Thứ Hai, 18 tháng 4, 2016

Tương Nam Đàn món ngon đặc sắc của xứ Nghệ


Cũng như nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn nổi tiếng không chỉ với du khách du lịch Cửa Lò mà khắp cả nước. Là thực phẩm được dùng làm nước chấm, nước chan với cơm, rất phổ biến trong bữa ăn của các gia đình nơi đây.

Không phải là cao lương mỹ vị nhưng từ bao đời nay, tương Nam Đàn vẫn được biết đến là thương hiệu mang nét đặc trưng của xứ Nghệ. Nó được dùng trong sinh hoạt ăn uống giống như các loại mắm (nước mắm) ở miền Nam như: mắm cái, mắm nêm, mắm ruốc … và các loại tương ở miền Bắc như: Tương Bần (Yên Nhân – Hải Dương; Hưng Yên), Tương Cự Đà (Thanh Oai – Hà Tây)….

Tương thường được làm vào khoảng thời gian tháng 6 âm lịch hằng năm và thường thì nhà nào cũng tổ chức làm. Muốn có một chum tương ngon, công việc đầu tiên là chọn loại lương thực để làm mốc, thường là gạo tẻ, gạo nếp, kê hoặc ngô
.

Đậu để nấu tương phải chọn đậu tương cổ truyền hạt nhỏ như hạt tiêu, vị bùi và béo. Đậu vừa thu hoạch là tốt nhất. Phải sàng lọc hạt đậu kỹ lưỡng không có hạt quá to hoặc quá nhỏ, chọn hạt cho đều,không có hạt lép, hạt hỏng. Muối phải là những muối trắng tinh hạt to và đều, không lẫn các tạp chất khác có độ mặn cao, thường thì muối phải phơi qua vài nắng. Nước dùng nấu tương thường dùng nước giếng, hoặc nước mưa.

Trong thời gian 1 tháng, để có chum tương ngon, ngọt và thơm hấp dẫn du khách du lich Phu Quoc gia re, đòi hỏi tương phải thường xuyên phơi nắng, khấy đều vào mỗi buổi sáng, tránh những vật bẩn, hay bất cứ một loại chất nào khác rơi vào sẽ làm ảnh hưởng đến mùi vị và cả màu sắc của sản phẩm.

Làm tương Nam Đàn đòi hỏi sự công phu và tỉ mỉ, không phải ai cũng có thể thành công. Một vại tương ngon, đúng hương vị đặc trưng của tương Nam Đàn thường do những người già, sinh ra, lớn lên ở Nam Đàn mới có thể làm được. Tương đạt yêu cầu là tương có ba lớp, trên là đậu nổi lên, giữa là nước và dưới cùng là mốc.

Tương Nam Đàn dùng để làm nước chấm thịt luộc, dùng để kho cá, chấm rau, chấm đậu, ăn với cơm hàng ngày. Hoặc dùng làm nước chan. Vào mùa hè dùng nước tương chấm với ngọn khoai lang luộc, rau muống luộc, cà luộc ăn với cơm, vừa mát, vừa đậm đà hương vị đồng quê. Thịt bò, thịt bê luộc chấm với nước tương ngọt có ít gừng, tỏi, thì tạo ra hương vị đặc biệt khó quên khi thưởng thức. Du khách du lịch Quan Lạn thường giã nhỏ lạc (đậu phộng) rang hay vừng đen hoà với nước tương sền sệt để chấm chuối xanh hay khế chua thái mỏng ăn với cơm. Vắt xôi nếp mà chấm với nước tương ngọt cũng khá hấp dẫn.

Chịn xồm - đặc sản độc đáo của xứ Nghệ


Vị chua chua bùi bùi của chịn xồm làm không ít thực khách du lich Cua Lo phải mê mẩn. Tuy nhiên ít ai biết rằng, món thịt lợn muối chua thơm ngon hấp dẫn ấy lại được làm từ thịt sống lên men.

Chịn xồm (còn gọi là thịt chua) là món ăn truyền thống của đồng bào Thái ở Nghệ An. Đây là một trong những món ăn mang nét độc đáo điển hình cho sự kết hợp giữa lá cây rừng, gia vị và nguồn thịt tươi phong phú từ thú rừng, tạo nên nét ẩm thực rất riêng của người dân vùng quê xứ Nghệ.

Trước kia, khi cuộc sống của người Thái chủ yếu phụ thuộc vào săn bắn thú rừng và lên nương làm rẫy, thịt nai, hoẵng ăn một lần không hết, người dân mới nghĩ ra cách ướp thịt với muối rồi cho vào ống để bảo quản làm nguồn thức ăn dự trữ lâu dài. Chịn xồm ra đời và được các thế hệ lưu giữ cho đến ngày nay.

Ngày nay, nguyên liệu chính được dùng làm chịn xồm là thịt lợn mán, lợn xề hoặc thịt bò ngon. Ảnh: TH

Để làm ra món chịn xồm đạt chuẩn phải mất rất nhiều công, từ khâu chọn thịt, lấy nứa, đến khâu tẩm ướp gia vị. Trước hết, phụ nữ Thái lên rừng chặt những thân nứa đem về làm ống đựng. Ống nứa được chọn không quá già, cũng không được quá non bởi ống già để một thời gian sẽ bị nứt làm nước chảy ra khiến thịt bị hôi, còn ống non quá khi bịt lá vào ống để lâu sẽ bị teo vào, tạo thành vết hở, thịt cũng sẽ bốc mùi.

Khâu chọn chế biến thịt quyết định nhiều đến chất lượng và sự thành công của món ăn. Người làm phải chọn miếng thịt thăn, không có mỡ từ những con lợn, con bò mới mổ xong, đang còn ấm. Sau đó, đem nhúng qua nước sôi chừng nửa phút cho săn tái mặt ngoài, vớt ra để ráo nước và thái mỏng. Gia vị duy nhất cho vào ướp thịt là muối trắng ngon. Khoảng một tiếng sau, muối ngấm đều rồi người ta lại lấy một ít cơm tẻ nguội trộn cùng.


Thịt ướp xong được cho vào ống nứa rồi nút lại bằng lá chuối, lá dong, treo lên gác bếp để lấy hơi lửa hoặc đặt ở nơi thoáng mát. Ảnh: Hải Yến.

Tùy điều kiện thời tiết mà thời gian ủ thịt sẽ dài hay ngắn. Thông thường, khoảng ba ngày sau khi ủ, người ta lại mở nút đổ thịt ra, đổ thính gạo đã chuẩn bị sẵn vào trộn cho thơm, rồi lại cho thịt vào ống nứa, buộc lại, để lên gác bếp như cũ, đợi tiếp ba hôm nữa mới lôi ra ăn.

Thính cũng góp phần tạo nên hương vị riêng có cho món ăn. Thính ngon được làm từ các loại ngô, gạo, đậu xanh, đỗ tương rang vàng, xay nhỏ. Khi rang phải chú ý để lửa nhỏ để thính chín kĩ, vàng ươm, thơm dậy mùi mà không cháy.

Sau quá trình lên men, thịt chín, có mùi chua và thơm ngon tự nhiên. Chịn xồm thường được dùng trong bữa cơm đãi đằng khách du lich Phu Quoc gia re. Khi ăn, chịt xồm được cuốn với các loại lá sung, ổi, đinh lăng, rau thơm và chấm cùng nước mắm nguyên chất, thêm vài lát ớt cay và cảm nhận hương vị độc đáo khó quên của món ăn.

Chịn xồm thơm, bùi, béo, ăn mãi không thấy ngán. Ảnh: TH.

Nếu có dịp đến với đồng bào Thái ở Nghệ An, đặc biệt trong các dịp lễ Tết, hội hè ngoài chịn xồm du khách du lịch Quan Lạn sẽ được chủ nhà thiết đãi những món ăn đậm chất núi rừng đặc trưng khác như pà pinh, bánh sừng trâu, cơm lam, canh nhọoc, canh ột, pắc chụp, chẻo măng đắng, pá nạp…

Đặc sản lợn bản Tương Dương


Thịt lợn đen nướng thường được người dân huyện miền núi Kỳ Sơn (Nghệ An) dùng để đãi khách du lịch Quan Lạn bởi đây chính là một đặc sản của địa phương.

Trong dịp đặt chân lên Kỳ Sơn – huyện cuối cùng của miền tây Nghệ An, tôi được dịp thưởng thức những món ăn đặc sản của người dân nơi đây như sâu măng, gà đen, măng đắng… Mỗi món ăn đều mang một hương vị riêng mà có lẽ không chỉ riêng tôi mà du khách nào đặt chân tới đây đều có thể cảm nhận được.

Nhưng có lẽ ấn tượng nhất đối với tôi là món thịt lợn đen nướng. Nghe thật lạ lẫm khi nói đến từ “lợn đen”. Người bạn của tôi ở đây giải thích, lợn đen là một tên gọi khác của lợn bản, được những người dân tại các bản làng nuôi bằng những loại rau củ của núi rừng. Điều đặc biệt là thịt lợn đen ngon hơn lợn thường, phần thịt mỡ rất săn và phần bì lại rất giòn.

Để được thưởng thức món thịt lợn đen nướng, du khách du lich Phu Quoc gia re phải kiên nhẫn chờ đợi. Trước tiên, những miếng thịt lợn đen được cắt thành những bản to và ướp gia vị gồm nước mắm, bột canh, hành tím trong vòng khoảng 10 phút. Trong khoảng thời gian đó, một bếp than củi được nhóm lên để sẵn sàng “đón” những thớ thịt.

Có lẽ thời gian ngồi nướng thịt là thú vị nhất bởi bạn được hít hà hương thơm của miếng thịt khiến những người ngồi xung quanh đều… rớt nước miếng. Thỉnh thoảng, dùng đôi đũa dài trở miếng thịt, màu vàng nâu của miếng thịt hiện lên trên bếp than hồng mà “chưa ăn đã thấy ngon”.

Khi mặt còn lại của miếng thịt được lật và cũng chuyển sang màu vàng tức là miếng thịt đã chín. Thường thì khi nướng, ít nhiều giọt mỡ lợn đã nhỏ xuống than hồng nên miếng thịt nướng xong không còn cảm giác ngán nữa.

Những vị khách từ xa đến du lịch Cửa Lò như chúng tôi là nóng lòng để thưởng thức món thịt lợn đen nướng nhất. Khi những miếng thịt đã được thái ra đĩa, lấy thêm một đĩa tương ớt rồi đi kèm với rau thơm, lúc đó không ai còn “kiềm chế” được sự hấp dẫn của món ăn nữa.

Thịt lợn đen nướng đậm đà gia vị được tẩm ướp, ngào ngạt mùi thơm của miếng bì sém, lúc bỏ vào miệng nhai vừa mềm và giòn. Nếu ai may mắn gặp được miếng sụn thì quả là đã được cảm nhận hết vị ngon của thịt, bì và xương.

Có lẽ ai đã từng lên miền tây xứ Nghệ, nếu đã một lần thưởng thức món thịt lợn đen nướng thì đều nhớ mãi. Những người dân ở đây đều đùa với du khách rằng, dù bạn có “ăn cắp” công thức nướng thịt lợn đen để về nướng thịt lợn thường thì cũng không thể ngon và giòn như những miếng thịt “bản địa” này.

Về xứ Nghệ thưởng thúc cháo lươn


Cháo Lươn Nghệ An không chỉ người dân ở Nghệ An thích ăn, mà cả những du khách du lịch Quan Lạn từ nhiều nơi khi đến Xứ Nghệ đều ưa thích món cháo lươn. Món cháo lươn, súp lươn đã trở thành “niềm tự hào xứ Nghệ” với cách chế biến đặc biệt và hương vị hết sức đặc trưng “không nơi mô có được”.

Cháo lươn nghệ an

Cháo lươn nghệ an là một trong những đặc sản của xứ Nghệ. Thịt lươn xào với nghệ, ớt, hành tăm. Xương sống lươn giã giập lọc lấy nước ninh cháo. Cháo lươn nóng ăn kèm với rau ngổ du khách du lich Phu Quoc gia re mới cảm nhận được hết hương vị thơm ngon, cay nồng hấp dẫn.

Với người nông dân, con lươn thật thân quen và giản dị. Ra đến chốn thị thành, xuất hiện tại các nhà hàng thì những chú lươn trở thành đặc sản với các cách chế biến cầu kỳ… Cháo lươn là một trong những món ăn đặc sản của xứ Nghệ. Không chỉ người dân xứ Nghệ yêu thích món cháo này, mà người ở nhiều vùng quê khác cũng đã biết tiếng và không bỏ lỡ dịp thưởng thức khi có điều kiện.

Lươn được làm sạch

Nấu một nồi cháo lươn ngon đòi hỏi đôi bàn tay khéo léo, tỉ mỉ của các bà nội trợ. Lươn được làm sạch, đem luộc, gỡ lấy thịt. Theo kinh nghiệm của những người sành ăn, người ta không mổ lươn bằng dao mà dùng một thanh cật tre để tránh vị tanh, nồi nấu những món lươn cũng là nồi đất chứ không phải nồi đồng, nồi nhôm. Thịt lươn xào với nghệ, một chút ớt xay, tiêu, nhất là không thể thiếu được những cọng hành tăm chỉ mọc ở vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, lá hành nhỏ xíu nhưng mang vị thơm cay nồng đặc trưng.

Cháo lươn Nghệ An không xào thịt lươn đến săn khô như cháo lươn ở Hà Nội. Miếng lươn để nguyên, vẫn mềm, ngọt, thấm đậm vị thơm cay của hành, của ớt, của tiêu, óng ánh sắc vàng của nghệ, điểm mầu xanh của lá hành tăm, chỉ nhìn thôi cũng đủ thấy hấp dẫn du khách du lịch Cửa Lò. Xương sống lươn được giã giập rồi lọc lấy nước để ninh cháo. Gạo nấu cháo chọn loại gạo ngon, pha thêm chút nếp để cháo sánh hơn. Cái khéo của người dân ở đây là nấu cháo để nguyên hạt gạo mà ninh cho nhừ chứ không giã nhỏ hoặc xay gạo. Cháo ninh thật kỹ, hạt gạo nở bung, không đặc, cũng không được loãng quá. Khi ăn, lươn trộn cùng cháo, thêm gia vị, tiêu, ớt… tùy sở thích, ăn kèm vài ngọn rau ngổ càng thêm hấp dẫn. Ăn bát cháo nóng, mồ hôi lấm tấm trên trán, dù giữa mùa hè cũng nên dùng một bát nước chè xanh nóng để tráng miệng mới cảm nhận được cái thú vị, cái đặc sắc của món cháo lươn xứ Nghệ

Cách chế biến: Cháo lươn nghệ an

- Để làm món cháo lươn cần có các nguyên liệu: gạo tẻ nào ngon, 1kg Lươn, Hạt tiêu, hành tăm , ớt bột, bột canh, bột điều, mùi tàu, hành hoa, rau răm. – 1kg lươn đổ 0,1kg muối, rồi đậy nắp lại, lắc đều khoảng 15 phút thì đổ vào rổ rửa sạch dưới vòi nước chảy. Khi làm thịt, đầu lươn được ngoắc vào một cái đinh đóng trên mảnh ván, đặt ngửa bụng lươn ra rồi dùng dao nhỏ rạch bụng lấy ruột đi, nếu là lươn to, lươn nhỏ thì phải tước. Thịt lươn luộc lấy nước, sau đó ướp, xào với các gia vị gồm: hạt tiêu, hành tăm, ớt bột, bột canh, bột điều cho nổi màu. Sau đó phi hành với dầu trong một cái chảo rồi đổ thịt lươn đã ướp kỹ vào đảo đều cho tới chín. Nước cháo được hầm với xương lợn, xương bò sau đó bỏ vào ít gạo quê có pha thêm gạo tám xoan vo sạch. Đặc biệt hơn nữa, cháo lươn xứ Nghệ phải để nguyên hạt gạo mà ninh cháo chứ không giã nhỏ hay xay gạo thành bột. Cháo ninh thật kỹ, hạt gạo nở bung mà không nát, cháo sánh đều, không đặc cũng không loãng.

- Khi cháo nhừ, để nồi cháo trên một lò than, lửa nhỏ, nồi cháo phải luôn luôn sôi lăn tăn. Múc cháo ra bát rồi múc lươn bỏ vào với khối lượng tương ứng rồi cho gia vị là mùi tàu, hành hoa, rau răm thái nhỏ, ớt thái lát. Khi ăn nặn một chút chanh là có một bát cháo ngon đầy hương vị.

Bánh mướt xáo lòng - đặc sản xứ Nghệ


Nhắc tới xứ Nghệ người ta thường nghĩ đến các món đặc sản cháo lươn, nhút hay thứ bánh có nguồn gốc Hà Tĩnh – cu đơ. Tuy nhiên, ít ai biết tới món bánh mướt – xáo lòng, một món ăn độc đáo, đậm đà hương vị mà du khách du lịch Cửa Lò từng một lần ăn sẽ nhớ mãi.

Nguyên liệu: bột gạo tẻ xay, hành lá tươi, hành phi dầu

Bánh mướt thoạt nhìn qua, nhiều người sẽ lầm tưởng với bánh cuốn của miền Bắc, thế nhưng hương vị thì khác biệt. Bánh mướt được làm từ bột gạo tẻ ngâm với nước trong nhiều giờ liền, sau đó mới mang đi xay nhuyễn. Trước đây, bột bánh được xay bằng cối đá nhưng bây giờ, với công nghệ hiện đại, người ta đã chế ra chiếc máy xay bột bánh giúp giai đoạn chế biến đỡ vất vả hơn.

Bột sau khi xay xong muốn được dai ngon phải để lắng tiếp khoảng độ 2 tiếng nữa rồi mới mang đi tráng. Đầu tiên sẽ cho nước vào gần sấp đầy nồi tráng bánh, sau đó bọc một lớp vải mịn lên miệng nồi. Đưa nồi tráng lên bếp và đun sôi nước. Khi nước sôi, múc từng muỗng bột gạo mới xay trải mỏng đều lên lớp vải mịn. Ở giai đoạn này đòi hỏi người tráng phải thật đều tay và khéo léo nếu không bánh sẽ bị dày, nứt không chín hoặc bị nhão. Lửa đun nồi tráng phải đều và lớn nên người ta thường sử dụng bếp củi để làm.

Hơi nước từ trong nồi tráng bốc lên sẽ làm chín bánh, sau đó người làm sẽ kéo tấm bánh bằng một chiếc đũa bếp ra chiếc mâm đặt cạnh và cuộc tròn lại. Rải ít mỡ hành chưng trước đó cho bánh thêm bóng bẩy, thơm ngon. Và cuối cùng là xếp đều bánh vào chiếc rổ lớn có lót lá chuối xanh ở dưới.

Nguyên liệu làm món này cũng không quá cầu kỳ. Bạn chỉ cần chuẩn bị bộ lòng lợn (lòng non, tim, gan, cật, dồi trường, dạ dày) và tiết lợn. Thêm ít hành tăm (loại hành bé, thơm) hoặc hành khô có bán ở chợ, hành lá tươi.

Lòng lợn mua về bóp muối, chanh khử sạch mùi. Sau đó tất cả thái miếng nhỏ vừa ăn.

Phi thơm hành tăm/hành khô cùng dầu ăn. Sau đó cho lòng sống vào đảo săn khoảng 5 phút rồi nêm gia vị. Tùy khẩu vị ăn nhạt hay mặn mà du khách du lich Phu Quoc gia re cho bột nêm/ bột canh vào lòng.

Sau khi lòng đã săn, chế thêm một bát lớn nước vào lòng nấu sôi. Lượng nước chế vào tùy vào số người dùng. Với khoảng 3-4 người, bạn có thể cho một bát tô nước.

Sau khi nước sôi, cho tiết vào đảo đều nhanh tay đến lúc tiết chuyển màu đỏ thẫm chín rồi nhắc nồi ra khỏi bếp. Thêm mì chính, hành lá vào để tăng hương vị cho món lòng xáo.

Bày rau thơm và bánh mướt, lòng xáo ra bàn. Bạn có thể cắt bánh thành từng miếng nhỏ cho vào bát lớn lòng xáo để thưởng thức. Hương vị dịu, thơm của bánh mướt hòa quyện cùng vị béo ngậy của món lòng xáo chắc chắn sẽ cho bạn cảm nhận khác biệt.

Thông thường, du khác du lịch Quan Lạn có thể mua bánh mướt bán sẵn về và chỉ việc chế biến món xáo lòng để ăn cùng. Ở Nghệ An, người ta thường có thể ăn bánh mướt với xáo gà thay cho xáo lòng. Gà cũng được nấu xáo (cho nhiều nước) để chan đầy bánh mướt. Với hầu hết người con xứ Nghệ, món bánh mướt xáo lòng luôn là món ăn đậm chất quê hương mà ai đi xa đều khắc khoải nhớ về.