Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2016

Sau Hạ Long, Tour Yên Tử bị hủy do mưa lũ


Trong khi các tàu tham quan vịnh Hạ Long vừa được cấp phép trở lại, thì đến lượt tour Yên Tử lại bị nước lũ cô lập. Sự cố tại hai điểm đến nổi tiếng ở Quảng Ninh khiến nhiều tour du lịch đến đây bị hủy trong nhiều ngày.

Sau một thời gian phải tạm dừng hoạt động của các tàu tham quan Vịnh Hạ Long do ảnh hưởng của đợt mưa lớn, đến ngày 1/8, cơ quan cảng vụ Quảng Ninh đã cấp phép xuất bến lại cho tàu tham quan Vịnh Hạ Long.

Tuy nhiên, từ 9h30 sáng ngày 3/8, đường lên danh thắng Yên Tử lại bị mưa lớn chia cắt, ngập sâu. Khu vực đường lên khu du lịch Yên Tử bị lũ nhấn nhìm, một số đoạn xảy ra sạt lở, cô lập với bên ngoài. Để đảm bảo an toàn, lực lượng chức năng đã phải lập rào chắn, ngăn người và các phương tiện qua lại. Ban quản lý di tích danh thắng Yên Tử cho biết, đơn vị này vẫn đang cắt cử người túc trực chắn rào để ngăn các phương tiện qua lại

Trước tình huống này, khiến nhiều chương trình tour xuống Quảng Ninh bị gián đoạn. Bởi trước đó vài ngày Vịnh Hạ Long buộc phải cấm tàu, đến nay khi lệnh cấm tàu ở Hạ Long được gỡ lại đến lượt khu di tích danh thắng Yên Tử lại bị nước lũ cô lập.

“Hạ Long – Yên Tử là tuyến du lịch truyền thống của Quảng Ninh, chỉ cần một trong hai điểm này gặp chục trặc chắc chắn sẽ có nhiều doanh nghiệp phải hủy, hoặc hoãn chương trình cho khách.” – đại diện một doanh nghiệp tại Hà Nội chia sẻ.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, với các chương trình khởi hành tại Miền Bắc, hay Hà Nội thì việc lùi tour Yên Tử còn dễ, tuy nhiên với các chương trình khởi hành tại TP HCM, hay Đà Nẵng, các tỉnh xa viêc lùi chương trình là hoàn toàn không thể, bởi trước đó vé máy bay của khách đã được ứng tiền đặt trước. Hủy tour coi như lỗ nặng, nhưng đưa khách ra cũng không biết đi đâu, nếu khách thông cảm thì có thể đổi chương trình, bằng không phải hoàn lại tiền.

Quần thể di tích Yên Tử nằm gần đường 18A, cách thành phố Uông Bí 14km và là một điểm du lịch rất hấp dẫn đối với du khách cả trong và ngoài nước.

Tại đây, trong mấy ngày qua, sau khi quyết định phá đập, xả lũ cứu dân tại TP.Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh lại tiếp tục căng mình trước nguy cơ sạt lở tại Yên Tử.

Tour Yên Tử ngắm cảnh thiên thiên

Tour Yên Tử một địa điểm đến tâm linh với nhiều thắng cảnh du lịch và lễ chùa mà vào mỗi dịp Tết mọi người náo nức đến viếng như trảy hội.

Từ Hà Nội có thể đi xe ô-tô vượt quãng đường 125 km, đến thành phố Uông Bí thì rẽ vào đường Yên Tử, đi tiếp khoảng 9 km thì rẽ trái. Có thể lên núi Yên Tử bằng hai cách:

Theo đường cáp treo hiện đại vượt quãng đường trên 1,2 km lên tới độ cao 450 m gần chùa Hoa Yên. Với cách này có thể ngắm nhìn toàn cảnh rừng núi Yên Tử từ trên cao với những cây tùng, đại hàng trăm năm tuổi xen lẫn trong những rừng cây xanh tươi và hít thở không khí trong lành.

Theo đường đi bộ dài trên 6 km đã được gia cố bởi hàng nghìn bậc đá xếp, len lỏi theo lối mòn vượt qua bạt ngàn cây cỏ, dưới tán rừng trúc, rừng thông.

Hành trình thăm viếng tour Yên Tử bắt đầu từ suối Giải Oan với một cây cầu đá xanh nối hai bờ suối. Cầu dài 10 m, có kiến trúc không cầu kỳ nhưng toát lên vẻ đẹp cổ kính, vững chãi. Tục truyền xưa kia vua Trần Nhân Tông nhường ngôi lại cho con là Trần Anh Tông rồi tìm đến cõi Phật. Vua Nhân Tông có rất nhiều cung tần và mỹ nữ. Họ đã khuyên ông trở về cung gấm nhưng không được nên đã gieo mình xuống suối tự vẫn. Vua Nhân Tông thương cảm cho họ nên lập một ngôi chùa siêu độ để giải oan, từ đó con suối mang tên Giải Oan.


Trước sân chùa sum suê từng khóm loa kèn màu hoàng yến chen lẫn màu trắng mịn, xung quanh chùa có 6 ngọn tháp, lớn nhất là tháp mộ vua Trần Nhân Tông, hai bên là tháp mộ sư Pháp Loa và sư Huyền Quang

Tiếp đó tới chùa Hoa Yên (các tên gọi khác: chùa Cả, chùa Phù Vân, chùa Vân Yên) nằm ở độ cao 543 m với hàng cây tùng cổ tương truyền được trồng từ khi vua Trần Nhân Tông lên tu hành trên Yên Tử. Phía trên độ cao 700 m là chùa Vân Tiêu lẩn khuất trong mây bên triền núi. Sau điểm này là chùa Đồng, tọa lạc trên đỉnh Yên Tử cao 1.068 m. Chùa được khởi dựng vào thời nhà Hậu Lê với tên gọi Thiên Trúc tự. Đầu năm 2007, chùa Đồng mới được đúc hoàn toàn bằng đồng nguyên chất (cao 3 m, rộng 12 m², nặng 60 tấn) đã được đưa lên đỉnh Yên Tử.

Đứng ở độ cao 1068 m trên đỉnh núi có thể nhìn bao quát cả vùng Đông Bắc rộng lớn với những đảo nhỏ thấp thoáng trong Vịnh Hạ Long như một bức tranh, xa hơn là sông Bạch Đằng.

Dọc đường còn có một số điểm tham quan như Tháp Tổ, chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, tượng đá Yên Kỳ Sinh, am Ngọa Vân, bàn cờ tiên, các khu du lịch sinh thái Thác Vàng, Thác Bạc. Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử xây trên nền dấu tích của chùa Lân mà đức Điếu Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông từng thuyết giảng chúng sinh. Đây là công trình thiền viện lớn nhất Việt Nam.

Du lịch Yên Tử ngắm băng tuyết


Hiện tượng băng tuyết xuất hiện vào đúng mùa lễ hội đã gây hiếu kỳ cho nhiều người. Theo khách du lịch tour Yên Tử, đây là lần đầu tiên họ chứng kiến nhiệt độ giảm xuống mức kỷ lục và xuất hiện băng tuyết đúng mùa khai hội Yên Tử.

Theo ông Nguyễn Trung Hải, Trưởng ban quản lý khu di tích và rừng quốc gia Yên Tử, đây là lần thứ hai chùa Đồng xuất hiện băng tuyết, lần đầu tiên vào năm 2011. Do gió to, tuyến cáp treo từ ga Yên Tử lên chùa Hoa Yên và chùa Đồng cũng đã tạm ngừng hoạt động.


Ông Hải cho biết thêm, Ban quản lý du lịch Yên Tử đã cho đặt 5 máy đo nhiệt độ tại chùa Đồng, An Kỳ Sinh, Hoa Yên, bến xe Giải Oan để du khách du lịch Yên Tử 1 ngày biết thông tin, nhằm đảm bảo sức khỏe cho mọi người.

Theo thông tin từ Ban Quản lý Di tích và rừng quốc gia Yên Tử, trong sáng 18/1 đã có gần 1 vạn du khách, tăng ni, Phật tử về với danh thắng - non thiêng Yên Tử.

Quần thể Du lịch Yên Tử đang bị buông lỏng quản lý


Việc xây dựng trái phép kéo dài, lặp đi lặp lại của Công ty Tùng Lâm cho thấy ý thức chấp hành pháp luật kém của doanh nghiệp này. Bên cạnh đó, không thể không đặt câu hỏi về trách nhiệm của BQL di tích Quốc gia đặc biệt du lịch Yên Tử. Đặc biệt, không thể không đặt câu hỏi về các cấp quản lý cao hơn ở tỉnh Quảng Ninh cũng như Bộ VHTT&DL.


Công trình được đổ móng kiên cố, chờ ngày dựng Nhà văn hóa tại ga cáp treo 1 Yên Tử. 

Tái diễn “tiền trảm hậu tấu”

UBND tỉnh Quảng Ninh đã yêu cầu UBND TP Uông Bí chủ trì phối hợp với Sở VHTT&DL và các đơn vị liên quan xác minh cụ thể những nội dung báo chí phản ánh về việc xâm hại di tích Yên Tử, và xử lý nghiêm những vi phạm. Đồng thời báo cáo kết quả về UBND tỉnh trước ngày 5/11.

Đó là tinh thần của công văn số 6404/UBND- VX1 do Phó Chánh văn phòng UBND tỉnh Quảng Ninh, bà Nguyễn Thị Kim Phượng ký ngày 23/10. 

Trao đổi với báo chí, một ủy viên Hội đồng di sản Quốc gia đã thốt lên: Không hiểu sao tại vùng lõi của khu di tích Quốc gia đặc biệt- Kinh đô Phật giáo của cả nước, mà chưa đầy 2 năm đã có nhiều hạng mục xây dựng mới không phép đến như vậy. Trách nhiệm này thuộc về ai? 

Chưa hết những lình xình về dự án trùng tu các hạng mục như: Mắt rồng, tháp Tổ, am Dược... tại khu danh thắng Yên Tử, giờ đây dư luận lại bức xúc về việc Công ty Tùng Lâm tự ý tháo dỡ điểm thờ tự tại chân ga cáp treo để xây mới nhà văn hóa của Công ty ngay trong vùng 1 (vùng bảo vệ đặc biệt của di tích). 

Phía Công ty Tùng Lâm đưa ra một lý do rất “hồn nhiên”, để vào ngày đầu tháng, ngày rằm có chỗ làm lễ vái Tam tổ Trúc Lâm. Trước diện tích chỉ đủ cho khoảng mấy chục người, công ty lại có hơn trăm người, mỗi một lần làm lễ vẫn phải ngồi hết ra ngoài… Ông Lê Trọng Thanh - Phó Giám đốc Công ty Tùng Lâm lý giải, họ chỉ biết xây dựng thôi. Vừa làm vừa xin phép. Sắp đến lễ hội rồi, làm cho nó kịp. 

Cũng bởi chỉ vì làm cho nó kịp (?!), mà Công ty Tùng Lâm đã phớt lờ các quy định của pháp luật, không cần sự đồng ý của lãnh đạo Bộ VHTT&DL, của UBND tỉnh Quảng Ninh. Dù trước đó, Phó Chủ tịch UBND TP Uông Bí đã có Công văn số 2082/UBND-QLĐT yêu cầu Công ty Tùng Lâm báo cáo xin phép UBND tỉnh Quảng Ninh theo quy định hiện hành và phải nghiêm túc thực hiện.

Điều đáng nói là, ngày 12/9, Công ty Tùng Lâm phá dỡ điểm thờ tự cũ tại chân ga cáp treo, nhưng đến ngày 5/10 Công ty mới có Văn bản số 212/CV-TL xin phép UBND TP Uông Bí sửa chữa Nhà Văn hóa Công ty. Nghĩa là, xây dựng công trình trước gần cả tháng rồi mới làm thủ tục.

Được biết, BQL Rừng và Danh thắng Yên Tử cùng chính quyền phường Thượng Yên Công, UBND TP Uông Bí và các phòng, ban chức năng như Phòng Văn hóa, Tài nguyên-Môi trường, Quản lý đô thị, Thanh tra xây dựng… là những đơn vị quản lý nhà nước trên địa bàn. Hàng tuần, hàng quý, đều tổ chức các cuộc họp giao ban giữa Công ty Tùng Lâm và chính quyền địa phương, vậy mà một công trình đồ sộ được xây dựng không phép ngay tại vùng lõi của Danh thắng Yên Tử lại không được ai nhắc đến.

Thậm chí, trong văn bản xin giấy phép, Công ty chỉ đề xuất được sửa chữa nhà chờ ga cáp treo 1. Nhưng tới khi triển khai, họ đập tan tành để xây dựng một công trình mới hoành tráng, hiện đại, mang dáng dấp hoàn toàn xa lạ với công trình cũ. Thế mà, BQL cũng như chính quyền các cấp không hề nhắc nhở hoặc có động thái gì để công trình được xây dựng một cách ồ ạt, gấp rút. 

Sở dĩ nói rằng họ vẫn quen nếp “tiền trảm hậu tấu”, bởi theo Sở VHTT&DL Quảng Ninh, cách đây hơn 6 năm, Công ty Tùng Lâm cũng đã tiến hành xây dựng tới 9 điểm thi công ở khu danh thắng Yên Tử mà không hề được cấp phép. Suối Giải Oan cũng bị dựng cầu, kè đá không phép. Khi truyền thông vào cuộc, cơ quan chức năng cho biết còn chưa nhận được bản quy hoạch, thiết kế nào do Công ty Tùng Lâm báo cáo.

Đơn vị này giải thích việc dựng ki ốt, cầu, kè đá để khu vực này đỡ lụp xụp hơn, phục vụ khách tham quan tour Yên Tử thuận lợi hơn. Trong khi Công ty cho biết đã xin phép địa phương thì Chủ tịch UBND thị xã Uông Bí khi đó khẳng định, chỉ cho phép công ty dựng tay vịn tại các khúc cua nguy hiểm. UBND cũng đã có yêu cầu hoàn trả nguyên trạng nhưng hiện cầu đá vào suối Giải Oan vẫn còn. 


Tại sao doanh nghiệp vi phạm triền miên?

Việc xây dựng trái phép kéo dài, lặp đi lặp lại của Công ty Tùng Lâm cho thấy ý thức chấp hành pháp luật kém của doanh nghiệp này. Bên cạnh đó, không thể không đặt câu hỏi về trách nhiệm của BQL di tích Quốc gia đặc biệt Yên Tử. Đặc biệt, không thể không đặt câu hỏi về các cấp quản lý cao hơn ở tỉnh Quảng Ninh cũng như Bộ VHTT&DL. Dư luận đặt câu hỏi, vì sao một công trình xây dựng sai phép ngay trong lòng di tích Quốc gia đặc biệt, dù đã có quyết định phá bỏ nhưng vẫn tồn tại đến bây giờ. 

Theo tinh thần công văn nói trên, hiện công trình nhà văn hóa cho nhân viên của Công ty Tùng Lâm đã tạm dừng thi công để chờ các đơn vị liên ngành vào cuộc xác định vi phạm. Nhưng tìm hiểu được biết, vẫn có ý kiến đồng ý với việc để cho Công ty hoàn tất thủ tục để thi công tiếp, chứ để như hiện nay thì chỗ đó (sân ga cáp treo) trông nó có ra cái gì đâu (chỉ xây cái nhà văn hóa thôi mà)!? Câu hỏi đặt ra là liệu Công ty Tùng Lâm có được sự ưu ái hết mức có thể hay không?

Về vấn đề này, Cục Di sản (Bộ VHTT&DL) cho biết, sẽ kiểm tra và trả lời báo chí trong thời gian sớm. 

Quá nhiều vụ việc trùng tu, xây mới trong khu di tích Quốc gia đặc biệt Yên Tử lâu nay đã chứng tỏ sự lơ là buông lỏng quản lý của nhà chức trách. Trong khi như thông tin đã đưa, từ cuối năm 2014, website của Trung tâm di sản thế giới UNESCO đã đăng tải hồ sơ Yên Tử vào danh mục dự kiến xây dựng hồ sơ di sản thế giới.

Hiện địa phương này cũng đang tham vấn ý kiến của các chuyên gia của tổ chức ICOMOS - cơ quan tư vấn về di sản văn hoá của UNESCO trong quá trình làm hồ sơ. Theo đó trong quá trình đề cử di sản văn hoá tới Uỷ ban Di sản thế giới, bộ hồ sơ danh thắng du lịch Yên Tử sẽ phải tập trung vào 2 nội dung cơ bản: Các giá trị nổi bật toàn cầu của di sản và những hoạt động để đảm bảo sự toàn vẹn của di sản.