Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016

Công an Hà Nội mật phục bắt "cò mồi"

Đó là khẳng định của lãnh đạo Bộ Công an và Công an TP Hà Nội sau 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán vừa qua.

Theo đó, trên địa bàn TP Hà Nội không để xảy ra các vụ trọng án nghiêm trọng. Đối với các vụ việc phát sinh khác, lực lượng công an đã kịp thời xử lý góp phần đảm bảo bình yên cho người dân vui chơi, đón Tết.

Hà Nội không để xảy ra trọng án

Theo báo cáo của Công an TP Hà Nội, trong đợt nghỉ Tết, đã phát hiện 65 vụ phạm pháp hình sự, trong đó, trộm cắp phát hiện 39 vụ; 14 vụ cố ý gây thương tích… Lực lượng chức năng đã khám phá 46 vụ, với 50 đối tượng phạm pháp hình sự. Trung đoàn cảnh sát cơ động (PK 20) làm tốt công tác phòng chống đua xe trái phép; tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm soát đấu tranh các loại hình tội phạm. Các Tổ công tác 141 tăng cường lập chốt làm nhiệm vụ tại các điểm phức tạp về an ninh trật tự, tệ nạn xã hội.

Với phương châm chủ động phòng ngừa, trấn áp các loại tội phạm phát sinh trong dịp Tết, không để xảy ra nạn cờ bạc tại điểm công cộng, công an các quận, huyện, thị xã đẩy mạnh công tác phối hợp, xử lý các vi phạm nhằm đảm bảo trật tự, ATGT, trật tự đô thị trên địa bàn. Qua đó, phát hiện và bắt giữ một số đối tượng ăn cắp tài sản nơi tâm linh. Tại phủ Tây Hồ, đền Trấn Quốc (Tây Hồ) lực lượng công an liên tiếp bắt giữ 4 đối tượng có hành vi trộm cắp tài sản trong ngày mùng 3, mùng 4 Tết Bính Thân. Các đối tượng này lợi dụng đông người có hành vi trộm cắp tiền công đức và móc túi người dân đi lễ đầu năm. Do làm tốt công tác tuyên truyền và cương quyết đấu tranh phòng ngừa, tệ nạn này thuyên giảm rõ rệt trong những ngày đầu năm mới.

Đặc biệt, Công an TP Hà Nội ngay từ trước Lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) đã ra quân dẹp nạn “cò mồi”, chèo kéo khách thập phương đi lễ du lịch chùa Hương sử dụng dịch vụ. Theo đó, các lực lượng gồm cảnh sát hình sự, CSGT và công an một số quận, huyện liên quan đã tổ chức mật phục trên nhiều tuyến đường dẫn đến chùa Hương như đường Pháp Vân - Cầu Giẽ, QL6, đường 21B và các tuyến đường liên thôn, xã, huyện của các quận, huyện Mỹ Đức, Ứng Hòa, Thanh Oai, Thanh Xuân, Hà Đông... nhằm phát hiện những đối tượng có hành vi “cò mồi” khách đi đò và chèo kéo khách du lịch chùa Hương gây mất trật tự công cộng. Lực lượng công an đã phát hiện và xử phạt hành chính gần 20 đối tượng có hành vi nêu trên. lực lượng chức năng tạm giữ các phương tiện, tờ rơi quảng cáo của các đối tượng với ý định cung cấp cho du khách thập phương đi lễ chùa Hương. Ngoài ra cơ quan công an tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương có đối tượng vi phạm để quản lý, giáo dục chặt chẽ, kiên quyết không để “cò mồi” tái phạm. Thời gian tới, lực lượng công an sẽ tiếp tục tổ chức tuần tra, mật phục, xử lý ‘cò mồi’ chùa Hương từ nay đến hết thời gian diễn ra lễ hội.

Tiếp tục ra quân trấn áp các loại tội phạm

Tại cuộc họp giao ban trực tuyến kết quả công tác lực lượng công an dịp trước và trong Tết vào ngày 15/2, lãnh đạo Bộ Công an đã khẳng định: Tình hình ANTT trước và trong những ngày Tết của cả nước được đảm bảo tốt; an ninh tại các địa bàn trọng điểm và các TP lớn được bảo đảm; bảo vệ tuyệt đối an toàn hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước thăm, chúc Tết; các mục tiêu trọng điểm, các điểm bắn pháo hoa, nơi vui chơi công cộng; các hoạt động vui Xuân, đón Tết của Nhân dân được đảm bảo an ninh, an toàn.

An ninh trong các lễ hội đầu năm có dấu hiệu tích cực

Hà Nội lại bước vào mùa lễ hội và vấn đề về tổ chức lễ hội, văn minh nơi thờ tự tiếp tục nhận được sự quan tâm của nhiều người.


Điểm trông giữ xe miễn phí tại Phủ Tây Hồ của đoàn viên thanh niên và Công an quận Tây Hồ. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN.

Ghi nhận tại các điểm di tích, các lễ hội trên địa bàn thành phố cho thấy, sau những quyết liệt của ngành văn hóa, sự vào cuộc của chính quyền các địa phương, mặc dù vẫn còn nhiều điểm cần khắc phục nhưng cơ bản văn minh nơi thờ tự ở Thủ đô đang dần chuyển biến.

Bớt lộn xộn tại khu nội tự

Phủ Tây Hồ những ngày đầu năm luôn chật kín khách đến tham quan, chiêm bái. Theo những người quản lý Phủ Tây Hồ, trung bình mỗi ngày điểm tâm linh này đón khoảng 1 vạn lượt khách thập phương. Từ cổng vào đến sân Phủ, đặc biệt tại khu nội tự, người người chen chúc khấn lễ. Trên ban thờ, ban đặt lễ chồng chất các khay lễ với đủ mọi loại hương hoa quả phẩm. Tuy vậy, điều ghi nhận tại Phủ Tây Hồ là khu nội tự không thắp hương tràn lan, chỉ duy nhất hương vòng bởi trước cửa Phủ có bảng hướng dẫn và khi khách thắp hương cũng được người của Ban quản lý đến nhắc nhở. Đa phần khách đến dâng lễ đều là lễ chay, không có lễ mặn.

Tại các chùa Vạn Niên, Tảo Sách, Kim Liên (quận Tây Hồ) cũng làm tốt công tác hướng dẫn người dân đặt tiền giọt dầu vào đúng hòm công đức. Tại các ban thờ, nhà chùa đều đặt hòm két làm hòm công đức để người dân bỏ tiền lễ, hầu như không còn tình trạng đặt tiền lễ trên ban thờ. Các mâm lễ không đặt tràn lan và nhiều người chỉ tới đặt tiền giọt dầu để cầu khấn. Mặc dù những ngày đầu năm, các ngôi chùa này đều đông khách đến dâng hương nhưng vẫn có thể cảm nhận được sự thanh tịnh, bình yên nơi cửa Phật.

Tương tự như vậy, tại Tổ đình Phúc Khánh (quận Đống Đa), đền thờ Nguyên Phi Ỷ Lan (huyện Gia Lâm) cơ bản đã làm tốt công tác hướng dẫn người dân hành lễ tại khu nội tự. Người dân không thắp hương, không quá nhiều vàng mã và không đặt lễ tràn lan tại các ban thờ.

Tuy nhiên, tại một số điểm thờ tự, tình trạng đặt tiền lễ, tiền giọt dầu vẫn còn tràn lan. Điển hình như Phủ Tây Hồ, tiền giọt dầu còn để trên các mâm lễ, các ban thờ, chân tượng và bất cứ nơi nào có thể. Mặt khác, người dân đến lễ tại Phủ Tây Hồ còn đặt nhiều vàng mã, chưa phù hợp với văn minh nơi thờ tự. Ngay cả tại đền Sóc Sơn (huyện Sóc Sơn), tình trạng đặt tiền lẻ tràn lan tại các ban thờ, tạo hình ảnh không đẹp mắt. Hơn nữa, nhiều người đi lễ đền, chùa còn mặc trang phục không phù hợp, không đúng với thuần phong mỹ tục của người Việt.

Đảm bảo an ninh, trật tự

Năm nay, công tác đảm bảo an ninh, trật tự tại các lễ hội, các điểm thờ tự trên địa bàn Hà Nội được các địa phương đặc biệt coi trọng nhằm đảm bảo an toàn cho du khách du lịch chùa Hương và sự lành mạnh cho môi trường các điểm tâm linh.

Chuyển biến rõ rệt nhất là Hội Gióng Đền Sóc Sơn bởi năm nay huyện Sóc Sơn huy động 300 chiến sĩ công an tham gia bảo vệ lễ hội, hướng dẫn khách tham quan. Do đó, trong phong tục cướp lộc hoa tre và trầu cau không còn xảy ra tình trạng bạo lực như các năm trước. Ông Đoàn Văn Sinh, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện Sóc Sơn cho biết: Mùa lễ hội 2016, huyện huy động lực lượng thanh niên tình nguyện tham gia hướng dẫn khách dâng lễ không thắp hương tràn lan, giúp khách đặt lễ, giữ gìn vệ sinh tại các đền trong khu vực diễn ra lễ hội. Ngoài ra, huyện Sóc Sơn còn tổ chức lại các hoạt động dịch vụ như trông giữ xe, sắp xếp hàng quán dịch vụ và tuyệt đối không để tái diễn tình trạng đổi tiền lẻ tại lễ hội. Các dãy hàng bán đồ lễ, đồ lưu niệm, hàng ăn, trông giữ xe đều được bố trí cách xa khu vực lễ hội để đảm bảo an ninh, trật tự.

Mùa lễ hội này, Phủ Tây Hồ cũng được đánh giá có chuyển biến tích cực khi phường Quảng An và quận Tây Hồ chú trọng đến công tác tổ chức, giữ gìn an ninh, trật tự. Tại đây, hệ thống hàng quán, dịch vụ xung quanh di tích, lễ hội được sắp xếp lại. Năm nay, quận Tây Hồ bố trí điểm trông giữ xe miễn phí rộng 1,7 ha cho khách đi lễ, nhận được sự đồng tình của hầu hết người dân. Tình trạng sư giả, ăn xin, ăn mày, đổi tiền lẻ trước đây khá phổ biến ở Phủ Tây Hồ đến nay đã cơ bản được khắc phục. Nhiều đối tượng trộm cắp, móc túi đã được lực lượng chức năng quận Tây Hồ phát hiện, xử lý.

Để đảm bảo mùa lễ hội năm 2016 diễn ra văn minh, đúng thuần phong mỹ tục, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đề nghị các địa phương thực hiện tốt công tác tổ chức lễ hội; đồng thời thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, khắc phục những vi phạm. Ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội khẳng định, ngành văn hóa luôn coi trọng công tác quản lý di tích, tổ chức lễ hội, phối hợp với chính quyền các địa phương triển khai các biện pháp hợp lý để đưa hoạt động lễ hội đi vào nền nếp. Từ đó, vừa để bảo tồn, vừa phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, gắn với phát triển du lịch, thu hút ngày càng nhiều hơn du khách đến với các di tích, lễ hội.

Thứ Năm, 18 tháng 2, 2016

Hội Lim sẽ không còn hiện tượng ngửa nón xin tiền

Năm nay, Ban tổ chức Lễ hội vùng Lim nghiêm cấm tất cả các hình thức hát quan họ “ngả nón, mời trầu nhận tiền” vì địa phương đã có kinh phí hỗ trợ.

Theo tin tức từ báo Dân trí, Hội Lim năm nay sẽ diễn ra trong 2 ngày, mồng 19 và 20/2 (tức ngày 12 và 13 tháng Giêng năm Ất Mùi) tại 3 xã thuộc tổng Nội Duệ xưa gồm là thị trấn Lim, xã Nội Duệ và xã Liên Bão, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

Bà Nguyễn Thị Hào Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (Trưởng ban tổ chức lễ hội Lim 2016) cho biết: Năm nay, Ban tổ chức Lễ hội vùng Lim nghiêm cấm tất cả các hình thức hát quan họ “ngả nón, mời trầu nhận tiền thướng” vì địa phương đã có kinh phí hỗ trợ, và trước đó cũng đã có chỉ đạo nghiêm cấm, thay vào đó là các hòm (tạm gọi là hòm bảo tồn di sản văn hóa quan họ). Tại các lán trại chỉ được phép hát giao lưu quan họ, khuyến khích dùng nhạc cụ dân tộc, nghiêm cấm hát nhảy đồng, sử dụng âm thanh loa máy có công suất lớn; không để các trường hợp đổi tiền lẻ, ăn mày, ăn xin trong hội gây ảnh hưởng du khách du lịch chùa Hương.


Hội Lim sẵn sàng cho ngày khai hội. Ảnh: Dân Trí

Theo BTC lễ hội, để đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn không gây cản trở, ùn tắc giao thông trên tuyến Tỉnh lộ 295B và các tuyến đường khác trong khu vực diễn ra Lễ hội Lim từ ngày 19 – 20/2/2016 (tức 12 và 13 tháng Giêng), tại công văn số 304/UBND-XDCB, Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt phương án phân luồng giao thông phục vụ Hội Lim năm 2016. Ngoài ra, UBND huyện Tiên Du đã lên kế hoạch chi tiết, nhằm đảm bảo an ninh trật tự, giảm thiểu các tệ nạn xã hội, ăn xin, ăn mày tại khu vực lễ hội...

Tất cả các trò chơi điện tử, xiếc, mô tô bay, quảng cáo và các trò chơi khác dùng loa nén, sử dụng âm thanh loa máy có công suất cao... cũng sẽ bị nghiêm cấm để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến không gian lễ hội.

Để sẵn sàng chào đón hàng nghìn du khách tới Hội Lim an toàn, lành mạnh ban tổ chức lễ hội đã và đang gấp rút chuẩn bị mọi điều kiện phục vụ người dân tới trảy hội, VOV đưa tin .

Du khách thiếu ý thức khiến nhiều lễ hội trở nên nhếch nhác

Nhiều ngày nay, lượng du khách đổ về thăm viếng, vãn cảnh tại chùa Hương Tích (Hà Tĩnh) và Đền Cờn (Nghệ An) rất đông gây nên cảnh bát nháo, lộn xộn, nhếch nhác trước chốn linh thiêng.

Từ những hành vi phản cảm…

Theo ghi nhận của PV Pháp Luật Plus, mấy ngày nay, hàng ngàn lượt người đến vãn cảnh, thắp hương tại Đền Cờn (phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An).

Tình trạng xả tiền lẻ, xả rác, xông khói linh vật tại đền này diễn ra rất phản cảm.

Cụ thể, nhiều du khách du lịch chùa Hương đã dán tiền vào tượng, miệng, lưng linh vật, thậm chí nhét vào chân của hương án, góc đền rất mất mỹ quan.


Khách thập phương vô tư xả rác bừa bãi ngay tại sân đền Cờn (Nghệ An).


Nhồi nhét tiền vào tay các bức tượng.


Du khách chen chúc nhau khấn vái trong chính điện.

Theo ghi nhận của chúng tôi, dù Ban quản lý Đền Cờn đã cố gắng khắc phục, hạn chế những hình ảnh không đẹp như trên nhưng xem ra sự nỗ lực chưa có kết quả, thậm chí bất lực trước lượng du khách đến vãn cảnh tại đây ngày một đông, gây tình trạng quá tải.

Những năm trở lại đây, để đề phòng cháy nổ cũng như tính mỹ quan, Ban quản lý di tích Đền Cờn đã có quy định thắp hương tại một số nơi.

Tuy nhiên một số người dân vẫn “vô tư” đốt, cắm hương khắp nơi từ ngoài cho tới các ngóc ngách của đền. Một số tượng linh vật như voi, hổ, bị một số người dùng lửa đốt, xông khói đến đen kịt, bong tróc.


Chen nhau sờ lên đầu các tượng linh vật.

Bên cạnh việc xả tiền lẻ, cắm hương không đúng quy định, một số du khách còn xả rác khắp mọi nơi.

Rác xuất hiện chất đống dưới chân cầu Đền Cờn cho đến khuôn viên, đặc biệt dưới chân hương án trước cửa đền chính.

Hình ảnh vô tư xả rồi dẫm đạp lên rác để cầu khấn may mắn của một số người dân địa phương khiến nhiều khách du lịch Tây lắc đầu ngán ngẫm.

Do lượng khách quá đông, hàng quán bố trí chưa hợp lí nên lâu lâu vẫn có một vài vụ tranh giành chỗ ngồi, chửi bới, xô xát nhau khiến không gian tâm linh tại Đền Cơn những ngày đầu năm cũng phần nào ảnh hưởng.

Đến “chặt chém” du khách….

Tương tự như Đền Cờn, những ngày này, hàng ngàn lượt du khách nườm nượp đổ về chùa Hương Tích (xã Thiên Lộc, H.Can Lộc, Hà Tĩnh).

Ghi nhận của PV Pháp Luật Plus, vào sáng 17/2, nhiều điểm giữ xe máy, ô tô quanh khu vực ra vào cổng chùa chật kín, không còn chỗ trống.

Vì không treo bảng niêm yết giá theo quy định nên chủ các điểm giữ xe “được mùa” nâng giá, “chặt chém” khách vô tội vạ.

Xe vào bãi bị “hét giá” 10.000 đồng/xe máy; 50.000 đồng/xe ô tô.

Bất chấp quy định của Ban quản lý di tích chùa chỉ cho phép thu 3.000 đồng/xe máy và 20.000 - 30.000 đồng/xe ô tô.

Bên cạnh đó, cảnh buôn bán bát nháo, không đúng nơi quy định trước và trong khu vực cổng chùa.



Những hàng quán tạm bợ được dựng lên cho khách nghỉ ngơi để thu tiền.

Nhiều lều bạt, hàng quán, bán đủ loại hàng hóa, thức ăn, đồ uống dựng lên tứ tung, mất mỹ quan, kèm với đó là mời chào, chèo kéo khách của chủ cửa hàng, gây huyên náo, lộn xộn, bát nháo trước chốn linh thiêng.

Điều đáng nói, nhiều du khách phản ánh muốn đi từ cổng chùa lên đến khu vực cáp treo lên đỉnh chùa, mỗi người phải “mua vé” và dù trên vé không ghi cụ thể giá tiền nhưng người bán vé cứ mặc sức “hét giá” thu 60.000 đồng/lượt người.

"Khi tôi hỏi: Vì sao đi từ cổng chùa lên đến khu vực cáp treo chỉ gần 3 km mà giá vé cao như thế?, người bán vé bảo đó là quy định, không đi thì "biến" chỗ khác để người khác vào mua", chị Nguyễn Thị Oanh, một du khác từ Nghệ An vào vãn cảnh chùa Hương Tích bức xúc nói.

Ngoài ra, rất đông du khách đến vãn cảnh chùa Hương Tích đã phản ánh về việc bị một gia đình ngụ tại địa phương tự ý đứng ra lập chốt, thu “phí đường”.

Cụ thể, du khách thuê xe ôm đi từ cổng chùa lên đến khu vực cáp treo, ngoài tiền phí xe ôm phải trả giá trên thì mỗi người còn phải đóng 10.000 đồng tiền “phí đường” mới được “thông xe”.


Thậm chí lều lán cũng được dựng lên để lấy tiền du khách, ngay trong khu vực gần chính điện chùa Hương (Hà Tĩnh).

Tình trạng rải tiền công đức, giọt dầu thơm, dầu gió, dùng tay xoa đầu linh vật, lộn xộn, chèo kéo du khách cũng diễn ra khá phổ biến, phần nào làm mất đi vẻ tôn nghiêm của khu du lịch chùa Hương Tích.

Ông Nguyễn Duy Vỵ (Trưởng ban Quản lý di tích chùa Hương Tích) cho biết: Đơn vị này đã có quy định là xe gửi trong bãi có giá 3.000 đồng/lượt xe máy; 20.000 - 30.000 đồng/lượt xe ô tô. Nhưng trên thực tế một số chủ bãi giữ xe vì quyền lợi đã bất chấp quy định, thu 10.000 đồng/xe máy; 50.000 - 70.000 đồng/lượt ô tô.

“Đơn vị đã liên tục cử người ra tận hiện trường để giám sát và xử lý những trường hợp vi phạm nhưng vì lực lượng mỏng, nghỉ lễ lại dài ngày, lượng du khách lại quá đông, từ ngày 1 Tết cho đến nay đã lên tới 6 vạn người nên rất khó xử lý”, ông Vỵ nói.

Ông Vỵ cũng thừa nhận, có thực trạng nhiều năm nay, một gia đình tại địa phương tự ý “thu phí” đường 10.000 đồng/ 1 lượt du khách đi xe lai từ cổng chùa lên đến khu vực cáp treo.

Sắp tới Ban Quản lý di tích chùa Hương Tích sẽ đề xuất cấp trên đưa ra những giải pháp nhằm chấm dứt thực trạng này và chấn chỉnh những hệ lụy tương tự nêu trên trước chốn linh thiêng.

Triệt để xử lý tiêu cực tại các lễ hội

Đi lễ cầu an, cầu may đã trở thành thói quen của nhiều người dân trong dịp đầu xuân. Năm nay cũng vậy, người dân Thủ đô cũng như các tỉnh, thành phố lân cận trong những ngày này đã đổ về các điểm đình, chùa, phủ trên để khấn lễ, cầu an cho gia đình, người thân. Công tác đảm bảo an ninh, trật tự, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đã được lực lượng Công an Hà Nội chủ động triển khai từ rất sớm.

Hòa vào dòng người đi lễ để bắt kẻ gian

Phủ Tây Hồ, phường Quảng An, quận Tây Hồ những ngày đầu năm thu hút hàng vạn lượt du khách về dâng lễ. Dòng người tấp nập thậm chí chen chúc nối đuôi nhau vào Phủ Tây Hồ. Ít ai biết được rằng, lẫn trong dòng người ấy có các cán bộ, chiến sỹ Công an phường Quảng An, Công an quận Tây Hồ cũng như các phòng nghiệp vụ của Công an TP Hà Nội hóa trang. Ngoài lực lượng hóa trang, các cán bộ, chiến sỹ Công an Hà Nội mặc quân phục cũng liên tục có mặt tại các vị trí trong Phủ để nhắc nhở nhân dân nâng cao ý thức bảo quản tài sản.


Trao đổi với chúng tôi ngày 18-2, Trung tá Lê Văn Tân, Phó trưởng Công an phường Quảng An cho biết: Thực hiện kế hoạch của Công an TP Hà Nội, Công an quận Tây Hồ, ý kiến chỉ đạo của UBND các cấp, Công an phường đã chủ động xây dựng kế hoạch bảo vệ Phủ Tây Hồ trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016 với 2 nội dung chính: bảo vệ trật tự giao thông, trật tự đô thị cùng các vấn đề liên quan đến vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, chèo kéo, chặt chém giá… và bảo vệ an ninh trật tự.

Ngay từ ngày 20 tháng Chạp, Công an phường đã phối hợp cùng các lực lượng chức năng tổ chức tuyên truyền các hộ kinh doanh, nhân dân xung quanh Phủ chấp hành các quy định về trật tự đô thị, trật tự giao thông cũng như xử lý triệt để tình trạng ăn xin đu bám khách, đổi tiền lẻ…, tổ chức chốt trực tại các chốt giao thông, phân luồng tránh ùn tắc. Liên quan đến công tác an ninh trật tự, Công an phường phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, các đội nghiệp vụ Công an quận Tây Hồ tổ chức tuần tra mật phục trong và ngoài Phủ đảm bảo không diễn ra tình trạng trộm cắp, móc túi.

Trung bình mỗi ngày, 4 cán bộ chiến sỹ Công an phường làm nhiệm vụ khu vực bên trong Phủ từ 6h sáng đến 22h cùng ngày. Nhờ công tác an ninh trật tự được thắt chặt mà từ những ngày đầu xuân đến nay, tình trạng trộm cắp móc túi không xảy ra. Đặc biệt, Công an phường Quảng An còn phát hiện 3 vụ việc các đối tượng hạ trộm tiền lễ tại Phủ Tây Hồ. Thủ đoạn các đối tượng này là đặt lễ với tờ tiền mệnh giá nhỏ nhưng sau đó lại “hạ” lễ với một xấp tiền lễ của mọi người.

Tại chùa Trấn Quốc, phường Yên Phụ, nhờ có sự phối hợp tốt giữa lực lượng Cảnh sát trật tự và Cảnh sát giao thông nên dù rất đông phương tiện tham gia giao thông nhưng không xảy ra cảnh ùn tắc. Ngay trước cổng chùa Trấn Quốc, Công an phường Yên Phụ đã đặt bàn làm nhiệm vụ lưu động để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thông báo, phản ánh tình hình an ninh trật tự. Cũng tại đây không còn cảnh người bán hàng rong, người ăn xin gây phiền hà người dân đi lễ chùa.

Ngày 10-2, thông qua bàn tiếp nhận thông tin an ninh trật tự tại cổng chùa Trấn Quốc, Công an phường Yên Phụ đã kịp thời bắt giữ đối tượng Đường Thế Trường, 39 tuổi, trú tại Bắc Ninh có hành vi trộm cắp tài sản.

Đã xử lý 21 đối tượng “cò” ở chùa Hương

Chính thức khai hội từ ngày mùng 6 Tết và kéo dài hết tháng 3 âm lịch, lễ hội chùa Hương, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức thu hút hàng triệu lượt du khách từ khắp các tỉnh, thành về tham dự du lịch chùa Hương. Một trong những vấn đề gây bức xúc cho người đi tham gia lễ hội chùa Hương chính là vấn nạn “cò” đu bám xe chở du khách du lịch chùa Hương để chèo kéo khách đi đò và sử dụng các dịch vụ tại chùa Hương. Địa bàn hoạt động của các “cò” khá rộng bắt đầu ngay từ ngã ba Ba La dọc vào đến sát khu di tích chùa Hương.

Ngay những ngày đầu năm 2016, lực lượng Cảnh sát hình sự kết hợp với các lực lượng Cảnh sát giao thông, lực lượng 142, Công an huyện Mỹ Đức, Công an quận Thanh Xuân, Công an quận Hà Đông đã tổ chức tuần tra mật phục trên các tuyến đường dẫn vào chùa Hương để thực hiện công tác đảm bảo an ninh trật tự.

Từ đầu năm đến nay, lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý 21 đối tượng “cò” đang có hành vi lôi kéo khách dọc tuyến đường dẫn vào chùa Hương, tạm giữ hàng chục phương tiện vi phạm. Để mời chào khách, “cò” chia thành nhiều tốp bám theo xe khách; phân công đối tượng lượn lờ, đánh võng trước đầu xe khách cản đường, làm lái xe phải giảm tốc độ để các đối tượng khác hoạt động “cò mồi”. Hành vi này tiềm ẩn những nguy cơ về tai nạn giao thông. Ngoài việc bị lập biên bản xử lý vi phạm hành chính, các đối tượng vi phạm sẽ bị tạm giữ phương tiện đến hết hội chùa Hương.

Các đối tượng tái phạm nhiều lần, cơ quan điều tra tùy theo mức độ vi phạm sẽ áp dụng biện pháp xử lý hình sự. “Các đối tượng bị lập biên bản xử lý hành vi gây mất trật tự công cộng đều là người ở huyện Mỹ Đức, sử dụng xe máy bám theo các xe ôtô chở du khách đến chùa Hương để nài ép họ đi đò và thuê trọ hay mua đồ lễ… gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng” – đại diện Đội 5, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP Hà Nội cho biết.

Đảm bảo tốt công tác giữ gìn an ninh trật tự, an toàn giao thông, tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhân dân vui xuân, tham gia các lễ hội - đó là kết quả thông qua sự nỗ lực, không quản ngày đêm của lực lượng Công an Hà Nội được nhân dân ghi nhận trong những ngày đầu Xuân Bính Thân 2016.

Cộng đồng bức xúc với tệ nạn chốn linh thiêng

Mấy ngày qua, hình ảnh cụ bà ăn xin run tay cầm bát phở và bị gã thanh niên lấy hết tiền trong chiếc túi vừa xin được khiến cộng đồng mạng dậy sóng.

Vừa chia sẻ trên mạng, bức ảnh đã nhận được hàng trăm ngàn lượt bình luận. Tuy nhiên, nhiều người cũng cho rằng, gã thanh niên kia chính là bảo kê của đường dây ăn xin mà cụ già trong ảnh là một “diễn viên”.

Dậy sóng hình ảnh cụ bà ăn xin bị bóc lột tại chùa Hương


Thời điểm này, nhiều lễ hội của đất nước bắt đầu khai hội. Mặc dù công tác tổ chức lễ hội đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn tồn tại nhiều vấn đề gây bức xúc cho khách thập phương đi lễ. Tình trạng này đã được người dân phản ánh qua các trang mạng xã hội. Đơn cử như tình trạng ăn mày, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, xô đẩy, đánh cướp nhau... Những hình ảnh này nhanh chóng được chia sẻ trên nhiều diễn đàn và gây bức xúc phẫn nộ lớn từ dư luận.

Mấy ngày qua, hình ảnh một cụ già ăn xin bị lấy tiền tại chùa Hương vừa được đăng trên một diễn đàn nhanh chóng thu hút sự quan tâm của dư luận. Sở dĩ bức ảnh thu hút sự chú ý vì kèm theo bức ảnh là những miêu tả chi tiết cảnh cụ già ăn mày bị một thanh niên lột tiền. Bức ảnh này được một tài khoản facebook cá nhân chụp vào sáng ngày 6/1 (Âm lịch) khi người này đi du lịch chùa Hương. Chủ nhân của bức ảnh miêu tả: “Đang ngồi thì thấy một ông áo đỏ bê bát phở cho bà cụ. Khi bà cụ đang ăn, thì ông áo đỏ kia nhanh tay nhặt tiền 10.000, 20.000, 50.000 gom lại. Không biết, đây có phải là bọn bảo kê hay ban quản lý di tích không nhưng mình thấy tội quá. Nhìn mặt nó không có chút đạo đức nào, ăn xong cụ lại cúi mặt xin tiền. Khổ! Cụ này chắc cũng ngoài 70! Mọi người xúm lại coi nhưng không dám nói”.

Khi xem bức ảnh trên, nhiều người hết sức bức xúc. Một bạn trẻ có nickname tuyphuongnguyen viết rằng: “Không biết giờ lòng thương hại có thành tội lỗi hay không. Khi những đồng tiền của mọi người cho cụ bà kia trở thành nguồn sống của những kẻ bất lương. Cụ bà này nhìn tội nghiệp như vậy nhưng thật khó để khẳng định cụ không đóng kịch. Tôi cho rằng nên quy định khu vực dành cho người ăn mày ngồi trong các lễ hội để dễ quản lý!”. Một bạn trẻ có nickname xemlavui viết: “Năm nào mình cũng chứng kiến cảnh này. Không cho người ăn mày thì thấy áy náy nhưng cho rồi mình lại có cảm giác như bị lừa. Theo tôi, nên cấm tình trạng ăn mày tại các lễ hội, đặc biệt những lễ hội lớn như chùa Hương”.

Lễ hội chùa Hương là lễ hội lớn, dài ngày nhất trong năm nhưng từ lâu vốn tồn tại nhiều thực trạng như tình trạng “chặt chém” khách du lịch chùa Hương mua hàng, ăn xin, chen lấn, xô đẩy trong khi hành lễ... Để làm rõ hơn vụ việc trên, PV đã liên hệ với ông Nguyễn Chí Thanh, Trưởng ban Quản lý khu di tích thắng cảnh chùa Hương, Phó ban Tổ chức lễ hội. Ông Thanh cho biết: “Hiện tại, tôi không nắm rõ thông tin liên quan đến tình trạng ăn xin và bảo kê ăn xin ở chùa Hương. Những nghi vấn liên quan đến tình trạng ăn mày, bảo kê ăn mày không thể giải đáp cụ thể qua điện thoại. Bản thân tôi sẵn sàng cùng với báo chí đi thị sát và làm rõ những vấn đề được phản ánh trên các trang mạng”.

Bức xúc chủ hàng bán lại nước mía thừa cho khách?


Không chỉ chia sẻ những hình ảnh liên quan đến ăn mày, cờ bạc, tình trạng bán hàng chặt chém tại các lễ hội thêm một vấn đề nữa được cộng đồng mạng quan tâm đó chính là tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Gây phẫn nộ nhất liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm có thể kể đến là clip ghi lại cảnh người phụ nữ bán nước tại chùa Phật Tích (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) đã “vô tư” sử dụng lại nước mía, nước ngọt đã dùng cho các lượt khách tiếp theo. Điều đáng nói, nước ngọt đã sử dụng được đựng vào những chiếc cốc chất đống trên nền đất bẩn thỉu, ruồi nhặng bu đầy, nhưng người bán hàng vẫn thản nhiên dùng lại cho khách mua sau.

Theo clip, người phụ nữ mặc áo đỏ được cho là nhân viên của quán nước mía “siêu sạch” phục vụ du khách du lịch chùa Phật Tích về trẩy hội chùa Phật Tích vào ngày mùng 4 Tết. Theo chủ nhân của clip trên, vào ngày hội chính chùa Phật Tích có hàng ngàn người từ sáng sớm đã nườm nượp về đây trẩy hội. Do lượng du khách quá đông, thời tiết lại khá nắng nóng, nhu cầu uống nước lớn, người bán nước mía đã sử dụng lại những cốc nước và nước thừa (loại cốc dùng một lần - PV) của khách hàng trước để phục vụ cho khách hàng tiếp theo. Hàng trăm cốc nước chất thành đống trên nền đất bẩn không khác gì bãi rác, người bán hàng vẫn “vô tư” nhặt chúng lên đổ nước đi mà không rửa qua bất cứ một lần nước sạch nào trước khi bán cho khách. Sau khi clip “nước mía sạch” tại Bắc Ninh xuất hiện trên một số diễn đàn, ngay lập tức nhận được sự phẫn nộ và chỉ trích của cư dân mạng.

Trước cách thức làm ăn gắn mác “siêu sạch” nhưng “siêu bẩn” của người bán nước mía trong clip, nhiều người sau khi xem clip lên tiếng về cách thức làm ăn gian dối của người bán hàng tại nơi linh thiêng. Hàng nghìn lượt chia sẻ, hàng chục nghìn lượt bình luận đều phản đối và phẫn nộ việc kinh doanh của cửa hàng trên và khuyên mọi người nên cẩn thận khi đi lễ hội, đi chùa đầu năm. Bạn có nickname Trần Minh bày tỏ sự phẫn nộ: “Thật không thể tin nổi, nơi tôn nghiêm người ta có thể làm những việc thất đức như thế. Đây chỉ là một trong những vấn đề bình thường gặp phải khi đi lễ hội hay đi chùa đền đầu năm. Bản thân tôi không ít lần đi lễ hội cũng bị “chặt chém” mà chẳng biết kêu ai. Hãy tự bảo vệ mình trước những chiêu trò tại các lễ hội”.

Trong khi đó, tràn ngập trên các trang mạng xã hội xuất hiện những hình ảnh phản cảm tại không ít nơi tôn nghiêm trong những ngày đầu năm mới. Như tình trạng vượt hàng rào, trèo tường mong dâng lòng thành lên thần thánh. Hay như người đi lễ hội xô đẩy, chen lấn, người sau cúng vái người trước... khiến không ít người ngao ngán. Cảnh các tín nữ vô tư ăn mặc sexy đi chùa. Họ xúng xính váy áo đi lễ chùa đầu năm với những chiếc áo mỏng tang, quần tất để lộ cả nội y mà nhiều người mô tả “diện đồ đi chùa như lên bar”. Bạn có nickname Nguyễn Thị Ánh chia sẻ bức ảnh một thiếu nữ tóc nhuộm ngũ sắc vàng đỏ, trang phục không thể ngắn hơn vô tư tạo dáng chụp ảnh tại đền Gióng (huyện Sóc Sơn, TP.Hà Nội). Ngay lập tức bức ảnh này đã thu hút hàng ngàn lượt bình luận và chia sẻ của cộng đồng mạng với những lời lẽ chỉ trích gay gắt.

Khâu quản lý, tổ chức còn nhiều hạn chế

Liên quan đến khâu tổ chức lễ hội, PGS. TS Lê Quý Đức, nguyên Phó Viện trưởng viện Văn hóa và phát triển (học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) cho rằng: “Nhiều năm nay hiện tượng chen lấn, xô đẩy, ăn mặc phản cảm hay “hối lộ” thần thánh vẫn diễn ra trong dịp lễ hội, lễ chùa đầu năm. Ngoài ra, còn những hình ảnh không đẹp tại nơi tôn nghiêm như mất vệ sinh, tình trạng “chặt chém”, lời ăn tiếng nói, hành động không đẹp. Có thể nói còn tồn tại vấn đề này là do khâu quản lý, tổ chức còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó là ý thức của người đi lễ chùa. Đừng biến nơi chùa chiền thành nơi phô bày thân thể, như thế rất phản cảm, thiếu tôn trọng”. Cảnh cụ bà ăn mày bị người đàn ông gom tiền tại chùa Hương (nguồn internet). Những dòng miêu tả về hành vi “ăn chặn” tiền của cụ bà ăn mày tại chùa Hương.

Thứ Tư, 17 tháng 2, 2016

"Chen chân" đi cáp treo chùa Hương

Lượng khách du lịch chùa Hương tăng cao khiến khu vực cáp treo và trong động Hương Tích luôn trong tình trạng quá tải.

Những ngày đầu năm mới, người dân khắp nơi đã đổ về Khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn (Mỹ Đức, Hà Nội) để vãn cảnh chùa và cầu may mắn. Khu vực cáp treo và động Hương Tích luôn trong tình trạng quá tải. Do không có chỗ đặt lễ, nhiều người vừa bê lễ, vừa thắp hương. Đặc biệt, để xin những giọt nước "may mắn", nhiều người không ngại chen lấn, xô đẩy ở động Hương Tích.

Ông Nguyễn Chí Thanh, Trưởng Ban quản lý Khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn cho biết, từ ngày mùng 1 Tết đến nay, mỗi ngày khu vực này đón hàng vạn du khách du lịch chùa Hương về thắp hương và vãn cảnh chùa.

"Riêng ngày mùng 3 Tết, lượng du khách về trẩy hội chùa Hương là 3,9 vạn, ngày mùng 4 Tết là 5 vạn. Do lượng người quá đông nên không ít khách thập phương phải ở ngoài vái vọng và ra về vì không vào được bên trong động Hương Tích để thắp hương", ông Thanh cho biết thêm.

Hàng vạn du khách thập phương đổ về chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội) những ngày đầu năm mới.

Khắp các tuyến đường dẫn lên chùa luôn trong tình trạng quá tải.

Du khách du lịch chùa Hương xếp hàng dài tại khu vực cáp treo.

Chờ đợi trong sự mệt mỏi.

Khuôn mặt tỏ rõ sự mệt mỏi sau khoảng thời gian dài chờ đợi.

Khu vực leo bộ cũng đông đúc không kém.

Một vài du khách du lịch chùa Hương trèo tường để vượt qua đoạn đường đông đúc.


Cảnh tượng trèo tường, chen lấn diễn ra ở nhiều nơi.

Mệt mỏi di chuyển trong dòng người đông đúc.

"Biển người" thắp hương phía trong động Hương Tích.

Những du khách may mắn được lễ sát ban thờ.


Thành tâm lễ cầu mong may mắn đầu năm mới.



Dòng người đứng xếp hàng, chen lấn chờ xin lộc từ những nhũ đá phía trên động Hương Tích.

Du khách nô nức dự khai hội chùa Hương 2016

Sáng ngày 13-2-2016 (tức mồng 6 tết xuân Bính Thân), lễ hội Chùa Hương – lễ hội lớn nhất cả nước ở xã Hương Sơn – Huyện Mỹ Đức – TP Hà Nội đã chính thức được khai hội.
Đã thành thông lệ, vào mùng 6 tháng Giêng âm lịch hằng năm, lễ hội Chùa Hương chính thức được khai mạc. Đây được coi là một trong những lễ hội lớn nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ và kéo dài nhất trong năm. Ghi nhận của phóng viên tại lễ hội từ sáng sớm 2h đã có rất đông các du khách thập phương đổ về du lịch chùa Hương.
Trao đổi với phóng viên ông Lê Quang Trường một du khách du lịch chùa Hương trú tại Xuân La- Tây hồ- Hà Nội cho biết : “Năm nào gia đình tôi cùng anh em bạn bè cũng tổ chức đi lễ hội chùa Hương vào đúng ngày khai hội trước là để vãn cảnh chùa sau là để cầu sức khoẻ, mọi sự may mắn, bình an, hạnh phúc cho mọi người trong gia đình và xã hội trong năm mới công việc được hanh thông, con cái chăm ngoan, học giỏi…. Mọi công tác chuẩn bị cho lễ nghi được các thành viên trong đoàn chuẩn bị rất chu đáo từ xôi, gà, hương, hoa quả…trước là lễ phật sau hưởng lộc…”.
Du lịch chùa Hương GSV Travel
Quang cảnh lễ khai hội chùa Hương năm 2016.
Thông tin từ Ban lãnh đạo quản lý Khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn cho biết: “Dự kiến, mùa lễ hội chùa Hương 2016 sẽ đón khoảng 1,5 triệu lượt khách. Nhưng năm nay, du khách đến với chùa Hương tăng đột biến. Ngay từ những ngày đầu năm mới, chùa Hương đã đón khoảng 5 vạn khách trẩy hội, du xuân mỗi ngày, đến hết ngày khai hội sẽ là 180 nghìn lượt khách. Mặc dù mọi công tác chuẩn bị cho mùa lễ hội năm nay hết sức chu đáo nhưng tình trạng tắc nghẽn vẫn xảy ra cả ở đường bộ và cáp treo vì du khách du lịch Chùa hương tăng.
Du khách tại ngày khai hội Chùa Hương xuân Bính Thân 2016.
Toàn bộ số cáp treo tại chùa Hương có 45 cabin, mà mỗi cabin 6 người, chạy hết công suất thì một tiếng cũng chỉ chở được gần 3000 người. Nên ngày đón 5 vạn lượt khách thì tình trạng xếp hàng, chờ đợi cáp treo là không thể tránh khỏi.”
Tuy nhiên, về cơ bản, công tác đảm bảo an ninh phục vụ lễ hội năm nay vẫn được ban tổ chức (BTC) làm tốt, siết chặt hiện tượng chèo kéo khách, khắc phục những tồn tại, hạn chế của những mùa lễ hội trước. Giá vé trông xe được BTC niêm yết đối với xe con là 40.000/ngày và 60.000/ngày với xe to. Về giá vé cho mỗi du tham quan du lịch lễ hội chùa Hương năm 2016 là 50.000 đồng/khách, vẫn giữ nguyên giá bằng năm 2015.
Thông tin từ BTC, số hàng quán phục vụ mùa lễ hội 2016 là 318 quán, số đò được phép hoạt động theo truyền thống như mọi năm khoảng gần 5.000 phương tiện luân phiên.
Phương tiện mới nhất được BTC đưa vào hoạt động trên dòng suối Yến thơ mộng là chiếc thuyền chạy bằng điện ắc quy 24 vôn, thuyền vừa chạy nhanh, không tốn sức mà “thân thiện với môi trường”, không tạo sóng, gây mùi xăng giống ca nô và xuồng máy, giá vé đi thuyền điện bằng giá đò 35.000đ/người.

Thứ Hai, 15 tháng 2, 2016

Jennifer Phạm và chồng du lịch chùa Hương 2016

HH Jennifer Phạm và ông xã Đức Hải rạng rỡ khi đi khai hội chùa Hương.

Dịp Tết này, Jennifer Phạm dành toàn bộ thời gian cho gia đình. Sau những ngày đầu năm mới ở nhà nội trợ, nấu nướng, thực hiện vai trò người vợ, người mẹ đảm, Hoa hậu châu Á tại Mỹ Jennifer Phạm cùng chồng đi du lịch chùa Hương.

Đội nón lá, ăn mặc giản dị, Jennifer Phạm hòa mình vào không khí tấp nập ở chùa Hương trong ngày đầu năm mới.


Sau những ngày Tết dành cho gia đình, vợ chồng Jennifer Phạm tranh thủ đi du lịch chùa Hương vào đúng ngày khai hội.



Trên trang cá nhân, Hoa hậu châu Á tại Mỹ 2006 rạng rỡ khoe ảnh tình cảm bên ông xã - doanh nhân Đức Hải trong chuyến du xuân


Vợ chồng Jennifer Phạm nhí nhảnh cùng bạn bè



HH Châu Á tại Mỹ ăn mặc giản dị



Là hoa hậu nhưng Jennifer Phạm không ngần ngại rửa bát và làm các việc nội trợ như mọi người

Lượng khách du lịch chùa Hương năm nay tăng đột biến


Tết Bính Thân năm nay, số lượng khách du lịch chùa Hương tăng đột biến so với mọi năm. Theo ước tính sơ bộ, chỉ trong 5 ngày đầu năm mới đã có gần 20 vạn lượt khách.

Năm nay, số lượng khách du lịch chùa Hương tăng đột biến so với mọi năm. Ước tính sơ bộ cho thấy chỉ trong 5 ngày đầu năm mới đã có gần 20 vạn lượt khách. Để tránh cảnh tắc đường, nhiều người thậm chí phải đến từ lúc nửa đêm rạng sáng.

Sợ tắc đường, ngàn người khai hội lúc… nửa đêm

Do đã quá chán ngán cảnh chen chúc, hàng ngàn khách thập phương đã chọn thời điểm rạng sáng mồng 6 Tết để khai hội chùa Hương.

Tại hội chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội) năm nay, lịch trình phổ biến chính là 1-2h sáng mùng 6 Tết đến bến đò, 3-4h sáng lên động – đơn giản chỉ vì đã quá sợ hãi cảnh chen lấn, chờ đợi… Một thập khách đến từ Hưng Yên chia sẻ: "Mình cứ thành tâm cầu khấn trời phật phù hộ cho gia đình khỏe mạnh. Cứ đến được là may lắm rồi, còn hơn nhiều người không chen được phải bái vọng ở ngoài".

Trưởng BQL di tích chùa Hương cho biết, ngay từ 29 Tết, chùa Hương đã đón rất đông du khách. Đặc biệt, trong ngày đầu mở bán vé tham quan thắng cảnh (mùng 3 Tết), lượng bán ra đã là hơn 40.000 vé.
Khách du lịch chùa Hương năm nay tăng đột biết so với mọi năm.

Bên cạnh đó, lượng khách đến quá đông khiến bến đò suối Yến đông nghịt người, đò xếp nhau san sát, dòng người xếp hàng lên cáp treo vào động Hương Tích cũng chật cứng như nêm. Tại nơi làm lễ, để tránh chỗ ùn tắc, nhiều người không kể già trẻ còn phải trèo tường, đi vòng vèo, len lách.

BTC cố gắng hết mình nhằm đảm bảo an toàn cho du khách

Lượng khách đến Chùa Hương tăng vọt khiến Ban Tổ chức có hơi lúng túng, tuy nhiên vẫn sẽ làm hết sức để đảm bảo an toàn, an ninh cho du khách.

Được biết năm nay, BTC lễ hội Chùa Hương đã chuẩn bị gần 4.400 đò, đồng thời tổ chức tập huấn bảo đảm an toàn, phục vụ du khách tốt nhất.

Đây cũng là năm đầu tiên tổ chức xe buýt trợ giá từ Hà Nội về xã Hương Sơn, phủ sóng wifi suốt hành trình thăm động.

Về tình hình an ninh trật tự, thông tin từ công an huyện Mỹ Đức hay, trong những ngày chuẩn bị diễn ra lễ khai hội chùa Hương, lực lượng công an đã phối hợp với các đơn vị chức năng đã tổ chức phân luồng từ 2h sáng, nhằm giúp các phương tiện đi lại đúng tuyến, không để ùn ứ, ách tắc giao thông...

Ngoài ra năm nay, cơ quan chức năng kiên quyết xử lý các vi phạm như ép giá, ép khách, tranh giành, dẫn khách trốn lậu vé, đòi tiền bồi dưỡng của khách, tự tiện tăng giá vé trông giữ ô tô, xe máy…

Dàn hot teen Hà Nội du lịch chùa Hương đầu năm


Dàn trai xinh gái đẹp Hà Thành vừa trải qua chuyến du Xuân đi lễ chùa cầu may dịp đầu năm vô cùng đáng nhớ.

Chùa Hương là địa điểm được các hot teen Hà Nội lựa chọn. Những gương mặt đình đám của giới trẻ như Quỳnh Anh Shyn, Vương Anh Ole, Salim đã có mặt từ rất sớm tại thuyền để di chuyển đến ngôi chùa ở ngoại ô thủ đô. Tất cả đầu cầu mong cho một năm sức khỏe dồi dào, gặp nhiều may mắn và thuận lợi trong công việc.
Dàn hot girl Hà Nội nhí nhảnh tạo dáng khi đi du lịch chùa Hương.

Trên đường du lịch chùa Hương, các bạn trẻ không quên tạo dáng nhí nhố. Đây là năm thứ 3 liên tiếp, cả nhóm cùng bố trí và đi lễ cùng nhau. Không chỉ vậy, đây cũng là chuyến picnic thú vị của cả đội sau một năm làm việc vất vả.

Chuyến đi còn có sự góp mặt của mẹ hot boy Bê Trần. Đây là một hành động thiết thực và ý nghĩa đối với dàn hot teen. 
Đây là một hành động thiết thực và ý nghĩa đối với dàn hot teen. 

Đi lễ chùa Hương, nhiều người "hối lộ" thánh thần vào nhũ đá


Nhét tiền vào khe nhũ đá hoặc trèo lên cao, cầm tiền xoa lên thành đá để lấy may là những hành vi phản cảm của du khách du lịch chùa Hương 1 ngày.

Như thường lệ trong ngày khai hội Chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội, ngày 24/2 tức mùng 6 Tết), rất đông du khách đổ về du lịch chùa Hương.

Năm nay lượng tiền lẻ người dân mang đi đặt lễ tại chùa Hương đã giảm khá nhiều. Thậm chí một số chỗ sạch bóng tiền lẻ, không còn cảnh tiền lẻ trắng suối giải oan hay cài trên tay Phật.
Khung cảnh không còn tiền rải trắng trên mặt nước như những năm trước ở chùa Hương.

Dù vậy hành vi dùng tiền lẻ rải lên các ban thờ vẫn diễn ra ở một số người vẫn quen với tâm lý và thói quen cũ.

Trong hàng ngàn du khách du lịch chùa Hương thành tâm, làm lễ, khấn Phật tại động Hương Tích thì lại có một số người dân lại dùng tiền lẻ, cố nhét vào nhũ đá hay xoa tiền lên mặt đá để lấy may.
Một số người dân lại dùng tiền lẻ, cố nhét vào nhũ đá hay xoa tiền lên mặt đá để lấy may.