Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2017

Thấm thía cái tình của lẩu mắm Bạc Liêu

Người miền Tây thường nói với nhau: Ăn mắm thấm về lâu. Thấm là thấm cái vị mặn mòi của sông nước Đồng Bằng Sông Cửu Long, thấm là thấm cái tình của người miệt vườn, đồng ruộng chất chứa trong đó nữa.

Thì du khách tour du lịch miền Tây giá rẻ cứ đi đâu đó “lạc” vô bất kì nhà nào ở miền Tây này hỏi họ có biết món mắm đồng không hẳn rằng sẽ nghe chung một câu trả lời là “có”. Người miệt đồng bằng, cá tôm nhiều, để lâu không được mà mầm khô hoài cũng… ngán nên món mắm ra đời là vậy. 

Có lẽ vì mắm được chắt lọc từ hương đồng sông nước mênh mang và bàn tay khéo léo của nông dân Đồng bằng Sông Cửu Long nên mắm ở đây có hương vị rất riêng, chân chất, mộc mạc mà sâu lắng. Mắm Bạc Liêu rất đặc biệt, đó là món ăn mang dấu giao thoa ba nền văn minh mắm: Chăm - Khemer - Việt rất rõ nét.


Anh bạn Nguyễn Đức Hạnh - Giám đốc phòng Văn Hóa huyện Vĩnh Lợi nói với chúng tôi: Đến Bạc Liêu không ăn mắm thì thôi, nếu ăn mắm thì đến quán lẩu mắm chùa cô Bẩy. Khi chúng tôi thắc mắc về tên gọi quán thì anh giải thích: Gọi là quán lẩu mắm chùa cô Bẩy vì quán mắm nằm gần chùa cô Bẩy chứ tên thiệt của quán là Hồng Gấm, quán này chỉ bán một món duy nhất là lẩu mắm. Quán đã bán đến hơn 30 năm, trải qua 3 thế hệ bán lẩu mắm ở xứ Bạc này.

Chủ quán Hồng Gấm kể ba thế hệ nấu lẩu mắm nhà bà đời này truyền đời khác chỉ bán chính con mắm mình làm, tùy mùa mà có mắm cá sặc, cá rô, cá linh… Nhưng nhất định không lấy mắm ở ngoài mà chế biến. Mỗi nơi đều có những bí quyết riêng để làm nên hương vị riêng của mắm nhưng đều phải qua khâu chế biến chính: cá làm mắm làm sạch ruột, ủ muối khoảng trên dưới 30 ngày sau đó lấy cá đã muối ra rữa lại, loại bỏ mỡ, tạp chất, phơi ráo rồi trộn với thính (gạo rang xay mịn) rồi xếp vào khạp, lèn thiệt chặt, nấu nước muối với phân lượng 1 lít nước + 20g muối hột để nguội rồi đổ vào khạp cá. Khạp được phơi nắng. Để chừng 45 ngày là có thể vào đường. Dùng dao băm nhỏ đường tán, cho nước vào với phân lượng 2 đường + 1 nước, vừa đủ nấu nhỏ lửa cho tan đường thành dạng mật cứ trên một lớp cá rưới một lớp mỏng mật đường rồi lại cài dằn cho chặt cá. Để thêm ít ngày nữa là mắm có thể dừng được.

Món mắm hồi xưa chỉ quẩn quanh vài ba món kho ăn kèm rau đồng trong bếp người nông dân. Rồi mắm theo chân người mà đi khắp nơi, được sáng tạo thành muôn món mà lẩu mắm là món khoái khẩu của cả người dân nghèo lẫn giới sành ăn.

Lẩu mắm được nấu bằng nước cốt mắm sặc hoặc rô cùng nước dừa tươi, có thêm xả và tỏi phi để dậy mùi, các thức trong lẩu mắm phong phú từ thịt heo ba rọi, cá ba sa, cá ngát, cá bông lau, cá kèo, tôm bạc, mực, tàu hũ chiên hoặc tươi… Dù cả chục món thịt, cá, tôm, mực trong nồi lẩu nhưng nếu chỉ có vậy thì không ra cái… lẩu mắm. 


Lẩu mắm thì phải ăn với rau đồng. Nào càng cua, rau dừa, cải xanh, hẹ, rau đắng, rau mác, mướp, rau muống, bồn bồn, cù nèo, rau ngổ, tần ô, ngò, cần nước, rau muống chẻ, giá, bắp chuối, bông súng, rau riệu, lá tai tượng… Rau thôi chưa đủ, còn có cả bông: bông bí, so đũa, hẹ, lục bình, điên điển… Rồi có cả quả: cà phổi, đậu rồng, khổ qua… Cả lá, hoa, quả được xếp lại chỉ nhìn thôi đã thấy hơi thở nồng nàn của cánh đồng đang mùa vụ chín, màu xanh của rau, đỏ của bông so đũa Thái, vàng của bông bí. Rồi hương thơm lẩu mắm kế bên bốc lên, nhất là trong một ngày mưa dầm thì chẳng du khách du lịch miền Tây sông nước có đủ dũng cảm từ chối món ăn hấp dẫn này được.

Rồi khi ngồi xuống, tay bứt rau thả vô nồi lẫu, rau chín tới, ăn kèm với cá, thịt, tôm, mực... nhai thiệt chậm để cảm nhận những vị đắng của khổ qua, rau đắng hòa với vị ngọt của bông bí, điên điển, lẫn với cái giòn tan của rau muống, bông súng thêm vị bùi béo của thịt ba rọi, vị ngọt của các loại cá tôm... thêm vị cay của trái ớt hiểm… thì ngon không gì diễn tả được… 

Lẩu mắm - bản giao hưởng ẩm thực, là sự kết hợp hoàn hảo của hương và sắc. Ngày trước món mắm chỉ là món ăn trong xó bếp của người miệt đồng, giờ đây mắm đã vào các nhà hàng, khách sạn sang trọng. Người lần đầu ăn thì sẽ muốn quay lại xứ Bạc lần nữa để “thăm” lại lẩu mắm chùa cô Bẩy, người xứ Bạc xa quê hương thì lại nhớ quay quắt cái món mắm nhà quê mà đậm tình, đậm nghĩa.

Thứ Hai, 15 tháng 5, 2017

Hương vị đậm đà của bánh lá dừa miền Tây

Chiếc bánh với vị thơm của nếp dẻo, ngọt bùi của nhân dừa, đậu xanh và thoang thoảng hương thơm của lá dừa trở thành món quà dân dã cho du khách khi đến du lịch miền Tây Nam Bộ.

Bánh lá dừa được bày bán nhiều ở các chợ vùng sông nước Cửu Long. Nguyên liệu để làm bánh dừa không quá cầu kỳ, gồm gạo nếp, chuối, đậu xanh và cơm dừa nạo để làm nhân. 

Để làm bánh dừa ngon, người ta phải cẩn thận ngay từ khâu chọn gạo. Loại được chọn là nếp dẻo, hạt mẩy, căng tròn, đem vo sạch, ngâm qua đêm cho ngấm nước. Đậu xanh cũng được ngâm cho tróc vỏ, đãi sạch.

Những quả dừa khô, không quá già được nạo lấy cơm, vắt thành thứ nước cốt đặc sánh, dậy mùi thơm, ngậy rồi trộn cùng gạo nếp, đảo sơ qua cho thấm. Nhiều người còn thêm chút đậu đen hoặc đậu xanh trộn cùng với nếp để tăng thêm độ thơm của bánh.


Tùy vào sở thích của du khách tour du lịch miền tây giá rẻ mà có nhiều loại nhân khác nhau như dừa hay chuối. Thường người ta dùng cơm dừa băm nhuyễn rồi trộn cùng đậu xanh, đem nấu nhừ, thêm hành lá, một chút muối cho đậm vị rồi vo thành từng nắm để làm nhân. Đơn giản hơn, người ta dùng chuối cắt làm hai phần, ướp thêm chút đường làm nhân bánh cũng rất ngon.

Những chiếc lá dùng để gói bánh là loại còn hơi non, có màu vàng nhạt. Lá mềm, non thì bánh dừa mới thơm và màu đẹp. Khi gói, người ta chồng lá dừa thành các lớp, cho gạo nếp rồi nhân và gói lại.

Khi gói, không được chặt tay quá vì bánh sẽ không chín đều. Còn nếu lỏng tay, bánh sẽ bị ngấm nhiều nước, nhão, ăn không ngon.


Người ta thường cho thêm một lớp lá dừa phía dưới nồi khi luộc để bánh không bị cháy, lại thoang thoảng mùi thơm của lá dừa tươi thấm vào trong nếp.

Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị đậm đà, béo của dừa, vị thơm của nếp dẻo, bùi của đậu kết hợp với từng loại nhân tạo thành món ăn không thể quên.

Gỏi ốc giác -Món ngon nổi tiếng của biển Phan Thiết

Một đĩa gỏi gồm đu đủ, rau răm, thịt luộc, ốc giác, thêm nước mắm giấm đường và trộn đều, thưởng thức cùng bánh tráng nướng. 

Ốc giác là loại hải sản quen thuộc của người dân miền biển Phan Thiết, thường chế biến thành nhiều món khác nhau phục vụ thực khách tour du lịch Mũi Né. Ngoài các cách đơn giản như luộc, hấp, nướng, xào với mì..., ốc giác còn nổi tiếng với món gỏi.


Mỗi con ốc giác thường có trọng lượng rất lớn, đôi lúc nặng tới 2 kg và có khả năng sống hàng tuần trong nước mặn sau khi đánh bắt. Tuy nhiên, loại làm món gỏi phải mới đánh bắt lên bờ, thịt còn tươi, tiết chất nhờn để bảo đảm độ ngọt.

Thịt ốc giác có hai phần, cùi và ruột đều ăn được. Phần cùi có màu trắng trong, cứng nhưng ăn giòn sần sật. Còn ruột màu nâu nhạt, vị béo, bùi.

Có hai cách để lấy thịt ốc, phổ biến nhất là luộc cả con, sau đó dùng đũa xăm vào. Khi chín, phần thịt bên trong rất dễ kéo ra. Cách thứ hai là ốc còn sống, gỡ thịt ra khỏi vỏ, sau đó mới đem luộc.

Thịt ốc giác luộc chín được sắt thành sợi nhỏ, trộn cùng thịt ba chỉ, đu đủ thái mỏng, rau răm, lạc và hành phi... Ngoài ra, đầu bếp cũng có thể chế biến thành gỏi ốc giác hoa chuối hay xoài xanh với vị khác lạ.


Để làm gỏi ốc giác ngon, phần quan trọng nhất là gia giảm đường, giấm sao cho đậm vị, không ngọt gắt cũng không chua quá. Hành rắc lên trên phải là loại tía, phi thơm, vàng óng.

Nước mắm pha chế chấm gỏi rất công phu, có đủ vị ngọt, chua, thanh và ăn kèm bánh đa (bánh tráng nướng). Món này có mặt trong nhiều quán, nhà hàng ở Phan Thiết, phổ biến nhất là gần ga mỗi buổi chiều, tối rất hấp dẫn du lịch Phan Thiết Mũi Né 4 ngày 3 đêm

Những món đặc sản đậm đà hương vị biển Phú Quốc

Bún cá, bún kèn và các loại hải sản tươi sống là những món đặc sản đậm đà hương vị biển ở đảo ngọc Phú Quốc làm say lòng du khách.

Được mệnh danh là đảo ngọc phương Nam, Phú Quốc nổi tiếng với những bãi biển trong xanh, sóng vỗ rì rào và bờ cát trắng trải dài. Nơi đây phù hợp cho kỳ nghỉ lễ dài ngày bên gia đình và bạn bè. Những món ăn ngon của biển cũng sẽ giúp chuyến đi của du khách du lịch Phú Quốc 4 ngày 3 đêm thêm phần thú vị.

Bún cá


Bún cá là đặc sản dân dã có nhiều ở An Giang và Kiên Giang nhưng ở Phú Quốc lại có hương vị riêng. Loại cá được dùng làm nguyên liệu là cá lóc, thịt lành và dễ tiêu. Thịt cá lóc được cắt thành những khoanh trắng nõn - cũng là thành phần chính của tô bún. Ngoài ra một bát còn có cả thịt tôm rim, chả lụa ăn kèm với các loại rau thơm. Khi ăn, thịt cá lóc tươi ngon chấm nước mắm Phú Quốc đậm đà mang đến hương vị nồng nàn xứ biển. Đây là món ăn điểm tâm phổ biến, có thể tìm thấy ở các quán ăn trong chợ Dương Đông vào buổi sáng.

Giá một tô bún đầy đủ khoảng từ 25.000 đến 35.000 đồng tùy quán. Ngoài ra bạn cũng có thể gọi thêm đầu cá lóc hoặc một tô nước dùng và thịt cá để ăn thêm.

Bún kèn

Đây là món ăn nên thử khi đến đảo ngọc phương Nam để cảm nhận hết nét đặc trưng của biển cả. Cách làm ra một tô bún kèn cầu kỳ từ khâu chọn nguyên liệu, làm nước kèn đến việc nêm gia vị. Cá ngân giã nhuyễn xào với ớt, tỏi, xả, nước kèn được nấu từ hỗn hợp cốt dừa và nước cá luộc nên rất thơm hương. Tô bún bắt mắt về màu sắc và hương vị, ăn kèm với đu đủ thái sợi, dưa leo, giá non, rau thơm và bánh mì tùy khẩu vị. Du khách du lịch Phú Quốc 3 ngày 2 đêm có thể tìm đến quán Bún kèn Phú Quốc trên đường 30/4 để thưởng thức món đặc sản nức tiếng này.

Hải sản


Đến Phú Quốc sẽ thật thiếu sót nếu bỏ qua các món hải sản tươi sống. Những đặc sản từ biển cả tươi rói luôn hấp dẫn bất cứ thực khách khó tính nào. Hải sản ở chợ đêm Dương Đông gần Dinh Cậu rất đa dạng, được chế biến theo yêu cầu và khẩu vị của du khách.

Có thể tìm thấy ở đây từ cua ghẹ, tôm mực, sò ốc tới tôm hùm, cầu gai, cá trích… Các loại này sẽ được chế biến thành món nướng, làm gỏi, ăn sống, chiên giòn hay xào lăn. Một trong những món đặc sản nổi tiếng bạn nên thử là gỏi cá trích và còi biên mai.

Những món ăn đậm đà hương vị biển Nha Trang

Bánh canh chả cá nhồng, ốc biển hay bánh xèo tôm mực là những đặc sản nên thử khi du lịch tới Nha Trang dịp nghỉ hè này.

Tọa lạc tại một trong những vịnh đẹp nhất cả nước, Nha Trang không chỉ có khung cảnh thiên nhiêu hữu tình mà còn nhiều món ăn dân dã, đậm đà hương vị biển.

Bánh canh chả cá nhồng


Tuy cái tên khá lạ tai với một số du khách tour du lịch Nha Trang Đà Lạt nhưng đây là món bình dân, phổ biến của người Nha Trang. Ở vùng biển này, cá nhồng thường có kích thước nhỏ, con trưởng thành chỉ bằng cổ tay người lớn. Cá tươi sau khi làm sạch được giã nát cho nhuyễn, ướp với tiêu, đầu hành, muối, đường, bột mì. Thịt cá sau đó được chia thành từng miếng tròn khoảng bằng bàn tay rồi đem chiên vàng hoặc hấp chín.

Một bát bánh canh chả cá nhồng có giá 20.000 - 25.000 đồng tùy quán. Bạn có thể tìm ăn trên đường Phan Chu Trinh, Phan Đình Phùng, Huỳnh Thúc Kháng, Lý Thánh Tôn...

Ốc biển

Ở Nha Trang có hàng chục loại ốc tươi sống trong mỗi cửa hàng bày ra cho khách lựa chọn theo ý thích như ốc tai tượng, ốc khế, ốc bàn tay, ốc dừa, ốc gai, ốc đụn, ốc thiên nga, ốc hương… Mỗi loại có hương vị riêng, thích hợp để nhâm nhi buổi chiều hoặc tối, sau cả ngày dạo chơi trên biển.

Không khó để tìm một quán ốc ngon ở các quán hàng trên phố Trịnh Phong, Tháp Bà, Cù Lao Trung, Ngô Đức Kế… Một đĩa gỏi ốc, xào, luộc, hoặc nướng cho hai người ăn có giá khoảng 40.000 - 50.000 đồng.

Bánh xèo tôm mực


Người Nha Trang chuộng ăn bánh xèo nhân hải sản thay vì nhân thịt như ở các nơi khác. Cũng bởi nguồn hải sản phong phú nên mỗi chiếc bánh làm ra đều tươi ngon và đậm đà vị biển. Tuy là món ăn chơi nhưng bánh xèo với nhân là những con mực sữa tươi, tôm, hành và giá đỗ, lại trở thành thứ điểm tâm nhẹ bụng, nhiều dinh dưỡng, được du khách tour Nha Trang 4 ngày 3 đêm ưa thích.

Bánh xèo tôm mực bán ở rất nhiều nơi trong thành phố. Bạn có thể tìm ăn ở các quán vỉa hè dọc đường Tháp Bà, Phan Bội Châu, Hồng Bàng hoặc ngã ba Lê Thành Phương - Trần Quý Cáp.