Thứ Ba, 22 tháng 1, 2019

Giá vé thắng cảnh chùa Hương 2019 sẽ không thay đổi

UBND huyện Mỹ Đức cho biết trong mùa lễ hội năm nay, BTC lễ hội đã tăng cường 4.000 đò hoạt động trên suối Yến với giá vé 50.000 đồng, trang bị áo phao, bảo đảm yêu cầu về an toàn đường thủy cho du khách.

Chiều 22/1, trong buổi giao ban báo chí tại Thành ủy Hà Nội, ông Nguyễn Văn Hoạt - Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức đã thông tin về công tác tổ chức Lễ hội - du lịch Chùa Hương năm 2019.


Theo Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, với chủ đề "Lễ hội kỷ cương - văn minh du lịch" đây là năm đầu tiên Mỹ Đức tổ chức lễ hội sau khi được Thủ tướng Chính phủ công nhận xếp hạng quần thể di tích thắng cảnh Hương Sơn - chùa Hương là Di tích quốc gia đặc biệt.

Ban Tổ chức lễ hội đã thành lập các tiểu ban, trạm kiểm tra, tổ kiểm tra; trưng tập một số cán bộ, chiến sĩ của các cơ quan TP, huyện, xã Hương Sơn tham gia phục vụ lễ hội gồm: Tiểu ban văn hóa - xã hội; kinh tế - tài chính, an ninh trật tự, quản lý di tích - thắng cảnh và vệ sinh môi trường, quản lý điều hành cổng trạm; điều hành vận chuyển khách tour chùa Hương 1 ngày.

Về công tác hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo; Ban tôn giáo, Ban trị sự Phật giáo huyện, chư tăng ni trụ trì, Ban quản lý các đền, chùa trong khu di tích - Thắng cảnh xây dựng kế hoạch phối hợp với các lực lượng của BTC, xã Hương Sơn làm tốt công tác phục vụ hướng dẫn du khách về dự lễ hội, tham gia các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng theo quy định của pháp luật.

Đồng thời năm nay BTC đã thống nhất trước nên sẽ không có việc nhà chùa tự ý phát lộc như trước.


Riêng với đò vận chuyển khách, huyện Mỹ Đức tổ chức 4.000 đò hoạt động trên suối Yến, trang bị áo phao cho du khách tour lễ hội 2019, bố trí giỏ đựng rác... Vé đi đò là 50.000 đồng/người/lượt sau đó sẽ thanh toán 100% cho người chèo đò, Nhà nước không thu, vé thắng cảnh là 80.000/người dành cho chi phí các đơn vị quản lý.

Về dịch vụ, Ban tổ chức lễ hội sẽ không bố trí các điểm kinh doanh ở nội tự các chùa, động, các đoạn đường hẹp hoặc vực sâu không an toàn, khu vực sân của nhà thường trực Ban tổ chức tại Thiên Trù, sân ngoài cổng Nam Thiên Môn, sân động Hương Tích, khu vực sân cổng động Hương Tích. Ban tổ chức cũng cấm quảng cáo và tổ chức các dịch vụ ăn uống chế biến từ động vật hoang dã trong khu vực lễ hội.

BTC lễ hội cũng lập kế phòng chống cháy nổ, cứu hộ, cứu nạn trong khu vực lễ hội, báo cáo Công an Thành phố Hà Nội tại các nơi đông người và bãi đỗ xe, nhà ga, cáp treo, nhà nghỉ./.

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2019

Đảm bảo văn minh trong lễ hội đền Sóc 2019

Đây là khẳng định của ông Lê Hữu Mạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn, Trưởng ban lễ hội tại buổi làm việc với đại diện các thôn làng, chính quyền các xã trên địa bàn tham gia lễ hội Gióng đền Sóc Sơn (Hà Nội).

Theo đó, tại buổi làm việc vào sáng ngày 11/1, ông Lê Hữu Mạnh cho biết, sau khi lễ Thánh buổi sáng, lộc hoa tre và trầu cau sẽ đưa vào hậu cung bảo vệ cẩn thận. Chiều cùng ngày, người dân và du khách tour du xuân 2019 vào khu vực này hành lễ sẽ được hướng dẫn lấy lộc mang về theo thứ tự, không để xảy ra tình trạng chen lấn, đảm bảo văn minh nơi thờ tự.


Sở dĩ năm nay, Ban tổ chức đặc biệt lưu tâm đến việc phát lộc do mùa lễ hội năm ngoái dù đã thay đổi hình thức phát lộc nhưng vẫn rơi vào tình trạng "vỡ trận" khi quá nhiều người vào xin lộc.

Ông Lê Hữu Mạnh cũng cho biết, phần lộc rước về đền Hạ (lộc hoa tre) và đền Mẫu (lộc trầu cau), các thôn làng được mang về theo đúng tục lệ cũ. Ban tổ chức cũng đề nghị thôn Vệ Linh tính toán kỹ kích thước giò hoa tre để đưa vào đền được thuận lợi. Đồng thời, Ban tổ chức cũng tính đến việc nhờ các cụ trong các thôn têm sẵn trầu cau để phát cho người dân và du khách chùa Non Nước đền Gióng trong suốt ba ngày lễ, thay vì chỉ phát lộc trầu cau như trước.

Ban tổ chức yêu cầu việc tế lễ phải thực hiện đúng theo kịch bản. Thời gian trước và trong quá trình thực hiện nghi lễ, tuyệt đối không cho người dân và du khách vào đền lễ Thánh, việc này chỉ diễn ra sau khi hoàn thành phần tế lễ của các thôn làng.

Ngoài ra, Ban tổ chức lễ hội năm nay đồng ý để thôn Vệ Linh làm giò hoa tre bằng cây vầu thay cho cây tre như trước, khi đại diện thôn đưa ra lý do tre khan hiếm, khó mua, trong khi cây vầu dễ vót hoa, dễ mua, giá thành rẻ, ông Lê Hữu Mạnh cho biết.

Lễ Hội Gióng đền Sóc Sơn là một trong những lễ hội văn hóa cổ truyền tiêu biểu và có quy mô lớn của dân tộc. Lễ hội để tưởng nhớ Thánh Gióng, vị anh hùng trong truyền thuyết đánh thắng giặc Ân, đem lại thái bình cho đất nước. Lễ hội được tổ chức với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng, nơi thờ Thánh Gióng.


Mục đích của lễ hội nhằm tạo được không khí vui tươi, phấn khởi cho nhân dân trong huyện và du khách về dự lễ hội. Đồng thời, khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc, giáo dục truyền thống lịch sử vẻ vang, tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trong quá trình tổ chức lễ hội đã xuất hiện nhiều tình trạng ẩu đả, bạo lực gây phản cảm, tạo hình ảnh kém văn minh trong mắt người dân và bạn bè quốc tế. Nguyên nhân là do tục tranh cướp giò hoa tre với quan niệm lấy được lộc Thánh sẽ may mắn cả năm.

Trước nhiều ý kiến của dư luận và đề xuất của cơ quan quản lý văn hóa, từ năm 2018, Ban tổ chức lễ hội đã thay đổi hình thức tán lộc, không để cướp lộc tập trung mà chia nhỏ lộc ra để tán, trong đó phát lộc ngay tại đền. Do năm đầu thay đổi nên việc phát lộc còn có những vấn đề nảy sinh, vì vậy năm nay, Ban tổ chức tiếp tục điều chỉnh.