Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016

Thắng cảnh du lịch chùa Hương: Suối Yến ngày hội

Suối Yến ngày hội


Suối Yến, nằm trên địa phận làng Yến Vỹ, làng sở tại của thắng cảnh du lịch chùa Hương, dòng suối nằm uốn lượn hai bên triền núi, như một rải lụa đào bồng bềnh buông thả. Dòng suối Yến là nơi duy nhất dẫn du khách du lịch chùa Hương 1 ngày đến với các di tích thắng cảnh của tuyến Hương Tích, suối Yến dài chừng 4000m, vào những ngày lễ hội chùa Hương có hàng nghìn con thuyền ra vào trên dòng suối để đưa du khách đến với "Nam Thiên Đệ Nhất Động". để tham quan chiêm bái và lễ phật

Dòng suối Yến đẹp dịu dàng những ngày vào thu

Là những ngày không còn sự náo nhiệt của lễ hội chùa Hương, những ngày thường dòng suối Yến êm ả đẹp như một bức tranh thuỷ mạc. Quý khách đến đây vào những ngày cuối thu hay vào những ngày mùa đông , du khách sẽ cảm nhận được sự thanh tịch như lạc vào chốn tiên cảnh của miền đất phật.

Những nét mới của lễ hội chùa Hương 2016

Vẫn theo thông lệ khai hội vào ngày 6 tháng Giêng âm lịch, lễ hội Chùa Hương, lễ hội lớn nhất miền Bắc năm nay có nhiều sự thay đổi từ công tác đầu tư hạ tầng cũng như đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho khách hành hương.

Ông. Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, Trưởng ban tổ chức lễ hội chùa Hương cho biết
Năm nay, huyện đã cùng với các đơn vị hữu quan đầu tư thêm nhiều cơ sở hạ tầng mới. Cụ thể đường giao thông vào chùa Hương Tích trước đây chỉ đi bằng 3 hướng là cổng Hội Xá, cổng Đục Khê, cổng Tiên Mai nhưng năm nay có thêm một cổng mới là cổng Hang Vò. Cổng mới này được Sở Thể thao-Văn hóa và Du lịch, UBND huyện Mỹ Đức cùng tỉnh Hà Nam tổ chức mở một tuyến đường từ Hà Nam lên tới thẳng vị trí bên kia Đền Trình. Tuyến đường có chiều dài 7km, mặt cắt 14m  có hành lang hai bên và mặt đường được đổ bê tông và lắp đặt hệ thống đèn cao áp chiếu sáng
Ngoài ra, Huyện Mỹ Đức cũng đầu tư xây dựng cổng Hội Xá, Hương Tích môn có kết cấu hoàn toàn bằng đá xanh, tổng mức đầu tư là 11 tỷ đồng. Trong bến đò Thiên Trù đi qua trạm soát vé, trước đây che ô khiến cảnh quan không đẹp. Năm nay đã được đầu tư 7 tỷ đồng làm nhà 4 mái có tên gọi Phổ Độ môn, được thiết kế kiểu mái chùa ngay tại bến đò Thiên Trù và tất cả hệ thống kiểm soát vé được đặt bên trong để khách không bị mưa, nắng.
Về hệ thống cáp treo, năm nay du khách du lịch chùa Hương sẽ không còn dừng lại tại chùa Giải Oan như năm ngoái mà sẽ đi thẳng ngay vào động Hương Tích.
Với giá 140.000đ/người/vé khư hồi, và 90.000đ/ người cho vé 1 lượt. Vé cho các loại dịch vụ khác vẫn giữ nguyên như năm ngoái.
Du lịch chùa HƯơng - GSV Travel

Đại đức thích Minh Hiền trụ trì chùa Hương, Phó Trưởng ban tổ chức lễ hội Chùa Hương 2016 cho biết thêm, trong năm nay các vị trụ trì trong quần thể khu di tích lịch sử danh lam thắng cảnh Chùa Hương cũng đã tiến hành cải tạo xây dựng một số công trình, hạng mục như nhà khách tại Thiên Trù hơn 1.000m2; Khu xử lý rác thải vị trí gần tuyến đi Hương Tích cách xa khu vực động để xử lý gần 5 tấn rác/ngày; Hoàn thành đưa vào sử dụng sân chùa Giải Oan...
Được biết năm 2013, suối Yến chính thức được UBND thành phố ký quyết định công nhận là tuyến giao thông đường thủy nội địa của TP Hà Nội vì thế các phương tiện đường thủy phải chấp hành các quy định an toàn của giao thông đường thủy nội địa. Theo ông Hậu đến thời điểm hiện nay đã có 4.500 phương tiện thuyền đăng ký chở khách và khoảng 300 thuyền chở hàng hóa. Để đảm bảo an toàn cho du khách du lịch chùa Hương đi đò, 4 đò chuyên vớt rác trên suối Yến chở kèm theo hàng chục phao gối nếu gặp sự cố có thể kịp thời cấp cứu. Ngoài ra chỗ nước sâu sẽ cắm cọc và bố trí phao cứu sinh tại đó.
Ước tính của Ban tổ chức, lễ hội sẽ thu hút khoảng 1,5 triệu lượt khách trong 3 tháng.

Thứ Năm, 14 tháng 1, 2016

Du lịch miền Trung : Khám phá món ngon Bình Định


Mỗi món ăn của du lịch miền Trung không những chứng tỏ tài khéo léo, đảm đang của người nội trợ, nét đặc sắc của mỗi địa phương, hơn thế nữa nó còn thể hiện bản sắc văn hóa của mỗi vùng miền. Bình Định là địa phương có nhiều món ngon và đặc sản nổi tiếng được kết tinh từ đất nước, con người, và đặc trưng văn hóa của miền đất võ.


Nem Chợ Huyện

“Rượu ngon Trường Úc mê ly/Gặp nem Chợ Huyện bỏ đi không đành”.

Nem Chợ Huyện ngon do cách chế biến một phần nhưng yếu tố chính vẫn là thịt. Thịt ở đây được chọn khá kỹ và phải là thịt heo cỏ. Khâu gói nem rất cần sự tỉ mỉ, cẩn thận để nem đạt độ chín, khi mở lá ra ruột nem có màu hồng bóng, nem được ăn với rau thơm, có thể cuốn với bánh tráng. Nem khi ăn được chấm với nước tương hoặc nước mắm tùy theo khẩu vị của mỗi người.

Bánh ít lá gai

“Muốn ăn bánh ít lá gai/ Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi”

Bánh được làm từ: gạo nếp, lá gai, đậu xanh, dừa, đường cát…những sản vật bổ và ngon được trộn lẫn vào nhau theo một công thức bí truyền đã làm nên nét độc đáo riêng của bánh ít. Khẩu bánh thật dẻo, nhưng ăn không dính răng. Ăn một miếng vị thơm của nếp, vị bùi của đậu, vị béo của dầu, vị ngọt của đường, hương cay nồng của gừng, tạo thành một cảm giác khoái khẩu và rất riêng của sản vật này.

Chình mun Châu Trúc

Cá chình thuộc họ nhà lươn, chạch nhưng lớn hơn nhiều, có con nặng hàng ký. Đặc biệt Chình mun Châu Trúc thuộc huyện Phù Mỹ là loại Chình mun nổi tiếng nhất hiện nay của du lịch miền Trung bởi thịt của nó thơm ngon, bổ dưỡng. Chình mun Châu Trúc có thể nướng hoặc um với chuối, cộng thêm ít hành, ngò.

Bún cá Quy Nhơn

Điều làm nên vị ngon “ngất ngây” của bún cá du lịch miền Trung chính là chả cá. Chả cá được làm từ cá thu, cá mối, cá thuẫn, cá rựa… Cá được nạo thịt rồi trộn với dầu ăn, gia vị, hành tím, hành lá…tạo hương vị thơm. Xương cá được hầm chung với xương heo, bắp cải, thơm, cà chua để làm nước súp, cộng thêm ít hành, tiêu, chanh, ớt và một ít rau thưởng thức thì quả là sản vật hết sức thú vị.

Bún Song Thằn

Làm bằng đậu xanh với nước dòng sông Côn. Nổi tiếng vì có hương vị thơm ngon đặc biệt là có giá trị dinh dưỡng cao, được sản xuất từ vùng An Thái (Nhơn Phúc, An Nhơn). Sở dĩ gọi là “song thằn” vì khi làm bún người ta thường bắt bún thành từng đôi một. Tương truyền các vua triều Nguyễn thường triệu thợ bún vùng An Thái ra kinh đô Huế làm, nhưng không thành công, vì không có nước sông Côn.

Bánh tráng nước dừa

Được làm từ tinh bột khoai mì, trộn với nước cốt dừa, ít vừng, hành và hạt tiêu tất cả đem trộn lại với nhau theo tỉ lệ bí truyền. Bánh thường dùng để khai vị, ăn vào miệng ta có thể cảm nhận được hương vị rất đặc trưng bởi sự hòa quyện của bột khoai mì, nước cốt dừa, cay thơm nồng của hạt tiêu, hành…

Tré

Tré có vị chua, ngọt, thơm dịu; Nguyên liệu làm tré gồm: thịt heo, riềng, tỏi thái mỏng, nêm gia vị cho vừa miệng ăn. Sau đó lót một lớp lá ổi, dùng một lớp rơm khô lót bên ngoài và bó cho thật chặt. Tré được ủ 2 - 3 ngày sẽ chín; các gia vị thấm vào thịt tạo nên một mùi thơm đặc trưng, cộng với vị riềng, tỏi lên men rất thơm ngon, quyến rũ.

Rượu Bàu Đá

Được mệnh danh là “Đệ nhất danh tửu”, rượu được chưng cất từ gạo và nguồn nước ngầm trong mát, ngọt ngào từ những hộc đá ngầm xóm Bàu Đá, thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn. Để có rượu ngon phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ quy trình, kỹ thuật chưng cất đến chất men, nguồn nước. Rượu Bàu Đá càng để lâu càng thơm ngon, uống càng đậm đà, càng sảng khoái.

Du lịch miền Tây thưởng thức món ngon từ cá rô đồng

Những cơn mưa đầu mùa bất chợt dễ làm lòng người nao nao. Mùa này, lúa ở ngoài đồng đã trổ bông, những cây lúa đã điểm tô nhiều màu sắc cũng là lúc bắt đầu mùa cá rô đồng. Ở nơi chốn thị thành có lúc ta chợt nhớ, chợt thèm biết mấy cái dư vị món cá rô đồng với nhiều món ăn làm say đắm lòng du khách du lịch miền Tây.

Về du lịch miền Tây, từ khoảng tháng 5- 6 âm lịch, khi mùa mưa mới bắt đầu, những cơn mưa rào đầu mùa đổ nước xuống đồng ruộng, ấy là mùa cá rô đồng đã đến. Cá đi theo thành đàn nhiều lắm, đủ các loại cá đồng như: Cá lóc, cá trê, cá sặt trong đó cá rô đồng là nhiều nhất. Mưa xuống, cá gặp nước bơi như trẩy hội, đó là lúc cá rô ngon nhất, mập mạp, to tròn, thịt săn chắc và có vị béo rất đặc trưng.

Cá rô đồng có thể dùng chế biến được nhiều món như kho tương, nấu canh cải, kho gừng… nhưng người ta bảo cá rô đồng kho tương là món ngon độc đáo từ cá rô đồng. Trước khi bỏ niêu chế tương kho, cá rô phải được mổ bỏ ruột, rửa sạch, để cho ráo nước, sau đó đem nướng vàng trên bếp than hồng. Mục đích của việc phải nướng cá cho vàng là để cá có mùi thơm, không bị tanh. Khi con cá đã chín vàng đủ độ, tỏa mùi thơm lừng, phủi hết những than đen bám quanh cá rồi mới kho. Lấy một chiếc niêu bằng đất sét, gừng tươi rửa sạch, dùng dao đập dập, sau đó cắt thành từng đoạn dài 3-4cm rồi lót vào đáy niêu.Tiếp đó, lần lượt xếp toàn bộ số cá rô đã nướng vào nồi đổ tương vào xâm xấp cá, nêm thêm chút gia vị, hạt nêm, đường, rắc vài lát ớt vào nồi cá sau đó bắc lên bếp kho vừa lửa liu riu, bởi lửa to nước tương nhanh cạn mà gia vị chưa kịp ngấm vào cá, mất ngon.


Cá rô đồng kho là món ăn thật dân dã từ tất cả các vùng quê đến thành thị đều cảm nhận được vị thơm, béo ngậy, bùi bùi từ món ăn này. Cá rô kho bầu thì các mẹ miền Tây dùng nồi đất để kho là ngon nhất. Cho một tí mỡ heo hoặc dầu ăn và bỏ một chút hành lá xắt nhỏ cùng tiêu đâm dập vào nồi cá. Rải vài cọng hành gốc lên trên mặt, hành gốc sẽ giòn rất ngon. Kho độ mười lăm phút khi thấy thịt cá rô da nhăn díu lại thì cá đã chín, bớt lửa thật nhỏ để giữ nóng và múc ra đĩa ăn kèm với ít rau thơm và cơm nóng. Giẽ một miếng thịt cá rô thơm phức, chấm với nước tương ngon giầm ớt cay nồng, cắn một miếng bầu non mềm, bạn sẽ thấy thấm đẵm hương vị tuyệt vời nơi đầu lưỡi. Đây là món đặc sản dân dã dễ làm, mang đặc trưng của vùng du lịch sông nước miền Tây.

Ở Bến Tre, vùng Lạc Địa (Phú Lễ - Ba Tri) trước đây còn nhiều cá rô đồng lắm bởi vì ở đây có rất nhiều cái đìa lớn nhỏ khác nhau. Ở đó, cá đồng tựu hội về nhiều vô kể, nhiều nhất là cá rô đồng. Về đây, có lẽ các bạn sẽ được thưởng thức cá rô đồng thơm ngon được chế biến thành nhiều món ngon mang đậm hương vị quê hương. Hiện nay, vùng đất bưng Lạc Địa này đã được cải tạo thành vùng đất mới không còn hoang hóa như xưa nữa, những người dân ở đây đã vét ao đầu tư nuôi cá rô bằng thức ăn công nghiệp. Thịt cá rô công nghiệp tuy ăn không ngon bằng cá rô đồng, không được săn chắc và mang cái hương vị vốn có của cá rô đồng, nhưng vẫn bán chạy ào ào tại các chợ, các má, các cô vẫn thích mua cá rô về để chế biến các món ăn dân dã đồng quê mang đậm hương vị du lịch sông nước miền Tây.

Hương vị quê hương

Cá rô nấu canh có khoảng hơn chục món như: Canh cá rô nấu khế, cá rô nấu cải xanh, canh cá rô rau đắng,…nhưng với người dân miền Tây, món khoái khẩu nhất phải kể đến canh chua. Canh chua cá rô có thể nấu với nhiều thứ, nhưng chưa có món nào “qua mặt” canh chua bông so đũa. Bông so đũa tươi ngon phải hái từ sáng sớm, lật bỏ nhụy và đài xanh, cá nấu chín nêm nếm xong phải vận lửa lớn thả bông so đũa vào sôi bùng lên là nhấc xuống ngay, nếu không bông so đũa sẽ bị rục ăn không ngon. Vị nhẫn nhẫn của bông so đũa, ngọt lừ béo ngậy của cá, chua ngọt của canh, cay nồng của ớt khiến cứ xì xụp húp, không uổng công nấu. Bữa cơm gia đình ở miền Tây còn một món “ruột’ luôn đi cập với canh chua đó là cá rô khô tộ. Cá rô kho tộ quả là số một, thịt cá mềm không phải bở ăn rất hao cơm. Bí quyết kho cá ngon là cá phải để trong “tộ” đất hoặc sành, kho với lửa riu liu, cá được giữ nóng âm ỉ, đủ thời gian để thấm gia vị, lâu lâu nên thả ga một bữa dùng mở để kho thay cho dầu và nhớ là cơm phải nấu cho nhiều, kẻo thiếu.

Những con cá rô đồng tròn trịa, vẩy xanh bóng nhẫy, bụng trứng căng phồng, đem nướng trên lò than hồng cho tới khi toả mùi thơm hấp dẫn. Cá rô đồng nướng thêm đĩa rau lang luộc là đủ cho một bữa ăn dân dã. Ngày trước, cá rô không bao giờ thiếu vắng trong các cánh đồng lúa nước và từ lâu đã là loại thực phẩm tạo nên món ăn dân dã mà hấp dẫn đến lạ lùng. Ngoài những món truyền thống như cá rô chiên giòn, cá rô nướng,… còn có thể tìm thấy một hương vị ngọt ngào từ món canh cải bẹ xanh nấu cá rô.. Canh cải bẹ xanh nấu cá rô ăn vừa mát lại vừa có vị ngọt rất riêng bởi thịt cá giòn, rau cải xanh thoáng chút hăng quyện với hương gừng thơm nức. Khi ăn phải dùng đũa gắp rau và cá lên thìa rồi thêm chút nước gừng mới cảm nhận được vị ngon của món ăn, nồi cơm của mẹ nhờ thế mà lúc nào cũng cạn cả cháy. Thịt cá thơm hòa quyện với mùi tương và mùi gừng quyện vào, thật chẳng cao lương mỹ vị nào sánh bằng.

Nhớ khi xưa khi những cánh đồng lúa chín lúc nào cũng có nhiều cá. Bây giờ, ít khi thấy ai vác cần ra đồng câu cá rô nữa, ruộng vẫn xanh tươi sắc lúa, đồng vẫn ăm ắp nước nhưng đã thiếu vắng một thứ âm thanh gì đó rất thân quen. Phải chăng, tiếng quẫy nước của cá rô đồng, nghe xôn xao, và da diết biết bao. Nhớ lắm mùa cá rô đồng của du lịch miền Tây.

Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016

Những món ngon chớ bỏ qua khi du lịch Hải Phòng


Mùa hè này, nếu có dịp du lịch Hải Phòng, có 3 món ăn dân dã lại rất ngon mà bạn không nên bỏ qua...

Du lịch Hải Phòng vào một ngày trời nắng oi ả, thành phố hoa phượng đỏ sẽ chào đón chúng ta bằng những chùm hoa lửa đỏ rực hai bên đường. “Đặc sản” của du lịch Hải Phòng không chỉ có hoa phượng đỏ mà còn là nơi sản sinh ra nhiều món ăn ngon để phục vụ cho cái thú “ sành ăn” của người Hải Phòng, đặc biệt là những đồ ăn chế biến từ hải sản.

Du lịch Hải Phòng - GSV Travel

Người ta bảo nếu đến một thành phố mới và muốn khám phá ẩm thực cũng như đời sống của người dân thành phố đó thì hãy đến chợ. Ở Hải Phòng có rất nhiều khu chợ như chợ Sắt, chợ An Dương, chợ Cố Đạo, chợ Lương Văn Can… Địa điểm mà chúng ta ghé đến đầu tiên là chợ An Dương để tìm món giá biển.

Giá biển (giá bể) là một loài nhuyễn thể, có 2 vỏ màu xanh, to bằng ngón tay nhưng ẩn chứa bên trong là một lớp thịt (giống như con hến) thơm ngọt, cùng với cọng chân trông giống như giá đỗ.

Giá bể có thể xào chua ngọt hoặc làm nộm. Mình giá bể đem xào với tỏi, thêm mắm, đường, dấm, ớt, rồi cho bột dong pha loãng vào để tạo độ sền sệt. Cuối cùng cho chân giá vào đảo, bắc ra bát rồi rắc lá chanh, ngò, củ sả thái chỉ lên trên là đã có một bát giá bể xào chua ngọt cực kì lạ miệng, thơm ngon.

Ăn giá bể xào chua ngọt hơi mệt vì phải nhằn từng con một nhưng thật đã bởi sự “ no tròn” về vị giác do người nấu khéo tay nêm nếm, nhưng nếu bạn vẫn chưa đã mà đã lười “ nhằn” thì gọi ngay một đĩa nộm giá bể. Nộm giá bể ăn cuốn bánh tráng ăn kèm với các loại rau thơm đinh lăng, lá sắn thuyền, chuối chát, dứa chua ngọt, khế xắt mỏng… chấm nước mắm chua ngọt.

Và về du lịch Hải Phòng thì không thể không nhắc tới bánh đa cua. Bát rất đầy đặn, màu gạch cua nâu hồng, màu bánh đa nâu sậm, màu xanh mướt của rau muống, hành lá, màu đỏ tươi của ớt và vàng rộm của hành khô. Màu sắc bắt mắt kết hợp với hương vị thơm ngon, béo ngậy làm thực khách lưu luyến.

Du lịch Hải Phòng - GSV Travel

Nếu như giá bể và bánh đa cua chỉ là món ăn “chơi” của người Hải Phòng thì vào tối mát trời một nồi lẩu cua đồng sẽ làm bạn hài lòng. Một trong những quán lẩu cua đồng nổi tiếng ở Hải Phòng là Minh Quỳnh ở phố Văn Cao. Nước lẩu ngọt đậm vị cua, nhiều gạch, trong nồi rất nhiều viên thịt nấm, rau nhúng thì tươi xanh. Các đồ nhúng kèm rất phong phú, từ giò sống, lòng non, thịt bò, đậu phụ, chả cá... Chả cá Hải Phòng quết cá tươi rán kỹ, ăn vừa giòn vừa dai. Ăn kèm bún là hợp nhất nhưng Hải Phòng vốn nổi tiếng về bánh đa đỏ nên nhúng ít bánh đa đỏ, sợi dai dai đậm đà cho chắc bụng.

Rời Hải Phòng với nhiều lưu luyến, sẽ còn quay lại du lịch Hải Phòng nhiều nhiều lần nữa để được thưởng thức những món ngon dân dã mà tinh túy vô cùng.

Du lịch Nghệ An khám phá món lạ từ "mực nháy"

Với mục đích quảng bá những đặc sản du lịch biển Việt Nam, giúp du khách du lịch Nghệ An chọn lựa một món ăn tươi ngon trong chuyến du lịch Nghệ An của mình, Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam chính thức công bố 10 đặc sản hải sản Việt Nam trong hành trình tìm kiếm, quảng bá đặc sản và ẩm thực Việt Nam lần thứ 1, bao gồm: Sá sùng (Quảng Ninh), Bào ngư Bạch Long Vỹ (Hải Phòng), "Mực nháy” Cửa Lò (Nghệ An), Cá ngừ đại dương (Phú Yên), Sò huyết đầm Ô Loan (Phú Yên), Tôm hùm Bình Ba (Khánh Hòa), Mực một nắng Phan Thiết (Bình Thuận), Ốc vú nàng Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Còi Biên mai Phú Quốc (Kiên Giang), Tôm tít (Cà Mau).

“Mực nháy” có nơi còn gọi là mực nhảy, tên gọi này dùng để chỉ những con mực được ngư dân vừa bắt lên khỏi nước biển còn nguyên độ tươi và được đưa vào chế biến và thưởng thức ngay tại chỗ khi còn tươi nguyên. Đây là một món đặc sản của du lịch Nghệ An. Thông thường nhiều người vẫn quen gọi là mực nhảy nhưng tên gọi chính xác là “mực nháy” vì con mực mới bắt lên còn sống, mình trong suốt, làn da lúc nào cũng nhấp nháy những đốm lân tinh. Hai cách gọi trên tuy diễn tả những trạng thái khác nhau của con mực nhưng đều nói lên mức độ tươi ngon của con mực.

Du lịch Nghệ An - GSV Travel

“Mực nháy” có nhiều cách chế biến. Có cách đơn giản là dùng ngay tại chỗ, câu mực được con nào nướng luôn con ấy trên tán đèn măng sông. Con mực tươi rói nướng lên vừa thơm vừa giòn vừa ngọt, chấm với tương ớt cùng muối tiêu pha chanh rất ngon.
Mực luộc cũng là cách ăn thông dụng nhưng không lạ miệng bằng ăn tái, du khách thích ăn con nào cầm râu con đó nhúng vào nồi nước đang sôi trong chốc lát rồi vớt ra thưởng thức. Ăn mực sống thì phải chọn con mực vừa mới câu lên khỏi mặt nước, bỏ hết nội tạng thái miếng vát chanh vào ướp một lúc. Sau đó gắp miếng mực tươi cong chấm vào chén mù tạt cay sực mùi hạt cải.

Du lịch Nghệ An - GSV Travel

Mực hấp là món nhanh, ngon và hấp dẫn. Món mực nhảy hấp làm đơn giản, cần rửa sạch mực, lấy túi để nguyên con cho vào nồi, giã ít gừng tươi trộn đều, cho ít nước dừa hoặc bia, đậy kín nồi rồi nhóm lửa hấp đến khi nước sôi thì mực sẽ chín, có thể thêm hành lá sau đó vớt ra sắp đều trên đĩa và thưởng thức.

Ngoài ra còn có thể nhóm lửa bên bờ biển nướng, xào hay đem vào các quán bình dân đúc các loại bánh …

Ăn loại mực này thực khách du lịch Nghệ An sẽ cảm nhận được độ tươi ngọt, thịt mực vừa giòn vừa dai nên người ăn có cảm giác sảng khoái, ăn no nê mà không ngán.Ngoài ra câu mực nhảy và thưởng thức tại chổ cũng là một loại hình giải trí kết hợp với thưởng thức đặc sản rất thú vị của du khách. Những năm gần đây, kết hợp với sự phát triển du lịch, nghỉ mát, dịch vụ câu mực nhảy bằng thuyền thúng ở Cửa Lò đã trở thành một thú tiêu khiển hấp dẫn nhiều du khách. Dịch vụ này đã tạo nên nét độc đáo, đem lại bản sắc riêng cho du lịch Cửa Lò.

Gà chọi 7 món - đặc sản du lịch Vĩnh Phúc


Du lịch Vĩnh Phúc, du khách hay thích tìm những món ngon vật lạ, đặc trưng ở các vùng miền, vì thế khi đến đây du khách phải chọn ngay món đặc sản gà chọi 7 món.

Con gà chọi hơn 3kg, được người đầu bếp Vĩnh Phúc khéo léo chế biến thành một mâm toàn thịt gà, nhưng phối với rất nhiều loại gia vị, nguyên liệu đi kèm khiến các món hoàn toàn khác nhau, và ngon đến lạ kỳ.

Du lịch Vĩnh Phúc - GSV Travel

Món đầu tiên là gà nướng lá chanh. Thịt gà vàng ruộm, thơm phức. Đặc biệt, miếng thịt gà chọi vốn nổi tiếng dai cứng, lại vô cùng mềm mại, dẻo dai vừa phải. Gia vị được tẩm ướp rất vừa miệng nên không cần phải chấm thêm gì mà có thể thưởng thức ngay.

Món kế tiếp là gà chọi hấp. Thay vì hấp nguyên miếng gà tươi, thì gà chọi ở đây được tẩm ướp rồi mới bắt lên hấp, nên miếng thịt vẫn giữ được vị ngọt, lại ngấm gia vị rất ngon và lạ miệng.

Gà chọi xào sả ớt hành tây là một món để ăn kèm cơm, xôi. Vị cay của ớt, ngọt của hành tây và thơm nồng nàn của sả khiến cho món gà chọi xào thực sự là món ăn quyến rũ và hao cơm.

Món gà chọi xào lá giang là một trong những sáng tạo của người đầu bếp. Món ăn không gây ngán, lại thơm ngon, kèm chút vị chua đằm thắm từ lá giang rất kích thích khẩu vị, nên món ăn là sự phối hợp rất hài hòa các hương gây mùi nhớ.

Ấn tượng nhất với mỗi chúng ta khi du lịch Vĩnh Phúc có lẽ là món nộm da cổ gà chọi. Da cổ được hấp chín, tẩm chút gia vị rồi trộn với thính gạo hoặc bánh tráng giã nhuyễn, trộn thêm với chút lá giang tươi. Khi ăn, phần da cổ sần sật nhưng không dai, càng ăn càng mê...

Du lịch Vĩnh Phúc - GSV Travel

Để chống ngán còn có món lòng gà chọi xào với chuối xanh. Ngoài ra, thực khách du lịch Vĩnh Phúc cũng có thể thưởng thức thêm canh xương gà hầm đậu xanh, được coi là món ăn giải nhiệt rất tốt mà tôi thường xuyên được thưởng thức khi ra xứ Bắc. Nhưng với xương gà chọi, nước dùng dường như ngọt hơn. Trong tiết trời lạnh lẽo của Vĩnh Phúc những ngày mưa, xì xụp chén canh đỗ xương gà chọi, càng cảm thấy sự thú vị của món ăn được xem là một trong những món ngon của địa phương này. Gà chọi 7 món của du lịch Vĩnh Phúc thực sự là bữa tiệc gà làm mỗi chúng ta thích thú, ấn tượng, không thể nào quên.

Chủ Nhật, 10 tháng 1, 2016

Những món ăn nên thử khi du lịch Quảng Ninh

Khi du lịch Quảng Ninh, một vùng đất giàu tính nhân văn mang đậm nét văn hoá Việt, bạn bè gần xa lại có dịp thưởng thức những món ăn dân gian khó quên, những món ăn đặc trưng văn hoá ẩm thực của vùng biển Đông Bắc Việt Nam...

Người ta đã tìm ra có tới hàng trăm món ăn dân gian từ xa xưa ở vùng biển Quảng Ninh. Và tất nhiên, đã là món ăn dân gian thì thường đơn giản, dễ kiếm, dễ làm, dễ ăn. Như món cá mòi chẳng hạn, ca dao có câu “Ăn cơm với cá mòi ve/ Lấy chồng Vân Hải như khoe má hồng”… 

Tuy nhiên, cá mòi không phải mùa nào cũng giống nhau. Dân gian có câu: “Tháng ba quạ tha cá mòi”, ý nói đừng mua cá mòi về ăn dịp này; bởi cá mòi tháng 3 thường gầy, nhiều xương, ít thịt….


du lịch Quảng Ninh - GSV Travel
Nem Chạo Quảng Yên

Văn hoá ẩm thực ở vùng biển Quảng Ninh có đặc điểm là cùng một món ăn nhưng lại có nét riêng biệt, mang đặc trưng của vùng mình. Ví dụ như vùng huyện đảo Vân Đồn, Cô Tô, Quảng Yên đều có mực ống, hà, tù hài... Nhưng mực ống ở Cô Tô mới là loại mực ngon nhất, càng nhai càng ngọt; trong khi với con hà thì chỉ ở Quảng Yên mới ăn mới ngon; cũng như vậy, các món ăn chế biến từ con ngán có ở Quảng Yên, Vân Đồn, Hạ Long, Hoành Bồ, Hải Hà, Đầm Hà, Móng Cái v.v.. nhưng xuất xứ của nó lại từ Quảng Yên. Người Vân Hải (Vân Đồn) trước đây chưa biết cách đánh bắt con ngán, về sau mới biết do người Quảng Yên đến đánh bắt, có người ở lại lấy chồng, lấy vợ, sinh cơ lập nghiệp tại đây, rồi truyền lại cho...
Một cách thức chế biến món ăn dân gian ưa thích của người Việt là món nướng, từ sắn nướng, khoai nướng đến cá nướng, sò nướng, ngán nướng, ngao nướng, cua nướng, tôm nướng, ốc nướng… Món nướng dễ ăn, ăn ngon, ăn thơm, lành bụng.

Ngoài ra, ở Quảng Yên còn có một loại thức ăn đặc sản, đó là nem chua chấm tương ớt, thường được ăn kèm khi uống bia rượu, trong bữa liên hoan gia đình thịnh trọng hoặc trong liên hoan tập thể. Du khách du lịch Quảng Ninh thường mua về làm quà tặng bạn bè, người thân trong gia đình.

Cũng ở Quảng Yên còn có một loại đặc sản, đó là bánh gio. Ngoài ra còn nem chạo, rau câu (còn gọi là rong biển), một loại đặc sản ăn vừa mát lại vừa bổ, dùng trong các bữa liên hoan. Rau câu còn chữa được bệnh bướu cổ, bệnh tràng nhạc…


du lịch Quảng Ninh - GSV Travel
Con Ngán

Nói về bánh, ở Hạ Long có bánh cuốn nhân tôm, ăn với chả mực mà nổi tiếng nhất là ở khu phố Hàng Nồi (phường Hòn Gai). Đặc biệt ở đây có một thứ đồ uống khó quên, đó là rượu ngán, khi uống ta thấy nó vừa thơm, vừa mát, lại vừa bổ, tăng sức khoẻ cho người già, sức cường tráng cho nam giới. Loại đồ uống này hiện đang khá phổ biến ở TP Hạ Long, TP Cẩm Phả, thị trấn Cái Rồng (huyện Vân Đồn), Quảng Yên, huyện Hải Hà, thị trấn Tiên Yên (huyện Tiên Yên), phường Trà Cổ và một số cửa hàng ăn uống ở TP Móng Cái v.v.. Ở Vân Đồn, Hạ Long còn có món bánh đa nướng tráng bằng bột gạo tẻ, được xay thành bột lọc nước, tráng thành bánh, sau đó rắc vừng đen rang chín lên mặt bánh đa, khi ăn vừa giòn lại vừa thơm.

Huyện Vân Đồn có làng chè Trà Bản, sau này khi xã Vân Hải được chia tách thành 4 xã, thì làng chè Trà Bản có tên mới là trà Bản Sen. Ở làng Vân, có một loại chè gọi là chè Vân, cây chè ở làng Vân đã tồn tại hàng nghìn năm nay, từ trước khi người ta đến đây cư trú. Người dân ở đây coi cây chè là một nghề chính, do vậy có nhà có tới hàng chục héc ta cây chè, nhà nào ít cũng có từ 5-10 sào đến một hecta. Chè Vân một thời được coi là đồ uống chính của người dân vùng biển, đặc biệt là người dân làm nghề chài lưới, vận tải sông nước. Chè Vân khi pha uống rất được nước, nước chè màu đậm nâu, có vị thơm, uống xong thấy ngọt miệng. Khi đói uống nước chè Vân vào có người còn bị say. Đây là loại chè trên vùng đảo, một đặc sản quý. Chính vì vậy, mà nhiều nhà nghiên cứu đã rất để tâm đến loài cây này.

Liệt kê ra một số đồ ăn thức uống để thấy du lịch Quảng Ninh có rất nhiều món ăn truyền thống, phong phú đa dạng dễ kiếm, lành bụng, mọi lứa tuổi, người lạ, người quen đều ăn được, uống được, dễ hợp khẩu vị… Vậy nên những món ăn này rất cần được khai khác, phát triển để góp phần tạo dựng thương hiệu cho du lịch Quảng Ninh.

Du lịch Phú thọ thưởng thức thịt chua ống nứa

Thịt chua đã có từ bao giờ? Có lẽ chẳng thể ai đoán được chính xác. Người ta chỉ biết rằng món thịt chua được bắt nguồn từ món ăn của đồng bào Mường ở miền trung du đất tổ Vua Hùng. Phải chăng, cái ngày xưa ấy khi đời sống vật chất còn thiếu thốn, không có tủ lạnh để bảo quản thịt mà người Mường xứ này đã nghĩ ra một cách thức bảo quản thịt là muối chua?

Chỉ với ý nghĩa đơn giản như thế đó nhưng đã tạo nên món ăn thân thuộc và độc đáo với người dân vùng này mà giờ đây nó đã trở thành món đặc sản mang thương hiệu của “vùng Đất Tổ” làm say mê biết bao du khách khi du lịch Phú Thọ.

Món Thịt chua sở hữu hương vị chua lạ, mặc dù cũng sử dụng nguyên liệu là thịt lợn và thính giống như vài món nem chua, nem nắm, nem phùng... Nhưng khách phương xa cứ mỗi dịp du lịch Phú Thọ đều muốn đem về một phần hương vị này để làm quà.

Du lịch Phú Thọ - GSV Travel

Theo cách làm truyền thống của bà con nơi đây, cho dù được làm từ thịt lợn, nhưng không phải loại thịt lợn nào cũng làm được thịt chua. Món thịt chua ngon phải được làm từ thịt của loại lợn mán hoặc lợn lửng mà người Mường ở đây thường hay trêu đùa nhau là “lợn cắp nách”. Giống lợn này thường nhỏ, cân nặng chỉ khoảng 15 đến 20kg. Lợn được chăn thả tự nhiên, ăn rau cỏ mà không sử dụng bất kỳ một loại thức ăn công nghiệp nào thì mới đảm bảo được chất lượng, thịt mới săn chắc, thơm ngon.

Khi bắt đầu chế biến thì nguyên liệu nhất thiết phải có thịt lợn, thính ngô, ống nứa, và lá ổi. Cả con lợn sau khi làm thịt được treo lên cho ráo kiệt nước rồi được nướng qua dưới than hồng. Những miếng thịt ngon như thịt mông, thịt vai, thịt thăn hay thịt ba chỉ được lọc ra để làm món thịt chua. Sau đó thịt được thái miếng mỏng vừa ăn rồi ướp với gia vị và một chút muối cho đậm đà. Đồng thời, ngô hạt được rang đều tay trên ngọn lửa vừa, không đun lửa quá to hoặc quá nhỏ thì hạt ngô mới dậy thơm và chín đều. Rồi ngô được nghiền nhỏ thành bột. Bột này chính là bột thính, ngoài chức năng tạo mùi thơm còn có công dụng lên men tạo vị chua cho thịt, đây chính là khâu làm chín thịt. Do vậy, có thể nói thính cũng mang yếu tố quyết định đến vị thơm ngon của thịt chua.

Khi thịt đã thấm đều gia vị thì tiếp tục trộn thịt với bột thính, trộn sao cho đều tay, và bột thính bao bọc đều các mặt thịt. Trong khi đó ống nứa và lá ổi được rửa sạch, để ráo nước. Theo quan niệm của người Mường thì ống nứa đảm bảo cho không khí không bị lọt vào trong, còn lá ổi chống ẩm mốc cho thịt. Trước khi đúc thịt đã trộn thính vào ống nứa người ta lót một lớp lá ổi dưới đáy ống, cho thịt vào và lèn thật chặt thịt, sở dĩ làm như vậy thì thịt mới ngon và giòn được. Khi đúc thịt đầy ống nứa thì lại lót một đến hai lớp lá ổi lên trên rồi dùng hai thanh tre gài chặt lại. ống thịt được để chỗ khô thoáng, sau 4 đến 5 ngày là thịt chín và có thể ăn được.

Khi ăn gỡ thịt chua ra đĩa, phải dùng tay để cuộn thịt trong lá ổi, lá đinh lăng, lá sung... và chấm với tương ớt. Cái vị bùi bùi của thịt, sần sật của bì hòa cùng vị chua thơm của thính ngô lên men, vị chát của lá cây rừng và vị cay cay của tương ớt, ăn hoài mà không ngán. Thế nên, nếu bạn có dịp du lịch Phú Thọ đừng quên món thịt chua và đừng quên mời bạn bè mình cùng thưởng thức nhé. Sẽ rất khó cưỡng lại được sự hấp dẫn của món ăn này đấy.