Thứ Năm, 3 tháng 1, 2019

Tràng An - Viên ngọc sáng của du lịch Ninh Bình

Quần thể Tràng An ở Ninh Bình không chỉ là danh thắng quan trọng và nổi bật bậc nhất phía bắc Việt Nam, mà còn được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Hằng năm nơi đây thu hút hàng triệu lượt khách đến tham quan thưởng ngoạn, điều đáng nói là trong đó lượng khách du lịch nước ngoài rất đông. Có thể thấy Tràng An là viên ngọc sáng nhất trong hàng loạt các thắng cảnh của Ninh Bình.

Tràng An là một khu du lịch sinh thái nằm trong Quần thể di sản thế giới Tràng An thuộc tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được chính phủ Việt Nam xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quan trọng và UNESCO công nhận là di sản thế giới kép từ năm 2014. Tràng An vốn được gọi là thành Nam của kinh đô Hoa Lư xưa, nay là cố đô Hoa Lư. Tràng An với hệ thống dãy núi đá vôi có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm, qua thời gian dài phong hóa bởi sự biến đổi trái đất, khí hậu, biển tiến, biển thoái đã mang trong mình hàng trăm thung lũng, hàng động, đồ đầm. Trong danh thắng này còn có nhiều hệ sinh thái rừng ngập nước, rừng trên núi đá vôi và các di tích gắn với lịch sử của kinh đô Hoa Lư xưa.


Liên khu danh thắng Tràng An - Tam Cốc - cố đô Hoa Lư hiện được quy hoạch chung vào Quần thể danh thắng Tràng An, vốn là di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên ở Việt Nam với những giá trị nổi bật về cảnh quan thiên nhiên, lịch sử văn hóa và kiến tạo địa chất, cũng là địa danh được đầu tư để trở thành khu du lịch tầm cỡ Quốc tế.

Trung tâm bến thuyền Tràng An nằm cách thành phố Ninh Bình 7 km theo hướng tây dọc đại lộ Tràng An và cách Hà Nội 96 km theo hướng nam. Vùng lõi di sản Tràng An - Tam Cốc có diện tích hơn 6.172 ha, là vùng bảo vệ đặc biệt của danh thắng. Vùng bảo vệ đặc biệt này nằm trọn trong khu rừng đặc dụng Hoa Lư, thuộc quy hoạch bảo tồn cố đô Hoa Lư và cũng thuộc quy hoạch quần thể di sản thế giới Tràng An với diện tích 12.252 ha.

Tràng An là một vùng non nước, mây trời hoà quyện. Đáy nước trong xanh soi bóng những vách núi đá trùng điệp. Nơi đây có tới 31 hồ, đầm nước được nối thông bởi 48 hang động đã được phát hiện trong đó có những hang xuyên thủy dài 2 km như hang Địa Linh, hang Sinh Dược, hang Mây,v.v.. Mỗi hang một vẻ đặc trưng như tên gọi, các hang có nhiều nhũ đá biến đổi, nước chảy ra từ trần hang làm không khí trong hang mát lạnh. Hang Tối có lòng hang rộng hẹp biến đổi bất ngờ. Hang Sáng long lanh với những nhũ đá óng ánh kỳ lạ.


Đặc biệt nhất là Hang Nấu Rượu và hang Cơm với truyền thuyết ông khổng lồ nấu rượu ở đây, mang rượu và cơm ra núi ngồi ăn. Trong hang có mạch nước ngầm sâu hơn 10 m. Tương truyền, các bậc tiền bối đã vào đây lấy nước để nấu rượu tiến vua, khi nạo vét lòng hang các nhà khảo cổ đã phát hiện rất nhiều bình gốm, hũ, vại và các dụng cụ để nấu rượu. Vòng qua hang núi Cơm, sang hang Vồng, ở đây có cây si cổ thụ rễ chùm cả miệng hang. Từ đây sang hang Láng, hang Ao Trai, giữa hang Ao Trai, lòng hang phình ra khoảng 30m. Hang động Tràng An có những nét đặc trưng nổi bật của một khu di sản với bốn loại hang động chính: Hang ngầm cổ, hang nền Karst cổ, hang mái đá và hang hàm ếch.

Tràng An có thể tạo thành nhiều hành trình xuyên thủy khép kín mà không phải quay ngược lại. Quần thể hang động này được ví như một trận đồ bát quái. Các dãy núi, hồ nước và hang động tạo thành một thế trận liên hoàn. Mỗi hồ là một bức tranh thủy mặc khác nhau về thế núi, dáng núi và hồ nước. Mây trời, non xanh, nước biếc hòa quyện với nhau, thoắt ẩn, thoắt hiện. Ðiều diệu kỳ ở Tràng An là các hồ được nối liền với nhau bởi các gạch nối là các động xuyên thủy có độ dài, ngắn khác nhau. Những hang, động này chuyển tải nước đối lưu chảy thông từ khe núi này đến khe núi kia. Núi giăng thành luỹ bao bọc quanh hồ nước và ở giữa nổi lên khu đất với rừng cây mọc thành đảo. Xa xa trên triền núi, dưới tán cây rừng lúp xúp là những đàn dê núi leo trèo trên các tảng đá chênh vênh.

Tràng An gắn liền với những giá trị lịch sử, văn hóa của vùng đất cố đô Hoa Lư. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh thống nhất giang sơn, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Kinh đô Hoa Lư gồm 4 thành: Đông - Tây - Nam - Bắc; trong đó có Thành Nam rộng lớn, là vùng núi cao hiểm trở để phòng thủ, che chở kinh thành hiện được gọi là Tràng An. Với đặc thù địa hình như vậy, kinh đô Hoa Lư được ví như kinh đô đá với đặc điểm: núi là thành, sông là đường, hang động là cung điện.


Một phần của hang động Tràng An đã được Ninh Bình đưa vào khai thác phục vụ du lịch. Hiện nay, du khách tour Hà Nội Bái Đính Tràng An đến Tràng An thường tham gia 2 tuyến du lịch, tuyến tham quan bằng thuyền nan kéo dài 3 giờ và một tuyến du lịch leo núi.

+ Tuyến chèo thuyền: Hang động Tràng An có nét đặc trưng riêng biệt là hình thức du thuyền trên các thung nước tạo bởi nhiều vách núi đá được nối thông nhau bằng những hang nước mà không phải quay ngược lại. mất khoảng 3 đến 4 tiếng để chúng ta đi thuyền qua các hang động này.

+ Tuyến leo núi: Tuyến du lịch đường bộ có chiều dài 1,6 km, du khách sẽ đi bộ qua 3 quèn vào đền Trần. Tuyến này bắt đầu từ bến Cây Bàng, du khách sẽ đi bộ, leo núi qua ba đèo liền nhau. Đèo thứ nhất là đèo Cậy có độ cao so với mặt nước khoảng 60m. Đèo thứ hai là đèo Vài. Và đèo thứ ba là đèo đền Trần. Hiện nay, đường leo núi này đã được xây các bậc đá rộng. Trên đường đến đền Trần đã dựng 7 chiếc lầu bằng gỗ lim hình bát giác làm nơi nghỉ chân cho du khách khi leo núi.


Ðiều diệu kỳ ở Tràng An là các hồ được nối liền với nhau bởi các gạch nối là các động xuyên thủy có độ dài, ngắn khác nhau. Những hang, động này chuyển tải nước đối lưu chảy thông từ khe núi này đến khe núi kia. Núi giăng thành luỹ bao bọc quanh hồ nước và ở giữa nổi lên khu đất với rừng cây mọc thành đảo. Xa xa trên triền núi, dưới tán cây rừng lúp xúp là những đàn dê núi leo trèo trên các tảng đá chênh vênh.

Tới Tràng An, bạn sẽ được ngồi trên con thuyền lướt nhẹ qua các dãy núi, ngắm nhìn làn nước trong vắt tới đấy, khám phá những hang động kỳ bí, được nghe người lái thuyền thuyết minh về ý nghĩa tên gọi của hang hay những truyền thuyết gắn liền với nó.

Nhiều du khách du lịch Ninh Bình 1 ngày ví Tràng An là "Hạ Long trên cạn", nhưng không, Tràng An là Tràng An, nơi có làn nước trong xanh biếc, nơi những hang động muôn hình muôn vẻ, nơi cảnh đẹp gắn liền với lịch sử kinh đô nước Đại Cồ Việt xưa kia, nơi không có những du thuyền buồm sang trọng như Hạ Long, chỉ có chiếc xuồng lá mộc mạc cùng người lái thuyền chất chất đưa bạn rong ruổi hành trình thưởng ngoạn sơn thủy.

Thứ Tư, 2 tháng 1, 2019

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp thanh thoát giản dị của đền Bà Đế

Không chỉ người Hải Phòng, rất nhiều du khách cả nước biết đến đền Bà Đế, nằm sát chân sóng biển ở quận Đồ Sơn - ngôi đền gắn với truyền thuyết về nỗi oan trái của một người con gái, đó là bà Đào Thị Hương ở vùng Tây Nam Đồ Sơn, đã được dân làng lập miếu thờ ở dưới chân núi Độc.

Ðền tựa chân vào núi, phía trước mặt là biển khơi bao la, sơn thủy thật hữu tình tạo nên một kỳ quan thiên nhiên độc đáo. Đền Bà Đế là một trong những đền nổi tiếng về danh thắng và linh thiêng.

Ðền có cấu trúc giản dị nhưng thanh thoát và trang nhã, nép mình vào lưng núi, trước mặt là biển khơi bao la, tạo nên một kỳ quan thiên nhiên độc đáo không thua gì “Nam thiên đệ nhất động - Chùa Hương”.


Bà Đế có tên thật là Đào Thị Hương. Tương truyền vào năm 1718, ở phía Đông Nam vùng Ngọc Ðồ Sơn có đôi vợ chồng họ Ðào, đã hai mươi năm không có con. Hai vợ chồng tu thân, tích đức, cầu xin trời phật cho một mụn con.

Trời phật động lòng, chứng giám, rồi báo mộng cho người vợ được mang thai. Tròn ngày, tròn tháng, đứa bé ra đời và được đặt tên là Ðào Thị Hương. Từ khi sinh ra, người đứa trẻ đã toả hương thơm ngát, phát ánh hào quang và đi đến đâu cũng có làn mây che đến đó. Càng lớn lên đứa trẻ (Bà Ðế) càng xinh đẹp, lộng lẫy. Bà Ðế rất khéo tay, siêng năng mọi việc. Hàng ngày bà đi chăn trâu, cắt cỏ, tay làm, miệng hát, tiếng hát ngân vang cả núi rừng. Người ta nói rằng, tiếng hát của bà làm chim ngừng hót, sóng ngừng vỗ, đất trời lặng đi để lắng nghe. Sử sách chép, vì Trịnh Giang bỏ bê chính sự, không đoái hoài tới công việc, từ năm 1736, đã trao quyền nhiếp chính cho Trịnh Doanh, lúc đó ông mới 17 tuổi. Để nắm rõ chính sự, cũng như thấu hiểu cuộc sống của người dân, ngay trong năm, Chúa Trịnh Giang đi kinh lý Ðồ Sơn. Vào năm 1736, Chúa Trịnh Giang về kinh lý Ðồ Sơn. Chúa cùng đoàn người dạo thắng cảnh bằng thuyền rồng trên núi Ðộc. Xúc động trước tiếng hát mượt mà, Chúa truyền cho quân lính đi tìm người hát. Khi gặp được bà với vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành, Chúa yêu mến và quyến luyến không rời. Khi về Kinh đô, Chúa có hẹn ngày về đón bà. Bà mang thai, trong lòng rất lo sợ, ngày đêm trông ngóng thuyền hoa của Chúa. Hàng Tổng biết chuyện đòi phạt tiền. Nhà nghèo không có tiền nộp phạt, hàng tổng đem bà ra khu núi Ðộc rồi dìm bà xuống biển. Trước khi chết, bà ngửa mặt lên trời khóc than rằng: “Phận gái thân cô, gặp Chúa yêu thương tôi đâu dám chống, nhìn mẹ cha, hàng xóm tôi đâu dám quên. Xin trời phật chứng giám cho lòng con. Khi con bị dìm xuống nước, nếu có oan ức, trời phật cho con nổi lên ba lần”. Quả nhiên bà nổi lên ba lần, mọi người ai nấy đều kinh sợ. Sau một tháng, thuyền hoa của Chúa về rước bà về Kinh.

Biết chuyện oan khuất, Chúa Trịnh Giang cho xây đền, lập đàn giải oan cho bà. Sự thiêng liêng của Đền làm cho bọn cướp biển không dám lần mò tới, bọn hào lý cũng không dám trắng trợn nhũng nhiễu dân lành. Vào thời Vua Tự Đức Triều Nguyễn, trong một lần thăm đền nàng Hương, Nhà Vua đã ban sắc phong là “Đông nhạc Đế bà - Trịnh Chúa phu nhân” và từ đó, ngôi đền được gọi là đền Bà Đế.


Từ bấy đến nay, khách thập phương tấp nập trảy hội đền Bà Ðế. Người ta đến để xin tài, xin lộc và đặc biệt cùng bà giải mọi nỗi oan khuất mà mình gặp phải.

Trước đây đền Bà Đế khá nhỏ nằm trên bãi biển dưới chân núi Độc. Ngôi đền ngày một xuống cấp vì thời gian. Năm 1988, bà Lưu Quế Hoa ở phường Ngọc Hải đã cùng con cháu phát tâm công đức và quyên góp xây dựng lại ngôi đền to hơn, chắc chắn hơn. Có lẽ, cũng do Đế Bà linh thiêng nên từ khi ngôi đền được xây dựng lại, khách thập phương đến thăm quan và thắp hương cầu an ngày càng đông. Thủ hương Lưu Quế Hoa đã góp nhặt những đồng tiền công đức của du khách để rồi mỗi năm một ít, bà cùng con cháu lấn biển xây thành chắn sóng. Đến hôm nay, sau hơn 20 năm góp nhặt dựng xây, đền Bà Đế đã trở thành một quần thể chắc chắn và được bọc phía trước là bức thành đá, bê tông sừng sững thách thức cùng sóng biển, phía sau là dãy núi Độc chở che, tạo nên một phong cảnh sơn thủy hữu tình tuyệt đẹp bên bờ biển Đông. Hàng năm, ngày 26 tháng Giêng là ngày khai xuân và cúng cơm, ngày 24, 25, 26 tháng Hai là ngày lễ tạ Đức Bà. Những ngày này, du khách thập phương về rất đông, nhưng nơi đây không hề có bói toán, đồng bóng và cờ bạc, tắc nghẽn giao thông như một số điểm du lịch tâm linh khác, tạo nên không khí trang nghiêm, trong lành và văn hóa.

 Mùa hè, về du lịch biển Đồ Sơn, đền Bà Đế cũng là một điểm du lịch hấp dẫn. Mỗi buổi chiều hè, khi mặt trời đã khuất sau rặng núi Độc, du khách tour lễ chùa đầu năm đứng dưới gác chuông của đền nhìn ra biển lăn tăn sóng sánh ánh hoàng hôn thấy cuộc sống thanh bình và đáng yêu đến lạ. Và từ trong sâu thẳm của lòng biển còn vang lên tiếng hát thiết tha của người con gái đẹp của đất Đồ Sơn- Đào Thị Hương năm nào, giữa trùng khơi, sóng biển vẫn thì thầm kể câu chuyện về “Đông nhạc Đế bà”...

Thứ Ba, 1 tháng 1, 2019

Hội An đón đoàn khách đầu tiên tham quan Phố Cổ trong năm 2019

Sáng ngày 1/1, thành phố Hội An, Quảng Nam đã tổ chức đón đoàn khách đầu tiên tham quan phố cổ trong năm 2019. Nghi lễ trà đạo Nhật Bản tại đình Cẩm Phô đã được lãnh đạo Hội An và Quảng Nam mời các vị khách đầu tiên đến với Hội An nhân dịp năm mới này.

Đoàn khách “xông đất” phố cổ Hội An đầu năm 2019 gồm 15 người đến từ các nước Châu Âu. Ngay sau khi đặt chân đến đình Cẩm Phô, đoàn khách tour Đà Nẵng Hội An 4 ngày 3 đêm được lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, Sở VH-TT&DL, thành phố Hội An chào đón, tặng hoa và quà lưu niệm chúc mừng.


Năm 2018, ngành du lịch tỉnh Quảng Nam đạt được nhiều kết quả ấn tượng. Tổng lượt khách tham quan, lưu trú đạt 6,5 triệu lượt, tăng hơn 21 % so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách quốc tế đạt 3,8 triệu lượt, tăng hơn 36%. Doanh thu từ tham quan, lưu trú du lịch năm 2018 đạt 4.700 tỷ đồng, tăng hơn 21% so với năm 2017. Thu nhập xã hội từ tham quan, lưu trú du lịch ước đạt 11.100 tỷ đồng.


Tỉnh Quảng Nam hiện có 10 thị trường khách quốc tế tham quan, lưu trú gồm Hàn Quốc, Úc, Anh, Pháp, Trung Quốc, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hà Lan, Tây Ban Nha. Trong đó, khách Hàn Quốc tour Da Nang Hoi An Hue 5 ngay 4 dem đến tham quan, lưu trú chiếm phần lớn.

Ông Trần Văn Tân - Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam cho biết, định hướng 2019, tỉnh Quảng Nam sẽ thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái gắn với những giá trị văn hóa đặc trưng ở khu vực miền núi. Đặc biệt, tỉnh Quảng Nam chú trọng mở rộng không gian phát triển du lịch về phía Tây và phía Nam của tỉnh. Trong đó, vùng Đông - Nam của tỉnh sẽ chú trọng những dự án du lịch giải trí cao cấp.


Năm 2019 sẽ đưa vào khai thác dự án du lịch Nam Hội An - một trong những dự án du lịch trọng điểm vùng Đông - Nam sẽ phát triển. Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam tin tưởng trong năm 2019, cùng với những kết quả đạt được thì ngành du lịch của địa phương sẽ phát triển mạnh hơn nữa.