Thứ Hai, 24 tháng 12, 2018

Giá trị độc đáo đa dạng của chùa Tam Thanh

Nằm trong lòng thành phố Lạng Sơn, Động Tam Thanh thuộc quần thể di tích danh thắng Nhị-Tam Thanh – Núi Tô Thị – Thành Nhà Mạc, cách ngã 6 Pò Soài khoảng 600m, đi theo đường Tam Thanh.

Đây là một di tích lịch sử, văn hoá và danh thắng nổi tiếng của xứ Lạng. Trong động có chùa gọi là chùa Tam Thanh (hay còn gọi là chùa Thanh Thiền).


Chùa Tam Thanh xưa kia là nơi thờ tự của Đạo Giáo, thờ Tam Thanh (Ngọc Thanh, Thượng Thanh, Thái Thanh) nên có tên gọi là chùa Tam Thanh. Sau này do ảnh hưởng của nhiều yếu tố, Đạo Giáo mờ nhạt trong tâm thức dân chúng địa phương, người ta đưa các yếu tố thờ tự của Phật giáo, thờ Thánh vào trong di tích.

Hiện nay, nơi đây trở thành nơi thờ tự của nhiều loại hình tín ngưỡng-tôn giáo với các cung thờ như: Cung Tam Bảo, cung Thánh Mẫu, cung Sơn Trang… với một hệ thống tượng thờ khá phong phú. Giá trị nhất về mặt niên đại và mỹ thuật là bức phù điêu Adiđà có niên đại vào thế kỷ XVII được tạc vào vách đá theo thế đứng trong hình lá bồ đề, nằm phía trên cung Tam Bảo.

Qua các tài liệu thư tịch cổ, các nhà nghiên cứu cho rằng chùa Tam Thanh có từ thời Lê. Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, hiện nay trong chùa Tam Thanh vẫn lưu giữ được hệ thống văn bia khá phong phú, có giá trị về mặt sử liệu và văn học nghệ thuật do các văn nhân, thi sĩ qua các thời kỳ lịch sử lưu lại. Tấm bia có niên đại cổ nhất ở Chùa hiện nay là bia “Trùng tu Thanh Thiền động”, được chế tác vào năm Vĩnh Trị thứ 2 (1677) do Binh sứ Bắc quân đô phủ, Đô đốc Thiêm sự, Vũ quận công Vi Đức Thắng tạo dựng. Đặc biệt, tại đây còn lưu giữ tấm bia bằng chữ Nôm duy nhất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn do Tuần phủ Thái Bình là Đào Trọng Vận viết năm 1924.


Đi sâu vào trong Động có hồ Âm Ty, nước trong mát, không bao giờ vơi cạn, nước chảy suốt ngày đêm. Trên các trần hang có nhiều nhũ đá thiên tạo từ ngàn xưa với những hình thù sinh động kỳ bí như: cây Ngô Đồng, Tiên Ông, Sư Tử, Voi… Du khách tour du xuân 2019 đi tiếp vào bên trong đến một sân khấu nhỏ, có hai cửa thông thiên rọi ánh sáng vào động làm cho những nhũ đá đẹp lung linh lạ thường. Từ Động Tam Thanh, có đường dẫn lên Lầu Vọng Thị để du khách có thể ngắm nhìn tượng đá nàng Tô Thị bồng con chờ chồng, sau đó tham quan ngôi nhà sàn truyền thống của dân tộc Tày ở Lạng Sơn.

Bên cạnh giá trị đặc sắc về tín ngưỡng-tôn giáo, văn học nghệ thuật, nguồn sử liệu… đến với di tích Động Tam Thanh – Chùa Tam Thanh, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên và hòa mình vào không khí lễ hội Chùa Tam Thanh được tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng hàng năm với nhiều nghi lễ, tập tục truyền thống đặc sắc của nhân dân xứ Lạng./.

Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2018

Những trải nghiệm thú vị của chợ nổi Cái Răng

Chợ Nổi Cái Răng từ lâu đã là điểm đến du lịch nổi tiếng của Cần Thơ. Đây là một khu chợ độc đáo có một không hai trên thế giới và cũng là niềm tự hào của người dân Miền Tây – Việt Nam. Bạn có muốn một lần ngồi trên những chiếc thuyền lênh đênh trên mặt nước và lựa chọn mua những món đồ mình yêu thích chưa? Dừng chân ghé lại đây để cùng có những trải nghiệm thú vị nào!

Chợ nổi miền sông nước


Bạn đã từng gặp những cảnh đông đúc, chen lấn, ùn tắc tại những ngôi chợ trên cạn? Thật là bức bối đúng không nào. Nhưng Chợ nổi Cái Răng cũng đông đúc, tập trung rất nhiều thuyền, ghe xuôi ngược lênh đênh nhưng không khí nơi đây vô cùng nhộn nhịp. Những món hàng du khách du lịch miền Tây sông nước cần mua không bao giờ đứng yên một vị trí để bạn lựa chọn. Cũng như bạn phải liên tục di chuyển trên mặt nước thì mới kịp lựa chọn những món đồ yêu thích. Chợ Nổi Cái Răng thuộc quận Cái Răng, Thành Phố Cần Thơ, cách bến Ninh Kiều 30 phút bằng ca nô. Nét độc đáo của chợ nổi là mạng lưới kênh rạch chằng chịt, mặt nước là đường phố, thuyền, ghe là những kiot chợ.

Họp chợ

Khi những tiếng sóng vỗ liên hồi và đập mạnh vào mạng thuyền, ghe thì lúc đó chợ đông đúc nhất. Muốn đến được chợ nổi Cái Răng chúng ta phải dậy từ khá sớm vì chợ bắt đầu họp từ 5 giờ sáng và khoảng 8-9 giờ thì đã vãn chợ, ở chợ bày bán đủ mặt hàng không khác gì những ngôi chợ trên cạn hết. Điều đặc biệt thu hút khách du lịch ngoài sự độc đáo đi chợ bằng thuyền thì không khí nơi đây vô cùng náo nhiệt hòa vào tiếng nói cười vui vẻ của cả người mua và người bán.

Hòa mình vào nhịp sống chợ nổi


Nếu có cơ hội đi chợ Nổi Cái Răng sáng sớm, hãy tận dụng khoảnh khắc lênh đênh trên nước và ngắm nhìn khoảnh khắc ló dạng của mặt trời. Những tia nắng đỏ rực chiếu lên mặt nước vô cùng lung linh, huyền ảo. Đó cũng là một sức hút thúc đẩy du khách dậy sớm đi chợ đấy. Vào thời điểm tinh mơ này, bạn sẽ cảm nhận rõ hơn hết nhịp sống và văn hóa của người dân gắn bó với sông nước ở Cần Thơ.

Và hãy khiến buổi sáng của bạn trọn vẹn khi chọn cho mình một lý café thơm lừng và một cách thưởng thức khác lạ là ngồi ngắm sông nước nhâm nhi tách café ấm nóng đậm đà chợ Nổi Cái Răng. Đó là một buổi sáng khó quên trong cuộc đời của du khách tour du lịch miền Tây giá rẻ đấy!

Một trong những điểm cuốn hút của khách du lịch là việc vừa thăm chợ nổi vừa được thưởng thức các sản vật vùng sông nước ngay trên chính các ghe hàng. Bạn biết không người dân nơi đây tình cảm nồng ấm, trìu mến khiến cho ai đến cũng mến cũng yêu, đến một lần và muốn quay lại nữa.

Sầm uất cảnh mua bán


Tại chợ Nổi Cái Răng, trên những chiếc ghe, thuyền luôn đầy ắp những hàng hóa. Rất nhiều loại trái cây đặc sản miền Tây cho bạn lựa chọn, những đặc sản chỉ có ở chợ Nổi mới có. Ngoài ra bạn còn được thưởng thức những món ăn vô cùng hấp dẫn để bạn lựa chọn thưởng thức ngay trên chiếc ghe của mình. Mọi âm thanh của phiên chợ ngày một lúc lớn hơn khi sự náo nhiệt của rất nhiều ghe thuyền đổ xô hòa vào tiếng khua mái chèo, những điệu hát, những lời mua bán. Tất cả tạo nên một sự xô bồ và sầm uất không kém gì những khu chợ trên cạn.

Lại cũng có những ghe bầu chở các mặt hàng khác cung cấp cho bà con miệt vườn như: xăng dầu, muối, thuốc tây, bánh kẹo, vật dụng hàng ngày.

Say đắm với cuộc sống và con người miền sông nước

Chợ nổi Cái Răng luôn luôn giữ một nhịp sống hối hả rất riêng, rất độc đáo của mình. Những nét đẹp văn hóa dân dã, mộc mạc nhất luôn được người dân mang theo trên những chiếc ghe của mình. Có một điều đáng chú ý là dù cuộc sống có thế nào thì nụ cười luôn nở trên môi họ và luôn đầy ắp những câu hò trên sông. Những đôi vai gầy sương gió, những bàn tay gầy guộc ngày ngày vẫn lướt nhẹ mái chèo mang đến những món quà Miền Tây, mang đến cho biết bao du khách những đặc sản bình dị của mình.