Thứ Năm, 6 tháng 12, 2018

Vẻ đẹp long lanh kỳ ảo của danh thắng Tràng An

Quần thể Tràng An ở Ninh Bình không chỉ là danh thắng quan trọng và nổi bật bậc nhất phía bắc Việt Nam, mà còn được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Hằng năm nơi đây thu hút hàng triệu lượt khách đến tham quan thưởng ngoạn, điều đáng nói là trong đó lượng khách du lịch nước ngoài rất đông. Có thể thấy Tràng An là viên ngọc sáng nhất trong hàng loạt các thắng cảnh của Ninh Bình.

Tràng An là một khu du lịch sinh thái nằm trong Quần thể di sản thế giới Tràng An thuộc tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được chính phủ Việt Nam xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quan trọng và UNESCO công nhận là di sản thế giới kép từ năm 2014. Tràng An vốn được gọi là thành Nam của kinh đô Hoa Lư xưa, nay là cố đô Hoa Lư. Tràng An với hệ thống dãy núi đá vôi có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm, qua thời gian dài phong hóa bởi sự biến đổi trái đất, khí hậu, biển tiến, biển thoái đã mang trong mình hàng trăm thung lũng, hàng động, đồ đầm. Trong danh thắng này còn có nhiều hệ sinh thái rừng ngập nước, rừng trên núi đá vôi và các di tích gắn với lịch sử của kinh đô Hoa Lư xưa.


Liên khu danh thắng Tràng An - Tam Cốc - cố đô Hoa Lư hiện được quy hoạch chung vào Quần thể danh thắng Tràng An, vốn là di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên ở Việt Nam với những giá trị nổi bật về cảnh quan thiên nhiên, lịch sử văn hóa và kiến tạo địa chất, cũng là địa danh được đầu tư để trở thành khu du lịch tầm cỡ Quốc tế.

Trung tâm bến thuyền Tràng An nằm cách thành phố Ninh Bình 7 km theo hướng tây dọc đại lộ Tràng An và cách Hà Nội 96 km theo hướng nam. Vùng lõi di sản Tràng An - Tam Cốc có diện tích hơn 6.172 ha, là vùng bảo vệ đặc biệt của danh thắng. Vùng bảo vệ đặc biệt này nằm trọn trong khu rừng đặc dụng Hoa Lư, thuộc quy hoạch bảo tồn cố đô Hoa Lư và cũng thuộc quy hoạch quần thể di sản thế giới Tràng An với diện tích 12.252 ha.

Tràng An là một vùng non nước, mây trời hoà quyện. Đáy nước trong xanh soi bóng những vách núi đá trùng điệp. Nơi đây có tới 31 hồ, đầm nước được nối thông bởi 48 hang động đã được phát hiện trong đó có những hang xuyên thủy dài 2 km như hang Địa Linh, hang Sinh Dược, hang Mây,v.v.. Mỗi hang một vẻ đặc trưng như tên gọi, các hang có nhiều nhũ đá biến đổi, nước chảy ra từ trần hang làm không khí trong hang mát lạnh. Hang Tối có lòng hang rộng hẹp biến đổi bất ngờ. Hang Sáng long lanh với những nhũ đá óng ánh kỳ lạ.


Đặc biệt nhất là Hang Nấu Rượu và hang Cơm với truyền thuyết ông khổng lồ nấu rượu ở đây, mang rượu và cơm ra núi ngồi ăn. Trong hang có mạch nước ngầm sâu hơn 10 m. Tương truyền, các bậc tiền bối đã vào đây lấy nước để nấu rượu tiến vua, khi nạo vét lòng hang các nhà khảo cổ đã phát hiện rất nhiều bình gốm, hũ, vại và các dụng cụ để nấu rượu. Vòng qua hang núi Cơm, sang hang Vồng, ở đây có cây si cổ thụ rễ chùm cả miệng hang. Từ đây sang hang Láng, hang Ao Trai, giữa hang Ao Trai, lòng hang phình ra khoảng 30m. Hang động Tràng An có những nét đặc trưng nổi bật của một khu di sản với bốn loại hang động chính: Hang ngầm cổ, hang nền Karst cổ, hang mái đá và hang hàm ếch.

Tràng An có thể tạo thành nhiều hành trình xuyên thủy khép kín mà du khách du lịch Ninh Bình không phải quay ngược lại. Quần thể hang động này được ví như một trận đồ bát quái. Các dãy núi, hồ nước và hang động tạo thành một thế trận liên hoàn. Mỗi hồ là một bức tranh thủy mặc khác nhau về thế núi, dáng núi và hồ nước. Mây trời, non xanh, nước biếc hòa quyện với nhau, thoắt ẩn, thoắt hiện. Ðiều diệu kỳ ở Tràng An là các hồ được nối liền với nhau bởi các gạch nối là các động xuyên thủy có độ dài, ngắn khác nhau. Những hang, động này chuyển tải nước đối lưu chảy thông từ khe núi này đến khe núi kia. Núi giăng thành luỹ bao bọc quanh hồ nước và ở giữa nổi lên khu đất với rừng cây mọc thành đảo. Xa xa trên triền núi, dưới tán cây rừng lúp xúp là những đàn dê núi leo trèo trên các tảng đá chênh vênh.

Tràng An gắn liền với những giá trị lịch sử, văn hóa của vùng đất cố đô Hoa Lư. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh thống nhất giang sơn, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Kinh đô Hoa Lư gồm 4 thành: Đông - Tây - Nam - Bắc; trong đó có Thành Nam rộng lớn, là vùng núi cao hiểm trở để phòng thủ, che chở kinh thành hiện được gọi là Tràng An. Với đặc thù địa hình như vậy, kinh đô Hoa Lư được ví như kinh đô đá với đặc điểm: núi là thành, sông là đường, hang động là cung điện.


Một phần của hang động Tràng An đã được Ninh Bình đưa vào khai thác phục vụ du lịch. Hiện nay, du khách đến Tràng An thường tham gia 2 tuyến du lịch, tuyến tham quan bằng thuyền nan kéo dài 3 giờ và một tuyến du lịch leo núi.

+ Tuyến chèo thuyền: Hang động Tràng An có nét đặc trưng riêng biệt là hình thức du thuyền trên các thung nước tạo bởi nhiều vách núi đá được nối thông nhau bằng những hang nước mà không phải quay ngược lại. mất khoảng 3 đến 4 tiếng để chúng ta đi thuyền qua các hang động này.

+ Tuyến leo núi: Tuyến du lịch đường bộ có chiều dài 1,6 km, du khách sẽ đi bộ qua 3 quèn vào đền Trần. Tuyến này bắt đầu từ bến Cây Bàng, du khách sẽ đi bộ, leo núi qua ba đèo liền nhau. Đèo thứ nhất là đèo Cậy có độ cao so với mặt nước khoảng 60m. Đèo thứ hai là đèo Vài. Và đèo thứ ba là đèo đền Trần. Hiện nay, đường leo núi này đã được xây các bậc đá rộng. Trên đường đến đền Trần đã dựng 7 chiếc lầu bằng gỗ lim hình bát giác làm nơi nghỉ chân cho du khách khi leo núi.


Ðiều diệu kỳ ở Tràng An là các hồ được nối liền với nhau bởi các gạch nối là các động xuyên thủy có độ dài, ngắn khác nhau. Những hang, động này chuyển tải nước đối lưu chảy thông từ khe núi này đến khe núi kia. Núi giăng thành luỹ bao bọc quanh hồ nước và ở giữa nổi lên khu đất với rừng cây mọc thành đảo. Xa xa trên triền núi, dưới tán cây rừng lúp xúp là những đàn dê núi leo trèo trên các tảng đá chênh vênh.

Tới Tràng An, du khách tour ghép Bái Đính Tràng An sẽ được ngồi trên con thuyền lướt nhẹ qua các dãy núi, ngắm nhìn làn nước trong vắt tới đấy, khám phá những hang động kỳ bí, được nghe người lái thuyền thuyết minh về ý nghĩa tên gọi của hang hay những truyền thuyết gắn liền với nó.

Nhiều người ví Tràng An là "Hạ Long trên cạn", nhưng không, Tràng An là Tràng An, nơi có làn nước trong xanh biếc, nơi những hang động muôn hình muôn vẻ, nơi cảnh đẹp gắn liền với lịch sử kinh đô nước Đại Cồ Việt xưa kia, nơi không có những du thuyền buồm sang trọng như Hạ Long, chỉ có chiếc xuồng lá mộc mạc cùng người lái thuyền chất chất đưa bạn rong ruổi hành trình thưởng ngoạn sơn thủy.

Thứ Tư, 5 tháng 12, 2018

Hương vị đầy say mê của cháo ấu tẩu Hà Giang

Nhờ chế biến, gia giảm đúng cách mà món cháo này lại trở nên rất bổ dưỡng và được nhiều người tìm ăn mỗi khi có dịp lên vùng cao chơi.

Khi xem những thước phim sống động về các vùng núi phía Bắc nước ta thì du khách du lịch Hà Giang có thể thấy rõ nét hùng vĩ, hoang sơ của núi rừng cùng vẻ đẹp thơ mộng trong những mùa hoa trổ hay mùa lúa chín. Ngoài sở hữu cảnh sắc ngút ngàn, ẩm thực ở vùng cao cũng luôn là một đề tài khiến người ta say mê mỗi khi có dịp đặt chân tới.


Không chỉ đặc biệt ở phần nguyên liệu hay cách chế biến mà ẩm thực vùng cao còn độc đáo ở những cái tên như pa pỉnh tộp, thắng cố, nậm pịa... Trong số đó, có một món ăn đã thách thức rất nhiều du khách khi tới đây, đó chính là cháo ấu tẩu.

Sở dĩ có tên là cháo ấu tẩu vì món cháo này được làm từ nguyên liệu chính là củ ấu tẩu. Loại củ này thường xuất hiện ở các tỉnh phía Bắc nước ta. Bề ngoài giống củ ấu miền xuôi nhưng thực chất lại là hai loại hoàn toàn khác biệt. Củ ấu tẩu mọc trên đá, vốn được xếp vào danh sách thuốc cực độc. Lượng độc từ củ ấu tẩu thậm chí có thể làm cho người ta bị tê cứng chân tay, đông máu mà chết nếu ăn trực tiếp cả củ.

Thế nhưng, khi được bào chế cẩn thận thì nó lại trở thành vị thuốc có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Bởi từ xa xưa, người Mông đã dùng củ ấu tẩu ngâm rượu xoa bóp để trị đau nhức hay cảm gió. Sau đó, người ta nấu cháo để làm món giải cảm, rồi cứ dần dần lại được chế biến ăn kèm thêm với thịt băm, chân giò, các loại rau thơm, hạt tiêu, hay măng chua...


Để khử độc tố của ấu tẩu thì người ta phải chế biến qua rất nhiều công đoạn như ngâm củ qua đêm và nấu trên nồi thật lâu. Chỉ cần làm ẩu một công đoạn, nấu chưa đủ thời gian chuẩn cũng có thể khiến người ăn bị trúng độc, thậm chí là tử vong ngay sau khi ăn cháo.

Đặc trưng ở vùng cao là có rất nhiều núi non nên càng về khuya tới sáng sớm, thời tiết rất lạnh lẽo. Do vậy, cháo ấu tẩu trở thành món ăn ấm nóng, cực hợp vị để nhâm nhi trên vùng cao. Khi thưởng thức cháo, du khách tour Hà Giang 3 ngày 2 đêm sẽ thấy có vị đắng nhẹ nhưng ăn quen dần lại thấy có vị bùi, ngọt hậu rất lôi cuốn.

Với những người phải đi một chặng đường xa lên vùng cao mà được ăn ngay bát cháo ấu tẩu thì tự khắc sẽ thấy cơ thể sảng khoái, khỏe khoắn, đầu óc cũng trở nên minh mẫn, phấn khởi hơn. Cháo ấu tẩu có cả 4 mùa nhưng điểm thú vị là thường chỉ bán vào buổi tối. Hiện nay, cháo ấu tẩu cũng đã có mặt tại rất nhiều quán ăn đặc sản vùng cao ở cả trong Nam lẫn ngoài Bắc. Đây không chỉ là món cháo ăn lót dạ mà còn trở thành một một phương thuốc rất tốt cho sức khỏe.

Thứ Hai, 3 tháng 12, 2018

Trải nghiệm một ngày làm nông dân tại Cẩm Thanh

Vườn rau hữu cơ - làng lúa - rừng dừa nước là 3 giá trị sinh thái của làng quê Cẩm Thanh (Hội AN), sẽ được gắn kết thành tâm điểm để kết nối, mở rộng tham quan đến các di tích lịch sử văn hóa, trải nghiệm làm nông dân tại địa phương này.

Đây là nội dung “Tour du lịch sinh thái” mới đang được các đơn vị liên quan đưa vào thử nghiệm, tham khảo nhằm hoàn thiện, nhân rộng trong cộng đồng vào cuối năm nay.


Chương trình tour có thời gian dự kiến một ngày, được thiết kế dựa trên nền tảng sinh thái sẵn có của xã Cẩm Thanh, trong đó các điểm nhấn chính sẽ là vườn rau hữu cơ Thanh Đông, làng lúa, rừng dừa nước và các di tích lịch sử văn hóa.

Điểm mới của mô hình này chính là cộng đồng, những người dân ở đây sẽ đóng vai trò chủ thể, là người hướng dẫn du khách tour Da Nang Hoi An Hue 5 ngay 4 dem tham quan các giá trị sinh thái văn hóa này. Kết nối khách du lịch để họ từ chỗ là một du khách sẽ là những tình nguyện viên quảng bá sản phẩm của cộng đồng nơi đây một cách hiệu quả.

Tha gia tour, du khách sẽ được xem và được chính những chủ nhân vườn rau hướng dẫn cách trồng rau, thưởng thức ẩm thực được chế biến từ rau và do chính những người dân quê làm đầu bếp.

Điều thú vị nữa chính nông dân sẽ kể cho du khách nghe chuyện cộng đồng nơi đây tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường như bảo tồn dừa nước, nói không với túi ni lông, ly và ống hút nhựa và cùng mời du khách tham gia vào các hoạt động này.


Tuy chỉ mới ở bước thử nghiệm, nhưng tour du lịch sinh thái mới này nhận được nhiều ủng hộ từ các doanh nghiệp lữ hành, du khách. Tại các buổi hội thảo, tham vấn ý kiến cộng đồng, triển khai thí điểm, hầu hết các ý kiến đều ủng hộ tour du lịch này.

Các doanh nghiệp hy vọng chính cộng đồng, nông dân ở đây sẽ là người dẫn dắt, kết nối những nếp sinh hoạt, sản xuất hàng ngày, kết hợp với những câu chuyện về văn hóa, lịch sử ghi dấu nơi các di tích và những cảnh đẹp hữu tình của sông nước nơi đây thành một câu chuyện du lịch hấp dẫn, lôi cuốn du khách một cách tự nhiên và chân thành nhất.

Ông Nguyễn Hùng Linh - Phó Chủ tịch xã Cẩm Thanh – cho hay, vùng đất này có nhiều lợi thế cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái phong phú nên thu hút ngày càng nhiều du khách. Trong 6 tháng đầu năm 2018, địa phương đón gần 450 nghìn lượt khách du lịch tour Đà Nẵng Hội An 4 ngày 3 đêm, tăng gấp 4,5 lần so với cùng kỳ năm 2017.

Tuy nhiên, thực tế các tour du lịch tại Cẩm Thanh hiện nay đều tự phát, do doanh nghiệp kinh doanh tự xây dựng, đưa khách đến và tự thực hiện trọn gói từ đưa đón, tham quan, ăn uống. Chương trình tham quan chủ yếu cũng chỉ là tham quan rừng dừa Bảy Mẫu, lắc thúng chai, ẩm thực…


Còn cộng đồng ở đây ít được hưởng lợi từ các sản phẩm trên, tính kết nối với cộng đồng còn rời rạc nên đa phần du khách khi đến tham quan về cũng không có nhiều ấn tượng lắm. Thậm chí, thời gian qua, chính quyền đã phải vào cuộc để chấn chỉnh tình trạng kinh doanh du lịch bát nháo, gây ồn ào, “ô nhiễm” tiếng ồn tại nơi đây.

Ông Linh hy vọng với mô hình du lịch này, người dân địa phương sẽ cùng tham gia, tạo công ăn việc làm, tạo sức hấp dẫn để níu chân du khách…