minh. Theo truyền thuyết, thần Quý Minh là một vị tướng của Vua Hùng, được giao trấn ải sứ Sơn Nam.

Kiến trúc Đền Trần theo kiểu chữ nhị, gồm hai tòa liền nhau. Tòa ngoài (Tiền bái) gồm 3 gian, 2 dĩ. Mái tòa tiền bái cuốn vòm bằng bê tông, nhưng bên trong lại dùng các phiến đá xanh để lát trần. Tòa tiền bái có hai hàng cột đá, hàng cột thứ nhất gồm 4 cột làm bằng đá xanh nguyên khối, kích thước 20x16 cm, cao 1,47m. Mặt ngoài của cột chạm lộng và chạm thông phong đề tài độc long, mây, sóng nước, cá chép hóa long, sư tử và hoa cách điệu... Tòa Hậu cung có ban thờ bằng đá xanh nguyên khối tam cấp. Bên trên có hai long cung, bên trong long cung có tượng Quý Minh Đại Vương và phu nhân của ngài. Nét chạm khắc ở Đền Trần rất tinh xảo, bay bổng và có tính thẩm mỹ cao. Đền Trần ngày nay thu hút đông đảo khách du lịch bái Đính Tràng An 1 ngày đến tham quan chiêm ngưỡng

Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016

Du lịch Bái Đính Tràng An thăm cố đô Hoa Lư

Hoa Lư được chọn là kinh đô đầu tiên của Nhà nước phong kiến tập quyền khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế năm 968…. Ngày nay dấu tích của Cố Đô Hoa Lư thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, cách thủ đô Hà Nội gần 100 km về phía Nam. Tuy chỉ được chọn làm kinh đô của nước Đại Cồ Việt trong thời gian ngắn ngủi (42 năm) nhưng tại nơi đây đã diễn ra rất nhiều sự kiện có liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc như: gắn với sự nghiệp của ba triều đại liên tiếp là nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý với các dấu ấn lịch sử: thống nhất giang sơn, đánh Tống – dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô Hà Nội.

Theo sử sách thì cố đô Hoa Lư và đôi câu đối đền Vua Đinh thì ta thấy rằng: Hoa Lư xưa là 1 cung điện nguy nga, tráng lệ không kém gì Thành Trường An “ Cồ Việt Quốc Đương Tống Khai Bảo – Hoa Lư Đô Thị Hán Trường An ”…. Nếu nhìn về mặt địa lý ta sẽ hiểu vì sao khi lên Ngôi Vua Đinh Tiên Hoàng lại lựa chọn Hoa Lư làm kinh đô bởi: Những núi đồi trùng điệp bao bọc xung quanh vòng đai kinh đô như tấm bình phong; sông Hoàng Long uốn khúc và cánh đồng Nho Quan, Gia Viễn mênh mông là hào sâu thiên nhiên rất thuận lợi về mặt quân sự.

Du lịch Cố Đô Hoa Lư Ninh Bình

Chợ bán đồ lưu niệm Hoa Lư Ninh Bình

Kinh đô Hoa Lư xưa rộng khoảng 300 ha, gồm Thành Ngoại, Thành Nội và Thành Nam, được bao quanh bởi hàng loạt núi đá vòng cung, cảnh quan hùng vĩ, khoảng trống giữa các sườn núi được xây kín bằng đất ken gạch, chân thành có gạch bó, đắp cao từ 8 – 10 mét. Thành Ngoại rộng khoảng 140 ha thuộc địa phận thôn Yên Thành, xã Trường Yên. Ðây là cung điện chính mà khu vực đền Ðinh, đền Lê là trung tâm và cũng chính là nơi vua Ðinh Tiên Hoàng cắm cờ dựng nước. Trước cung điện có núi Mã Yên tương truyền vua Ðinh đã lấy nơi này làm án.

Kinh thành Hoa Lư xua gồm 2 vòng thành nằm cạnh nhau và một vùng núi kề sát. 3 vòng tạo thành hình giống số 80 hướng về phía đông. Theo cách bố trí thời Đinh Lê các nhà nghiên cứu chia làm 3 vòng thành là thành Đông, thành Tây và thành Nam. Tuy nhiên do thành Nam chỉ là vùng căn cứ quân sự hiểm trở, phòng thủ mặt sau mà nó thường được dân gian gọi riêng là thành Tràng An, 2 vòng thành kia là nơi đặt cung điện nên còn được gọi là thành Hoa Lư…. Đến năm 1010 Vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long thì Hoa Lư chỉ còn là Cố Đô được coi là một căn cứ địa quân sự hết sức quan trọng của quân và dân Đại Việt dưới các triều đại: Lý – Trần – Lê – Mạc – Tây Sơn…..

Cổng vào cố đô Hoa Lư Ninh Bình

Ngày nay hình ảnh của Cố đô Hoa Lư tuy không còn nguyên vẹn mà thay vào đó là đền thờ: Vua Đinh – Vua Lê được dựng ngay trên nền của Cố Đô Hoa Lư xưa. Hai ngôi đền cách nhau khoảng 500m, do khoảng cách gần nhau nên du khách thường gọi “ Cố Đô Hoa Lư ” là “ Đền Vua Đinh – Vua Lê ”.

Ðền vua Ðinh được xây theo kiểu “Nội công ngoại quốc” trên nền cung điện chính thuở xưa, uy nghi với ngọ môn quan, hồ sen, núi Giả, vườn hoa, nghi môn ngoại, nghi môn nội cùng ba toà bái đường, Thiêu hương và hậu cung. Tại bái đường có “Long Sàng” làm bằng đá nguyên khối với đôi nghê đá rất sống động. Tiếp đó là nhà thiêu hương thờ các vị khai quốc công thần. Trong cùng là hậu cung đặt tượng vua Ðinh Tiên Hoàng cùng các con trai ông. Các hình chạm khắc trên đá, trên gỗ với các đề tài rồng, mây, tiên nữ, hoa lá… trang trí tại đền đều khá tinh xảo.

Đền thờ Vua Đinh và Vua Lê ở Hoa Lư Ninh Bình

Ðền vua Lê nằm cách đền vua Ðinh chừng 500 mét thờ vua Lê Ðại Hành. Ðền vua Lê có quy mô nhỏ hơn nhưng có có ba toà: Bái đường, Thiêu hương thờ Phạm Cự Lượng, người đã có công giúp Lê Hoàn lên ngôi; Chính cung – thờ vua Lê Ðại Hành (tức Lê Hoàn) ở giữa, bên phải là Lê Ngoạ Triều (con trai vua Lê), bên trái là Hoàng hậu Dương Vân Nga. Ðền vua Lê còn giữ nhiều dấu tích kiến trúc cổ với những mảng chạm trổ công phu, điêu luyện. Tại đây người ta đã tìm thấy di tích nền cung điện cũ cùng một số gốm sứ cổ. Những hiện vật quý này được lưu giữ tại phòng bảo tàng phía trái khu đền. Khu di tích Hoa Lư còn có một số ngôi chùa khá đẹp như: chùa Ngân Xuyên (gần chân núi Mã Yên), chùa Nhất Trụ (cách đền vua Lê khoảng 200 mét) thu hút được nhiều du khách đến dâng hương, vãn cảnh.

Đền thờ Vua Đinh và Vua Lê ở Hoa Lư Ninh Bình

Với khoảng cách 100km tính từ Hà Nội và sự thuận tiện của hệ thống giao thông thì bạn chỉ mất khoảng hơn hai tiếng đồng hồ đi Ôtô… Đến đây và được nghe những câu chuyện về các vị vua được kể một cách giản dị, thành kính và đầy tự hào của các thuyết minh viên tại đểm chắc chắn sẽ khiến chi bạn có cảm giác tự hào về lịch sử nước nhà. Bên cạnh đó bạn có thể kết hợp việc thăm Hoa Lưu với một số thắng cảnh nổi tiếng khác ở Ninh Bình như: Khu du lịch Bái Đính Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, Nhà Thờ Đá Phát Diệm hoặc Thung Nham, Vân Long….

Giới thiệu về khu danh thắng du lịch Bái Đính Tràng An

Khu du lịch sinh thái du lịch Bái Đính Tràng An - nằm trong Quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình - có diện tích 2168 ha, cách thủ đô Hà Nội hơn 90 km về phía nam, thực sự đã trở thành “Nơi mơ đến, chốn mong về” của du khách tour du lịch Bái Đính Tràng An trong và ngoài nước. Hàm chứa những giá trị nổi bật toàn cầu về kiến tạo địa chất, địa mạo, khảo cổ và thẩm mỹ nên khu du lịch đã được UNECO vinh danh công nhận là Di sản Văn hóa và thiên nhiên Thế giới.

Toàn cảnh khu sinh thái là một vùng núi non hùng vĩ, tráng lệ được tạo bởi các thế núi muôn hình vạn trạng soi bóng xuống những dòng suối nhỏ quanh co, uốn khúc nối liền các hang động, các thung lũng hoang sơ, kỳ bí đẹp đến lạ thường. Đến thăm quan khu du lịch sinh thái Tràng An, du khách du lịch Bái Đính Tràng An 1 ngày sẽ được trải nghiệm từng cung bậc cảm xúc, khám phá cội rễ xa xăm của sự sống nhân loại, tận hưởng vẻ đẹp thuần khiết và tinh tuý cùng bầu không khí thanh như lọc và tự hào với những nét vàng son của lịch sử in đậm trong thế núi, dáng sông ở buổi đầu sơ khai của quá trình dựng nước của ba triều đại Vua sáng:Vua Đinh Tiên Hoàng, Vua Lê Đại Hành và Vua Lý Thái Tổ.

Sự kết hợp của các loại hình du lịch như: Du lịch sinh thái, du lịch Tâm linh và Di tích lịch sử tạo nên những tour du lịch Bái Đính Tràng An phong phú, hấp dẫn. Sự phục vụ nhiệt tình, chu đáo, thân thiện của đội ngũ hướng dẫn viên và người dân địa phương luôn làm hài lòng du khách. Xin kính chúc quý khách có một chuyến du lịch bổ ích và lý thú.

Theo quy hoạch, khu du lịch sinh thái Tràng An có 9 tuyến du lịch đường thuỷ và 2 tuyến du lịch đường bộ. Nhưng hiện nay, mới đưa vào khai thác phục vụ khách đến thăm quan du lịch một tuyến du lịch đường bộ và một tuyến du lịch đường thuỷ .

Tuyến du lịch đường bộ: Với chiều dài 1,6 km, du khách du lịch Bái Đính Tràng An sẽ đi bộ qua 3 quèn vào đền Trần. Tuyến này bắt đầu từ bến Cây Bàng, đây là tuyến du lịch rất thú vị. Du khách tour Bái Đính Tràng An 1 ngày sẽ đi bộ, leo núi qua ba đèo liền nhau. Đèo thứ nhất là đèo Cậy (Vì dưới thung có nhiều cây Cậy) có độ cao so với mặt nước khoảng 60m. Đèo thứ hai là đèo Vài (Vì dưới thung có nhiều cây Vài). Và đèo thứ ba là đèo đền Trần. Hiện nay, đường leo núi này đã được xây các bậc đá rộng. Trên đường đến đền Trần đã dựng 7 chiếc lầu bằng gỗ lim hình bát giác làm nơi nghỉ chân cho du khách khi leo núi.

Tuyến du lịch đường thuỷ kết hợp với leo núi:

Theo tuyến này, du khách du lịch Bái Đính Tràng An sẽ được ngồi thuyền được chở bởi những người dân địa phương thân thiện, nồng hậu và hiếu khách đưa qua 12 hang động, 3 điểm tâm linh theo một lộ trình khép kín, với thời gian hơn 3 tiếng đồng hồ. Xuất phát từ bến thuyền trung tâm, đến đền Trần, qua các hang Địa Linh, hang Tối, Hang Sáng, hang Nấu Rượu, du khách du lịch Bái Đính Tràng An lên thuyền và leo gần 500 bậc đá vào dâng hương tại đền Trần, sau đó lại tiếp tục xuống thuyền qua hang Nấu Rượu đến hang Sính, Hang Si, hang Ba Giọt, hang Seo, qua hang Sơn Dương và sau đó lên thăm quan phủ Khống, chùa Báo hiếu, rồi tiếp tục lộ trình đến hang Khống, hang Trần, hang Quy Hậu và trở về điểm xuất phát và kết thúc chuyến đi.

- Đền Trình, nằm dưới chân núi theo thế “Ỷ sơn, diện thủy” đã có cách đây hơn một nghìn năm về trước. Trải qua bao phong sương, mưa nắng, sự biến đổi của lịch sử, của thời gian, hiện nay đền đã được trùng tu và sửa chữa khang trang và to đẹp hơn. Đền được xây dựng theo hình chữ đinh, trong chính cung điện của đền thờ Tứ trụ triều đình nhà Đinh (Bốn công thần khai quốc) là: Ngoại giáp Đinh Điền, Định Quốc công Nguyễn Bặc, Đô hộ phủ sỹ sư Lưu Cơ, và Trịnh Tú. Đây là bốn vị công thần cùng với vua Đinh Tiên Hoàng đã dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lập ra nước Đại Cồ Việt. Phần tiền đường thờ hai vị quan trung thần nhà Đinh tước hiệu là Tả Thanh Trù giám sát Đại tướng quân và Hữu Thanh Trù giám sát Đại tướng quân.


- Hang Địa linh: Với chiều dài gần 300m. Đây là hang có nhũ đá đẹp, hiếm có nơi nào có dáng vẻ lộng lẫy như ở đây, hang cũ gọi là hang Châu Báu, vì khi vào trong lòng hang, du khách sẽ có cảm giác như lạc vào kho châu báu mà ngày nay đã hoá thạch. Do mới được khai thác, nên nhũ đá còn nguyên vẹn, trắng phau, đẹp lung linh như kim cương, vàng, ngọc. Nếu chiếu đèn vào nó giống một lớp thuỷ ngân lóng lánh. Tất cả tạo ra một vẻ đẹp huyền bí, linh thiêng đúng như tên gọi của nó: Địa Linh.

- Hang Tối: Với chiều dài 320m. Cũng có thể với sự quanh co, uốn khúc nên ánh sáng không vào được, mà người dân đã gọi là hang Tối. Chính bởi tên gọi đó càng tăng thêm sự hiếu kỳ muốn tìm hiểu và khám phá vẻ đẹp từ nghìn xưa để lại cho vùng đất này, rất gần gũi và cũng rất xa xăm.


- Thung tối ngoài: Là cảnh “núi bốn xung quanh, nước bốn mùa” với bốn cửa hang ở bốn phía gồm hang Seo, hang Ba Giọt, hang Sáng, hang Tối, tượng trưng như bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, như bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc, tạo nên cảm giác dường như vẻ đẹp của đất trời được dồn hết về đây.

- Hang Sáng: Tên gọi là hang Sáng, nhưng vào đây du khách du lich bai dinh trang an vẫn phải dùng đèn vì hang dài 112m, rộng 12m và gấp theo hình thước thợ. Trần hang có nơi cao 12m, xung quanh có nhiều khối nhũ đá đẹp, buông thả từ trên trần hang xuống gắn liền với nhiều tên gọi dân gian. Mỗi hang động, người xưa đặt tên đều mang một ý nghĩa riêng. Từ “Hang Tối” đến “Hang Sáng” chính là khát vọng của con người: Hết mưa là nắng, tối rồi sẽ sáng, qua đông tàn là cảnh xuân sang. Có lẽ phong cảnh cũng thật hài hoà với lòng người, do vậy mà người xưa đặt tên cho hang như muốn gửi gắm một triết lý nhân văn sâu sắc.

- Hang Nấu Rượu: dài khoảng 250m. Tương truyền, trong hang có mạch nước ngầm sâu hơn 10m, nối ra khu vực Cố đô Hoa Lư. Xưa kia các bậc tiền bối đã vào đây lấy nước nấu rượu tiến vua, trong quá trình nghiên cứu khảo cổ học, các nhà khoa học đã phát hiện ra rất nhiều bình gốm, hũ, vại, và các dụng cụ để nấu rượu nên hang này gọi là hang Nấu Rượu.

- Đền Trần: Đền được xây dựng từ thời nhà Đinh, là một trong “Hoa Lư tứ trấn”, với tên gọi là Đền Nội Lâm (trong rừng). Đến thế kỷ thứ XIII, vua Trần Thái Tông cho tu sửa lại nên gọi là đền Trần. Đền là nơi thờ tự Trung Hưng tướng Quý Minh – một trong hai vị tướng trấn ải xứ Sơn Nam và Hoàng Phi quý nương là phu nhân của ông. Ngoài giá trị về kiến trúc đá độc đáo, đặc sắc, Ngôi đền rất linh thiêng, là nơi mà khách thập phương đến cầu an, cầu phúc, cầu tự.

- Hang Sính, Hang Si, hang Ba Giot chính là truyền thuyết về một mối tình đầy bi tráng và lãng mạn của một chàng trai với một cô công nương thuở trước. Trong hang những khối nhũ đá tạo ra muôn hình vạn trạng như con rùa, cây đèn, dàn hoa thiên lý… 

- Phủ Khống: Xây dựng theo hình chữ Đinh, nằm sát chân núi, là nơi thờ vị quan trấn ải phía nam Kinh đô Hoa Lư và bảy vị quan tuẫn tiết trung thần nhà Đinh đã khâm liệm và an tang Vua Đinh Tiên Hoàng trong khu vực núi rừng Tràng An. Chữ “Khống” đây chính là bí ẩn về vị trí lăng mộ Vua Đinh Tiên Hoàng cho tới tận ngày nay. -Hang Khống: Hang có chiều dài 70m, đây chính là kho quân sự, xưởng sản xuất vũ khí trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của Đảng bộ và nhân dân Ninh Binh.

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016

Du khách du lịch chùa Hương 2016 sẽ được dùng wifi miễn phí

Trong thời gian tới, VNPT Hà Nội sẽ tiến hành lắp đặt hệ thống cáp quang tốc độ cao miễn phí tại khu vực chùa Hương phục vụ du khách du lịch chùa Hương.

Thông tin trên được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức - Nguyễn Văn Hoạt, cho biết tại buổi họp báo về công tác chuẩn bị lễ hội du lịch chùa Hương 2016.


Khi đi trẩy hội Chùa Hương, du khách tham gia du lịch chùa Hương sẽ được sử dụng wifi tốc độ cao miễn phí của VNPT Hà Nội.

Như vậy, sau khu vực Bờ Hồ Hoàn Kiếm, chùa Hương là khu vực thứ hai của Hà Nội được sử dụng sóng wifi miễn phí. Đây là nỗ lực của huyện Mỹ Đức và các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho du khách đi trẩy hội chùa Hương.

Ngoài ra, UBND huyện Mỹ Đức cũng đang đề xuất UBND TP Hà Nội cho phép triển khai tuyến xe buýt trợ giá về tới khu vực chùa Hương, tạo điều kiện đi lại dễ dàng, thu hút ngày càng nhiều du khách đến với tour chùa Hương 1 ngày. Công việc đang được triển khai khẩn trương để đưa tuyến xe buýt này đi vào hoạt động trong thời gian sớm nhất, phục vụ ngay trong mùa lễ hội năm nay.

Hiện nay, các cơ quan liên quan đã xây dựng xong đề án, khảo sát xong hạ tầng và đang chờ triển khai.

Để đảm bảo ANTT cho lễ hội năm 2016, Ban tổ chức đã có kế hoạch phân luồng giao thông vào những ngày đông khách hoặc tạm dừng vận chuyển khách bằng cáp treo, phối hợp với công an các quận, huyện xử lý triệt để các đối tượng đón khách từ xa; xử lý nghiêm các trường hợp cố tình ép giá, ép khách, gây nhũng nhiễu đòi tiền bồi dưỡng của khách du lịch chùa Hương.

Lễ hội chùa Hương sẽ khai hội vào ngày 13/2 (tức mùng 6 tháng Giêng âm lịch) kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch.

Du lịch chùa Hương: Tổng doanh thu đạt 550 tỷ

Mỗi mùa lễ hội có khoảng 1,4 triệu lượt khách du lịch chùa Hương. Mỗi khách chi tiêu trung bình 300.000 - 400.000 đồng thì tổng doanh thu của lễ hội mới được khoảng 550 tỉ đồng.

Người dân đi du lịch chùa Hương 1 ngày chen nhau bôi tiền, nhét tiền vào miệng sư tử đá trước chùa Thiên Trù - Ảnh tư liệu.

Giải đáp một số thông tin nói rằng số tiền thu được ở du lịch chùa Hương mỗi mùa lễ hội khoảng 700 tỉ đồng nhưng vẫn phải xin từ ngân sách để đầu tư các hạng mục ở đây, ông Nguyễn Văn Hậu - phó chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, Hà Nội, trưởng ban tổ chức lễ hội chùa Hương 2016 - trả lời:

“Mỗi mùa lễ hội có khoảng 1,4 triệu lượt khách đến du lịch chùa Hương. Mỗi khách chi tiêu trung bình 300.000 - 400.000 đồng thì tổng doanh thu của lễ hội mới được khoảng 550 tỉ đồng.

Tuy nhiên số tiền này phần lớn là doanh thu của những hộ kinh doanh trong khu vực lễ hội như chèo đò, kinh doanh thực phẩm... Còn ban tổ chức lễ hội chỉ thu 49.000 đồng/du khách tiền vé thì mỗi năm chỉ được 60 - 70 tỉ đồng thôi”.

Đó là thông tin được đưa ra tại cuộc họp báo công bố kế hoạch quản lý và tổ chức Lễ hội du lịch chùa Hương 2016 sáng 18-1.

Chùa Hương sẽ khai hội vào mùng 6 tháng giêng hằng năm và kéo dài trong ba tháng sau đó. Ban tổ chức cho biết Lễ hội du lịch chùa Hương 2016 sẽ có chủ đề Lễ hội kỷ cương - văn minh du lịch với mục tiêu đảm bảo an toàn, văn minh, lịch sự.

Mùa lễ hội 2016, khu vực chùa Hương sẽ lần đầu tiên được phủ sóng WiFi và bố trí xe buýt chất lượng cao phục vụ du khách trẩy hội.

Về các phương tiện thuyền, đò phục vụ du khách, ông Hậu cho biết năm nay có 4.395 phương tiện đò tham gia chở khách.

“Loại đò nhỏ nhất ở đây chở được sáu người, nhưng có trường hợp khách du lịch chỉ đi 2 - 3 người trên một chuyến thì phải có phụ thu thêm cho người chở đò” - ông Hậu giải thích về những ý kiến cho rằng nhiều du khách bị “chặt chém” khi đi đò ở chùa Hương.

Khách hành hương đi đò tại lễ hội chùa Hương - Ảnh tư liệu.

Trong thời gian diễn ra lễ hội, ban tổ chức sẽ công khai đường dây nóng là các số điện thoại di động của thành viên ban tổ chức lễ hội, trong đó có số của ông Nguyễn Văn Hậu.

Tuy nhiên, có PV đặt câu hỏi khi gọi và nhắn tin vào số của ông Hậu nhiều lần mà không nhận được hồi âm thì đường dây nóng liệu có hiệu quả không, ông Hậu đáp rằng hiện nay chưa khai hội và ông còn rất nhiều công chuyện phải giải quyết.

Lễ hội chùa Hương

Thắt chặt an ninh cho du lịch chùa Hương 2016

Ngày 18-1, Sở Văn hóa-Thể thao Hà Nội, UBND huyện Mỹ Đức đã tổ chức họp báo giới thiệu Lễ hội chùa Hương năm 2016.

Có nhiều điểm mới trong mùa du lịch chùa Hương năm nay, cụ thể như: Đưa vào sử dụng miễn phí sóng wifi dọc khu vực bến Đục, suối Yến; cung cấp số điện thoại di động của lãnh đạo UBND huyện Mỹ Đức, Trưởng Ban tổ chức (BTC) Lễ hội chùa Hương 2016 và Trưởng Ban quản lý khu Di tích thắng cảnh Hương Sơn tại các biển báo đường dây nóng… nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho du khách tour du lịch chùa Hương khi đi trẩy hội chùa Hương, đồng thời cập nhật nhanh nhất các thông tin du khách tour du lịch chùa Hương phản ảnh để có các biện pháp xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, huyện cũng đang đề xuất UBND TP Hà Nội cho phép triển khai tuyến xe buýt trợ giá về tới khu vực chùa Hương, tạo điều kiện đi lại dễ dàng, an toàn cho du khách tour chùa Hương 1 ngày.



Lễ hội chùa Hương 2016 sẽ khai hội vào ngày 13-2 (tức mùng 6 tháng Giêng âm lịch).