Thứ Hai, 2 tháng 5, 2016

Những điểm tham quan miễn phí khi đến Đà Lạt


Thành phố mộng mơ có không ít điểm tham quan thú vị luôn mở cửa tự do cho du khách. Bạn sẽ có một tour du lịch Đà Lạt tiết kiệm mà không kém phần đặc sắc.

1. Làng hoa Vạn Thành

Chạy theo đường 3/2, đến khách sạn Sài Gòn – Đà Lạt rẽ tay trái về hướng Cam Ly, bạn sẽ được chiêm ngưỡng làng hoa nổi tiếng và lâu đời nhất ở Đà Lạt. Các ruộng hoa và nhà kính với muôn vàn sắc hoa rực rỡ sẽ là phông nền tuyệt đẹp cho những bức ảnh của bạn. Không chỉ có thế, du khách khó lòng rời khỏi nơi này khi bước chân bị níu giữ bởi hương thơm quyến rũ của “vương quốc” hoa.
Đến Đà Lạt đừng quên bỏ qua làng hoa lâu đời nhất nơi đây. Ảnh: dalatnews

2. Thiền Viện Trúc Lâm

Cách trung tâm thành phố Đà Lạt 5 km, nằm trên núi Phụng Hoàng, đây là một trong những thiền viện lớn nhất của Việt Nam. Tầm nhìn từ trên cao giúp cảnh sắc ở đây bao la thoáng đãng, cộng thêm tiếng chuông mõ kinh kệ sẽ giúp du khách trút bỏ mọi phiền muộn, tìm được cảm giác nhẹ nhàng lắng đọng.

3. Hồ Tuyền Lâm

Từ Thiền viện Trúc Lâm đi xuống con dốc 140 bậc thang đá, bạn sẽ đến hồ Tuyền Lâm. Hồ tự nhiên đẹp nhất của xứ hoa đào có khung cảnh hữu tình với một rừng thông xanh ngắt soi bóng xuống mặt hồ phẳng lặng. Nơi đây sẽ cho bạn cảm nhận được nét quyến rũ của sự tĩnh lặng, một vẻ đẹp khác xa nhịp điệu sôi động của đô thị.

4. Chợ Đà Lạt

Nằm ngay trên trục đường chính Nguyễn Thị Minh Khai, chợ Đà Lạt là nơi thu hút du khách du lich Phu Quoc gia re đến mua quần áo ấm và các đặc sản hấp dẫn như mứt, đậu ngự, nước cốt dâu tằm, trà atisô, hoa quả thập cẩm sấy khô… Tuy nhiên, ngôi chợ không chỉ đơn thuần là nơi mua bán mà còn khắc họa rõ nét lối sống, văn hóa của người dân ở thành phố sương mù.

5. Hồ Xuân Hương

Ở giữa trung tâm thành phố, hồ Xuân Hương được xem là trái tim của Đà Lạt. Hồ nhân tạo có hình trăng lưỡi liềm kéo dài gần 7 km đi qua nhiều địa danh du lịch nổi tiếng như: Vườn hoa thành phố, Công viên Yersin, Đồi Cù. Ngắm hồ Xuân Hương đẹp nhất là vào tinh mơ và hoàng hôn nhưng khám phá chợ đêm ở đây với những quán hàng rong cũng là một trải nghiệm không kém phần hấp dẫn.

6. Đồi chè Cầu Đất

Đến đồi chè Cầu Đất để cảm nhận không khí trong lành của vùng đất cao nguyên. Ảnh: Xuân Lộc.

Cách trung tâm thành phố 25 km, đồi chè Cầu Đất ở thôn Xuân Trường mở ra một khung cảnh thiên nhiên tuyệt diệu. Cảnh đẹp và khí hậu mát mẻ đã khiến nơi đây ngày càng thu hút rất nhiều du khách. Màu xanh ngắt của những cánh đồng chè hòa quyện với sắc vàng rợp kín không gian của dã quỳ vào mỗi độ tháng 11 quả là một bức tranh ấn tượng mà bạn không nên bỏ lỡ.

7. Chùa Linh Phước

Nằm ở số 120 Tự Phước trên quốc lộ 20, thuộc khu vực Trại Mát, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 8 km, chùa Linh Phước là công trình độc nhất vô nhị với kiến trúc khảm sành độc đáo. Tượng rồng dài 49 m được làm bằng 12.000 vỏ chai bia trong sân chùa đã mang đến tên gọi Chùa Ve Chai cho nơi này. Đặc biệt hơn hết, đây là ngôi chùa duy nhất có 11 công trình xác lập kỷ lục Việt Nam nên có rất nhiều điều thú vị đang chờ bạn khám phá.

8. Ga Đà Lạt

Nhà ga cổ nhất Đông Dương này nằm ở số 1 Quang Trung, đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Với kiến trúc đặc sắc cùng ba mái hình chóp độc đáo, đây là địa điểm luôn thu hút giới trẻ đến tham quan chụp ảnh. Dấu ấn thời gian in hằn trên đoàn tàu và cả nhà ga sẽ mang lại cho du khách những ấn tượng rất khó quên.

9. Rừng hoa Đà Lạt

Khu du lịch Rừng Hoa Đà Lạt ở 7A/1 đường Mai Anh Đào luôn chào đón du khách đến tham quan showroom “Hoa tươi mãi mãi”. Hoa ở đây được sấy khô theo công nghệ Nhật Bản nên có thể giữ nguyên dáng vẻ từ 3 đến 5 năm. Du khách sẽ vô cùng bất ngờ và thích thú khi được ngắm những tác phẩm nghệ thuật làm từ hoa rất sống động đẹp mắt nhờ bàn tay khéo léo của các nghệ nhân.

10. Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt

Một trong những công trình đẹp ở Đà Lạt. Ảnh: Linh Mai

Ngôi trường tọa lạc tại số 29 đường Yersin này đã được Hội Kiến trúc sư thế giới công nhận là một trong số 1.000 công trình xây dựng độc đáo của thế giới trong thế kỷ 20. Dãy giảng đường hình vòng cung phá cách cùng tháp chuông cao 54 m nổi bật giữa không gian xanh bao la thoáng đãng vừa là điểm nhấn của ngôi trường hơn 80 năm tuổi vừa là dấu ấn đậm nét trong lòng những ai có dịp đặt chân đến đây.

11. Nhà thờ Con Gà (Nhà thờ chánh tòa Đà Lạt)

Tọa lạc ở số 15 đường Trần Phú, nhà thờ Con Gà là nhà thờ lớn nhất Đà Lạt. Phần áp mái được trang trí 70 tấm kính màu càng tô đậm thêm dấu ấn kiến trúc châu Âu thời Trung Cổ của nơi này. Trên đỉnh tháp chuông có hình con gà lớn và leo lên tháp chuông ngắm toàn cảnh thành phố ngàn hoa từ trên cao chắc hẳn là kỷ niệm đặc biệt trong cuộc du ngoạn Đà Lạt của bạn.

12. Nhà thờ Domain De Marie (Nhà thờ Mai Anh)

Nhà thờ Domain De Marie nằm trên đường Ngô Quyền cách trung tâm khoảng 1 km về phía Tây Nam. Nét cổ kính trang nghiêm mang phong cách cổ điển châu Âu thế kỷ 17 cùng không khí trong lành đem lại nhiều cảm xúc dễ chịu cho du khách đến đây. Ngoài tham quan chụp hình, du khách tour Hà Nội Đà Nẵng còn có thể mua các mặt hàng đồ len được nhà thờ bán vì mục đích từ thiện.

Cảnh đẹp thác Tam Hợp


Thác Tam Hợp nằm phía sau khuôn viên chùa Di Đà, cách trung tâm thành phố Bảo Lộc 35km. Thời điểm đẹp nhấtđể du khách tour du lịch Đà Lạt ngắm thác là mùa mưa, khoảng cuối tháng 7.


Đến thác Tam Hợp vào mùa mưa tháng 7 của cao nguyên, có cảm giác như bước vào cõi thiên thai. Giữa không gian bao la, chỉ nghe tiếng thác đổ, tiếng lá cây xào xạc trong gió, màn sương bảng lảng che khuất tầm nhìn.
Đường đi xuống thác Tam Hợp.

Thác Tam Hợp nằm phía sau khuôn viên chùa Di Đà, hay còn gọi chùa Đang Đừng, thuộc buôn Đang Đừng, xã Đạ Tồn (Bảo Lộc, Lâm Đồng). Chùa Di Đà cách trung tâm thành phố Bảo Lộc 35km, du khách tour Phú Quốc 3 ngày 2 đêm đi theo hướng thác Đambri, rẽ phải vào Hoa viên Địa Tạng Vương, chùa cách đó khoảng 5km đường đất đỏ.

Khu rừng nguyên sinh rợp bóng cổ thụ.

Thảm cỏ xanh men theo dòng suối.

Thác mang tên Tam Hợp là vì có 3 dòng nước lớn đổ xuống từ độ cao 70m. Dạo chơi thác vào mùa mưa và lúc sáng sớm sương chưa tan mới cảm giác hết được sự huyền diệu của thiên nhiên. Sau cơn mưa suốt đêm, đường đi xuống thác buổi sáng vô cùng hiểm trở, chỉ một đoạn ngắn bậc thang lát đá. Sau đó, băng qua khu rừng nguyên sinh rậm rạp bóng cây cổ thụ, rễ cây chằng chịt dọc lối đi. Có đoạn đường mòn đất đỏ trơn trượt, dốc thoai thoải, phải bám vào nhánh cây mà trườn người xuống. Có đoạn thảm cỏ xanh mướt, men theo một dòng suối. Tưởng chừng chỉ cần bất cẩn trượt chân là có thể ngã xuống suối.


Thác Tam Hợp nhìn từ trên cao.

Cách xa hàng trăm mét đã nghe thấy tiếng thác đổ ầm ầm, càng đến gần tiếng thác càng vọng lớn, bao trùm cả không gian núi rừng. Khung cảnh thật hùng vĩ, dòng nước lớn từ trên thượng nguồn đổ về tuôn chảy không ngừng, va vào những tảng đá chắn ngang đường, tung bọt trắng xoá. Cảm giác thót tim khi đi qua hai chiếc cầu gỗ mỏng manh, bên dưới là dòng nước cuồn cuộn chảy xiết, tia nước bắn lên chạm vào da thịt mát rượt. Tiếng lá cây xào xạc trong gió, tiếng thác rì rầm, sương sớm bảng lảng tạo thành lớp màn trắng huyền ảo.


Cảm giác thót tim khi đi qua hai chiếc cầu gỗ mỏng manh.



Mùa mưa, nước cuồn cuộn chảy xiết.

Xin phép sư thầy trụ trì nghỉ qua đêm tại chùa, du khách tour Hà Nội Đà Nẵng sẽ có thêm thời gian tận hưởng không khí yên tĩnh nơi đây. Chùa Di Đà có quần thể kiến trúc độc đáo, kết hợp hài hòa phong cách kiến trúc Phật Giáo, Châu Mạ và kiến trúc Việt. Trong khuôn viên chùa là những nếp nhà sàn bằng gỗ của người dân tộc, nóc mái chạm khắc phù điêu hoa văn, bên trong là những tượng Phật trang nghiêm.

Men say rượu cần Lạc Dương


Đến với bản của người Lạch ở xã Lát, thị trấn Lạc Dương, Lâm Đồng, nếu được nếm rượu cần, nhấm nháp miếng thịt hun khói thơm ngon, du khách tour du lịch Đà Lạt sẽ không bao giờ quên.

Xã Lát nằm ngay dưới chân núi Lang Biang, có đồng bào người Lạch sinh sống. Đời sống của đồng bào nơi đây tương đối khá giả nhưng vẫn giữ lưu giữ được những nét văn hóa đặc sắc, như nhà dài đã có hơn 100 tuổi làm bằng gỗ. Trong buôn Bon Dong I, những ngôi nhà sàn còn lại khá nhiều với những nét kiến trúc đậm nét cổ truyền.

Chúng tôi ghé thăm nhà chị Blui Cil trong ngôi nhà sàn nguyên sơ vào đúng giờ cơm trưa. Ấn tượng đầu tiên là dọc khắp bức tường gỗ ngay lối vào là hàng chục những vò rượu cần xếp ngay ngắn, vừa để người nhà dùng, vừa bán cho du khách.
Những hũ rượu cần đã được ủ men.

Rượu cần là đồ uống quen thuộc của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, nhưng mỗi nơi có hương vị khác nhau, tùy vào cách lên men, ủ rượu. 3 nguyên liệu chính để làm rượu gồm men gạo, cơm và trấu. Men gạo là thứ tạo nên hương vị đặc trưng cho mỗi loại. Loại men này được làm từ gạo được giã thành bột, sau đó trộn với nước, nắm lại rồi đem phơi khô. Sau thời gian 1-2 tuần, khi đã lên men, sản phẩm giã lần 2 rồi mang trộn với cơm trước khi ủ thành rượu.

Quá trình ủ rượu trong những bình bằng sứ bao giờ cũng được bắt đầu bằng một lớp trấu được lót bên dưới, sau đó đến lớp cơm đã được trộn men rượu, cuối cùng là một lớp trấu phủ lên trên. Loại cơm dùng để ủ rượu này có thể nấu với rất nhiều nguyên liệu: gạo tẻ, gạo lứt, nếp than, bắp, bo bo…

Chiel cho du khách du lich Phu Quoc gia re biết rượu của gia đình anh làm thường có nồng độ cồn trên dưới 2 độ, nhẹ hơn bia. Chính điều này khiến rượu cần mới uống tưởng chừng rất nhẹ nhưng càng uống càng thấm, và say lúc nào không hay. Với một bình ủ có dung tích khoảng 5 lít, vừa uống vừa tiếp nước chừng 3-4 lượt, tổng cộng cho khoảng 20 lít rượu, có thể uống từ sáng đến chiều khi men đã nhạt.

Quây quần trong ngôi nhà sàn của chị Blui, chúng tôi còn được thưởng thức món thịt hun khói nướng trong gian bếp. Những miếng thịt nạc, thớ dày nhưng không quá cứng. Thông thường, thịt được treo trên bếp nấu của người Lạch chừng vài ngày, có màu vàng óng. Trước khi treo, thịt được ướp với một chút muối để tạo nên vị đậm đà.

Thịt hun khói được nướng trên than hồng tỏa mùi thơm nghi ngút. Chấm với chút muối tiêu dầm cùng một loại lá của người Lạch thịt có vị ngọt, bùi, vừa dai lại vừa mềm.
Thịt hun khói ăn đến đâu sẽ nướng đến đó ngay trên than hồng.

Đối với người Lạch, tục uống rượu cần cũng có quy luật riêng. Chị Blui chia sẻ, thường những vị khách quý sẽ được chủ nhà mời cắm cần rượu, xoay đủ 3 vòng rồi đưa cho chủ nhà thưởng rượu đầu tiên. Phong tục này vừa cho thấy tấm lòng hiếu khách, vừa thể hiện sự tôn trọng của khách đối với chủ nhà.

Chủ nhà uống lượt đầu tiên xong sẽ xoay vòng đến mọi người. Rượu vừa uống vừa được châm thêm nước, sao cho vừa đầy lên miệng bình. Đến khi cạn, men rượu đã nhạt, bình rượu vẫn tràn đầy như tấm lòng của chủ dành cho khách, sự trân trọng mà khách tour Phú Quốc 3 ngày 2 đêm đáp lại với chủ nhà.
Theo phong tục của người Lạch, khách quý sẽ là người cắm cần rượu, xoay 3 vòng sau đó trao lại cho chủ nhà.

Nhiều bữa rượu cần kéo dài từ sáng đến tối. Vào dịp Tết hay có đám, có khi rượu được uống từ ngày này qua ngày khác, đến khi tàn tiệc. Rượu cần thể hiện tấm lòng hiếu khách của người Lạch, vì thế, đã uống rượu phải uống trọn cho say.

Ngủ đêm trên rừng thông Đà Lạt


Leo núi Bidoup, du khách tour du lịch Đà Lạt không chỉ được dạo bước giữa rừng thông nguyên sinh bạt ngàn với đủ hoa thơm cỏ lạ mà còn được ngủ giữa tiếng thông reo.

Tôi yêu Đà Lạt vì yêu cái lạnh dịu dàng và những đồi thông thơ mộng. Tôi thích được dạo bước giữa một cánh rừng chỉ toàn thông với thông; được giẫm lên những chiếc lá kim mượt mà, êm ái; được nghe tiếng thông reo vi vút cùng gió; được nhìn bầu trời xanh qua những chiếc lá mảnh mai để rồi bất chợt ngân nga:

… Bầy nai ngơ ngác
Lá vàng rơi đầy miên man
Trên bờ cỏ rộng thênh thang
Nghe mùa thu đi ngỡ ngàng… (Hoài thu – Văn Trí)

Bao nhiêu lần du lịch Đà Lạt, bao nhiêu lần thơ thẩn dưới những gốc thông già nhưng những đồi thông quanh phố thị càng ngày càng mất đi vẻ hoang sơ. Rồi một ngày thu tháng 10, một người bạn rủ: Leo Bidoup đi, bạn không chỉ được dạo bước giữa rừng thông nguyên sinh mà còn được ngủ giữa tiếng thông reo.
Đỉnh núi Bidoup, cao 2.287m, cao nhất cao nguyên Lâm Viên

Cách Đà Lạt khoảng 50 km, núi Bidoup thuộc Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà (huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) được mệnh danh là nóc nhà của tỉnh Lâm Đồng với độ cao 2.287m.

7 giờ sáng, chúng tôi xuất phát từ TP Đà Lạt, chạy theo đường DT 723 nối Đà Lạt với tỉnh Khánh Hòa. Khi đến thôn Long Lanh, xã Đa Chais, huyện Lạc Dương thì gởi xe bắt đầu leo núi.
Tuyến leo núi Bidoup dài 17 km đi bộ và 10 km đi xe máy

Tôi chờ đợi thấy một rừng thông lộng gió khi bắt đầu chinh phục Bidoup như lời người bạn rủ rê nhưng chẳng thấy đâu mà chỉ thấy những con dốc dựng đứng leo đến bở hơi tai. Tuy vậy, dù không có thông nhưng leo trèo bên dưới cánh rừng già mát lạnh quả không có gì thú bằng.

Trên đường đi, du khách du lich Phu Quoc gia re thỉnh thoảng bắt gặp những đóa lan rừng trắng muốt vắt vẻo trên những cành cây rêu phong hay băng qua một đám cỏ lau bạt ngàn đẹp mê hồn. Đặc biệt, đường lên đỉnh Biduop còn đi qua một cây pơ mu khổng lồ có tuổi đời lên đến hơn 1.300 năm.
Rừng cỏ lau trên đường lên đỉnh Bidoup

Đóa lan trắng muốt trong rừng nguyên sinh

Những gốc cổ thụ rêu phong trên đường đi

Nhiều đoạn dốc đứng phải đu dây

Sau nhiều giờ đồng hồ leo trèo mệt nhoài chúng tôi cũng chinh phục được độ cao 2.278 m. Không như nhiều đỉnh núi khác, đỉnh Bidoup chỉ là một khoảng đất bằng, bên trên là tán rừng dày đặc nên không có tầm nhìn thông thoáng.

Người dẫn đường cho chúng tôi, anh K’Vâng, cán bộ Trung tâm Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường, thuộc Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, cho biết ban quản lý vườn đã có kế hoạch xây dựng một đài vọng cảnh ở đây để du khách khi chinh phục đỉnh có thể leo lên phóng tầm mắt nhìn toàn bộ cao nguyên Lâm Viên hùng vĩ.
Tầm nhìn trên đỉnh Bidoup không được thông thoáng như nhiều đỉnh núi khác

Từ đỉnh núi, chúng tôi không trở lại đường cũ mà xuống núi theo một con đường khác để đến độ cao 2.000 hạ trại. Thêm khoảng nửa giờ len lỏi dưới tán rừng rậm rạp, chúng tôi bỗng chốc vỡ òa khi trước mắt mình hiện ra một rừng thông bạt ngàn.

Bấy giờ khoảng 4 giờ chiều, mặt trời đã khuất sau núi, sương lạnh đã vờn quanh những gốc thông già. Rừng chiều lặng gió, bếp lửa do các nhân viên của trung tâm du lịch nhóm lên để chuẩn bị bữa cơm chiều tỏa khói mơ màng.
Chuẩn bị cơm chiều giữa rừng
Thực phẩm cho bữa cơm chiều

Khi trời sập tối, chúng tôi quây quần bên bếp lửa ăn tối với cháo gà, gà nướng và mấy thứ rau rừng anh K’Vâng hái trên đường đi. Gió bắt đầu nổi lên từng cơn lạnh buốt và thông bắt đầu reo, lúc véo von như hát, lúc ầm ào như thác đổ hoặc có lúc dịu dàng như tiếng một cơn mưa lao xao. Do cả ngày leo trèo cộng với trời lạnh nên mới 7 giờ tối, chúng tôi ai nấy díu hết cả mắt. Tôi chui vào lều, kéo túi ngủ lên tậm cằm, nhủ rằng sẽ cố thức để nghe cho thật đầy, thật thỏa tiếng thông reo nhưng thiếp đi lúc nào chẳng biết.

Trong giấc ngủ sâu, du khách tour Phú Quốc 3 ngày 2 đêm vẫn nghe tiếng gió đuổi lá thông làm ồn ào cả một khu rừng rộng lớn, tiếng những con chim ăn đêm thi thoảng lên rít lên một hồi thê thiết. Bất chợt, tôi thấy mặt mình sáng bừng. Mở mắt ra, trong cơn mơ màng, tôi như chết lặng cả người khi nhìn ra ngoài lều, ánh trăng đang chan hòa khắp nơi.

Tôi đã từng ngắm trăng nhiều lần trên biển, trên sông, trên cánh đồng mênh mông lúa nhưng ngắm trăng từ trên núi và dưới một rừng thông thì đây là lần đầu tiên trong đời. Hôm đó là trăng 17 nên mọc hơi muộn và không được tròn nhưng cũng đủ làm khu rừng bừng sáng.

Do là rừng lá kim nên dù dày đặc đến mức nào những tán lá thông vẫn không đủ để ngăn cản ánh trăng chảy tràn khắp nơi. Trăng làm lấp ánh những sợi lá mỏng manh đang vi vút trong gió, trăng soi tỏ những sườn đồi xanh mướt ướt đẫm sương.

Trời lạnh quá, trăng đẹp quá còn tiếng gió thì như tiếng nhạc rừng chứa bùa mê lại kéo tôi chìm sâu vào giấc ngủ…

Sáng rừng

6 giờ sáng, tiếng của lũ chim đánh thức chúng tôi dậy chuẩn bị ăn sáng rồi nhổ trại xuống núi. Rừng thông trong đêm huyền hoặc, bí ẩn bao nhiêu thì buổi sáng lại càng tươi tắn, trong trẻo bấy nhiêu, nắng chiếu xiên qua những gốc thông làm cả khu rừng như chuyển động. Để xuống núi, chúng tôi phải đi bộ 5 km rồi vượt sông Đạ Nhim bằng bè và chạy thêm vài km đường rừng nữa để ra đường DT 723.

5 km đi bộ dưới rừng thông là trải nghiệm tuyệt vời trên tuyến đường chinh phục Bidoup
Những chú bò ngơ ngác giữa rừng thông

5 km đường xuống núi đã làm tôi thỏa lòng mơ ước bấy lâu. Đó là một lối mòn thơ mộng bên dưới cánh rừng thông già ngút ngàn với những vạt lá vàng say mơ, những bờ cỏ rộng thênh thang và có tôi thay cho một chú nai vàng ngơ ngác, muốn đi, đi mãi chẳng muốn về.

Những ngôi chùa độc đáo của Đà Lạt


Thời điểm đầu xuân là thời điểm thích hợp để bạn và gia đình thực hiện tour du lịch Đà Lạt vừa để hành hương, vừa có thể ngắm cảnh sắc thiên nhiên, vừa tĩnh tâm cầu khấn những điều tốt đẹp, bình an.

Du lịch Đà Lạt du khách có thể đến chùa Linh Ẩn để thưởng lãm cảnh sắc thơ mộng, chùa Linh Phước để tham quan ngôi chùa có kiến trúc độc đáo hay thăm Thiền viện Trúc Lâm để đắm mình trong không khí thanh tịnh nơi chốn thiền môn.

CHÙA LINH ẨN

Linh Ẩn là một trong những ngôi chùa đẹp nhất ở ngoại thành Đà Lạt, cách trung tâm thành phố 30 km nên luôn là điểm đến lý tưởng của nhiều du khách khi lựa chọn đến du lịch Đà Lạt. Đặc biệt khách phương Tây thích đến đây khám phá những sắc màu huyền bí phương Đông.

Để đến với Linh Ẩn, du khách phải vượt qua nhiều con dốc quanh co với những đồi thông nhấp nhô. Sau đó qua bản làng người Nùng rồi đến những vườn trà, vườn cà phê bạt ngàn sắc xanh. Ngôi chùa nằm ẩn mình bình yên giữa núi đồi, trước mặt là Thác Voi ào ào tuôn chảy quanh năm, sau lưng là những đồi thông xanh ngút ngàn.

Linh Ẩn tự nơi chiêm bái, khám phá của nhiều phật tử và du khách thập phương khi đến du lịch Đà Lạt. Ảnh: Dulichhanhhuong.

Đến chùa Linh Ẩn vào những ngày đầu năm, du khách sẽ thấy hàng nghìn Phật tử tấp nập đến dâng hương với lòng thành kính, thanh tịnh. Ngoài bái Phật, du khách còn được thưởng lãm ngọn Thác Voi uy nghi, hùng vĩ ngày đêm tuôn chảy tạo nên những khói trắng mờ ảo làm cho ngôi chùa thêm nét linh thiêng.

CHÙA LINH PHƯỚC

Tọa lạc tại 120 Tự Phước, cách trung tâm Đà Lạt 8 km về phía Đông – Nam, chùa Linh Phước với nét kiến trúc khảm sành đặc sắc mang đậm bản sắc Á Đông, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm bái, lễ Phật.

Bước vào sân chùa du khách sẽ bắt gặp đài Quan Thế Âm tọa lạc ngay tại sân trước, với vẻ mặt phúc hậu, từ bi. Ấn tượng tiếp theo là công trình Long Hoa viên độc đáo với hình dáng con rồng uốn lượn dài 49 m, rộng 1,3 m. Vẩy rồng được làm từ mảnh vỡ của 12.000 vỏ chai, bụng rồng là một đường hầm nhỏ có thể đi lại, ở dưới là những hòn giả sơn và hồ cá bơi lội tung tăng làm cho ngôi chùa trở nên thơ mộng và thân thiện.

Chùa Linh Phước hay còn gọi là chùa Ve Chai – điểm đến không thể bỏ qua khi đến du lịch Đà Lạt. Nơi hình tượng rồng được khắc họa bởi 12.000 vỏ chai. Ảnh: Panoramio.

Đến chùa Linh Phước, du khách tour Phú Quốc 3 ngày 2 đêm còn được thưởng ngoạn những công trình kiến trúc được xây dựng công phu, tỉ mỉ như Chánh điện dài 33 m, rộng 22 m bên trên có Tiền đàn bảo tháp cao 27 m, được chạm trổ hình rồng trông đẹp mắt, sống động với nhiều họa tiết chìm nổi. Nội điện bức tượng Đức Phật Thích Ca cao 4,9 m được dát vàng, xung quanh là những bức phù điêu khảm các mảnh sành miêu tả về cuộc đời của Đức Phật.

CHÙA LINH SƠN

Được xây dựng vào những năm 1938, đây là một trong những ngôi chùa cổ kính nhất Đà Lạt, tọa lạc tại 120 Nguyễn Văn Trỗi, có quy mô và kiến trúc khá khiêm tốn và giản dị. Đối với thế hệ đi trước họ tìm đến Linh Sơn qua những ca từ “Thương về miền đất lạnh” của nhạc sĩ Minh Kỳ qua tiếng chuông chiều, đồi thông thơ mộng.

Chỉ bước qua một con dốc là đến chùa Linh Sơn thong dong thoát tục. Ảnh: Nguyentran

Kiến trúc chùa mang đậm phong cách Á Đông, đường nét giản dị hài hòa, mang dáng dấp đặc trưng của đình chùa Việt Nam. Nằm trêm một triền đồi thấp trong lòng thành phố, chùa Linh Sơn như một cõi riêng, nơi chỉ nghe tiếng thông reo và tiếng chuông mõ đều đều vọng lại vào mỗi ban chiều. Theo con đường dốc bước qua cổng chùa du khách cảm nhận rõ sự khác biệt, dưới kia là những chiếc xe máy ồn ào khói bụi, trên đây là những hàng thông vẫy gọi cùng vài chú ngựa thong dong gặm cỏ trong bình yên.

THIỀN VIỆN TRÚC LÂM

Là một trong những địa chỉ tham quan được nhiều du khách lựa chọn khi đến du lịch Đà Lạt, cùng với Trúc Lâm Yên Tử – Quảng Ninh, Trúc Lâm Tây Thiên – Vĩnh Phúc, Thiền viện Trúc Lâm – Đà Lạt là một trong ba Thiền viện lớn nhất nước ta theo phái Trúc Lâm. Cách trung tâm thành phố 5 km, Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt nằm trên núi Phụng Hoàng, giữa ngàn thông xanh ngắt, bên cạnh hồ Tuyền Lâm. Với vị trí đẹp mắt, đây không chỉ là nơi chiêm bái mà còn là điểm tham quan của nhiều du khách trong và ngoài nước.
Thiền viện Trúc Lâm, nơi giao hòa độc đáo giữa cảnh sắc thiên nhiên và chốn phật pháp. Ảnh: Lienbangtravel.

Đến đây du khách như đắm chìm trong không gian thanh tịnh chốn Thiền môn, rũ bỏ những tất bật đời thường, những ồn ào nơi phố thị xô bồ để tìm lại bản ngã tâm hồn trong chốn Phật pháp, từ bi.

THIỀN VIỆN VẠN HẠNH

Tọa lạc trên một ngọn đồi nhỏ ở đường Phù Đổng Thiên Vương, thành phố Đà Lạt, đây là một trong hai Thiền Viện lớn nhất tỉnh Lâm Đồng. Hơn 60 năm qua, Thiền Viện là nơi lui tới của nhiều du khách du lich Cua Lo và Phật tử khi đến du lịch Đà Lạt.
Thiền viện Vạn Hạnh, nơi có bức tượng phật cao nhất Việt Nam. Ảnh: Panoramio.

Điểm đặc biệt của Thiền viện là bức tượng Phật Thích Ca cao 24 m, rộng 20 m tay phải cầm cánh hoa sen, được đánh giá là một trong những tượng phật lớn nhất Việt Nam. Thiền viện Vạn Hạnh không chỉ là nơi tôn nghiêm dành cho tăng ni, Phật tử, khách thập phương đến hành hương, chiêm bái mà được xem là những công trình văn hóa độc đáo thể hiện nét kiến trúc đặc thù của Phật giáo.