Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

Du lịch Yên Tử thăm chùa Hoa Yên

Nơi tọa lạc các tháp mộ Thiền sư tu hành ở Hoa Yên thời Trần, Lê.


Từ Vườn tháp Huệ Quang đi tiếp lên núi vài chục mét, du khách du lịch Yên Tử lên đến chùa Hoa Yên. Hai bên triền núi vườn chùa, các đức Tổ xưa trồng tùng, cúc, trúc, mai và là nơi tọa lạc các tháp mộ Thiền sư tu hành ở Hoa Yên thời Trần, Lê.

Ở độ cao 534m so với mực nước biển, từ xưa, chùa Hoa Yên giữ vị thế là chùa trung tâm của cả hệ thống chùa Yên Tử. Tên cũ của chùa là Vân Yên, dân gian thường gọi là Chùa Cả, Chùa Chính, Chùa Yên Tử. Chùa từng có gác chuông, lầu trống, nhà tăng, viện Phù Đồ... Đến thời Hồng Đức, vua Lê Thánh Tông (1442-1497) lên vãng cảnh chùa, thấy cảnh trí tốt tươi, trăm hoa đua nở, bèn đổi tên chùa thành Hoa Yên.

Chùa là nơi tu hành, thành đạo, truyền thừa của các thế hệ Tổ Thiền Trúc Lâm Yên Tử: Thời Lý có Thiền sư Hiện Quang khai sơn chùa Vân Yên từ trước năm 1220. Thời Trần có Quốc sư Đạo Viên, Quốc sư Đại Đăng, Thiền sư Tiêu Diêu, Thiền sư Huệ Tuệ. Tại chùa Hoa Yên, Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông cùng Pháp Loa, Huyền Quang kế thừa và phát triển dòng Thiền Yên Tử lập nên Thiền Phái Trúc Lâm với tinh thần nhập thế và hộ quốc an dân.

Thời Lê có Thiền sư Chân Trú, Tuệ Chân, đặc biệt là Thiền sư Chân Nguyên - người có công chấn hưng Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử...

Hơn 700 năm, chùa Hoa Yên qua nhiều lần trùng tu. Ngôi chùa ngày nay được phục dựng vào năm 2002, phía dưới nền chùa còn lưu giữ móng nền chùa thời Trần được khảo cổ và phát lộ trước khi phục dựng chùa này. Ngôi chùa kiến trúc hình chữ công (工) gồm Tiền đường có ba gian hai trái, Trung đường (Thiêu hương), Hậu cung (Thượng điện) có ba gian. Chùa thờ tượng Phật theo cách thức thờ tự chùa miền Bắc Việt Nam.

Sau chùa là Nhà Tổ kiến trúc hình chữ nhất (一), gồm năm gian hai chái, thờ tượng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn, tượng Tam Tổ Trúc Lâm, tượng Tam Vương, tượng Đức Thánh Trần, tượng Tam Tòa Thánh Mẫu.

Hai bên chùa là nhà tả vu và hữu vu, kiến trúc giống nhau, gồm năm gian, hai tầng tám mái, làm lầu chuông, lầu khánh.

Phía trước sân chùa có ba cây đại cổ, tuổi vài trăm năm. Hai phía hồi chùa còn hai cây sung cổ. Phía Đông sân chùa dựng bia Hậu Phật khắc ghi công đức của bà Vũ Thị Phương đã xuất tiền của cứu trợ dân nghèo vùng Nam Mẫu, Trung Lương, Nội Hoàng.

Sau chùa Hoa Yên có nhiều tháp thờ ngọc cốt của các Thiền sư tu hành tại Hoa Yên: Tháp Độ Nhân thờ Thiền sư Tuệ Xuân, người được vua Lê sắc phong là Chính giác Hòa thượng Đại đức Thiền sư Độ Nhân Bồ-tát; tháp Hương Hà thờ Thiền sư Thanh Toán; tháp Tĩnh Tuệ thờ Thiền sư Tuệ Nhật…

Nét mới lễ hội chùa Hương 2016


Theo UBND huyện Mỹ Đức (Hà Nội), Lễ hội Chùa Hương năm nay sẽ lớn nhất từ trước đến nay, khai hội vào ngày 6 tháng Giêng.


Lễ khai mạc lễ hội chùa Hương có trưng bày "Những ngôi chùa Việt cổ", với ảnh các ngôi chùa cổ ở Việt Nam. Suối Yến sẽ có các thuyền văn hóa, trang trí hoa văn, cũng là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa nghệ thuật, tuyên truyền các quy định của Ban tổ chức. Phần lễ cũng có thêm lễ phóng sinh được thực hiện tại bến Thiên Trù. 

Mùa lễ hội chùa Hương năm nay UBND huyện Mỹ Đức nghiêm cấm kinh doanh ở nội tự các chùa, động, các đoạn đường hẹp hoặc vực sâu không an toàn. Nghiêm cấm quảng cáo và tổ chức các dịch vụ ăn uống chế biến từ động vật hoang dã trong khu vực lễ hội.

Hiện trong quần thể di tích du lịch chùa Hương đã xây dựng 13 nhà vệ sinh đạt chuẩn, lắp ghép 3 nhà vệ sinh trong động Hương Tích. Bố trí thùng rác và lực lượng thu gom rác ở nhiều địa điểm. Đặc biệt công khai giá vé thắng cảnh, xuống đò ở các cổng vào chùa Hương và bến đò. Dịch vụ trông giữ xe do UBND xã Hương Sơn tổ chức điều hành.

UBND huyện đã bố trí 5.000 đò, xuồng có khả năng vận chuyển 6 - 7 vạn khách/ngày. Lực lượng công an, quản lý bảo vệ lễ hội sẽ được bố trí tại các bến xe số 1, số 2 thôn Đục Khê và sân luyện tập Thể dục, thể thao Yến Vỹ, sẵn sàng giải quyết nhanh các thắc mắc và phản ánh của du khách du lịch chùa Hương, nhằm có một mùa lễ hội, du xuân an lành.

Dự kiến Lễ hội Chùa Hương 2016 có khoảng 1,4 – 1,5 triệu lượt khách thăm quan du lịch chùa Hương 1 ngày.

Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

Giới thiệu du lịch Yên Tử


Vốn là là một thắng cảnh thiên nhiên, ngọn Yên Tử còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử với mệnh danh “đất tổ Phật giáo Việt Nam”. Núi Yên Tử là ngọn núi thuộc dãy cánh cung Đông Triều thuộc thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Trên đỉnh núi thường có mây bao phủ nên còn có tên gọi là Bạch Vân sơn, núi rừng Yên Tử nổi tiếng là nơi có khung cảnh ngoạn mục và được mệnh danh là một trong những cảnh quan đẹp nhất đất Việt. Trên đỉnh núi thiêng Yên Tử còn có một khu di tích lịch sử với những ngôi chùa và tháp cổ cùng rừng cây cổ thụ lâu đời. Đỉnh Yên Tử cũng trở thành trung tâm của Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng, tu hành và lập ra giáo phái Phật giáo có tên là Thiền Trúc Lâm Yên Tử.


Du lịch Yên Tử

700 năm trước, sau chiến thắng quân xâm lược Nguyên Mông, vị vua anh hùng Trần Nhân Tông đã nhường ngôi cho con để lên Yên Tử tu hành, nghiên cứu giáo lý nhà Phật, gắn kết với triết lý nhân sinh dân tộc để hình thành và sáng lập nên Thiền phái Trúc Lâm với tư tưởng “nhập thế”, “tu tại tâm” mà ở đó, đạo không tách biệt đời. Ðạo phải thể nghiệm ngay trong cuộc sống. Có thể nói, dòng thiền là sự hòa hợp tuyệt vời giữa tinh thần dân tộc và tôn giáo, giữa tư tưởng và đạo đức, giữa đạo và đời. Ngày nay, những tư tưởng này đã được truyền bá rộng với nhiều trung tâm Thiền phái Trúc Lâm trong nước và ngoài nước, không chỉ thu hút người Việt mà còn được nhiều người nước ngoài quan tâm theo học và tu hành.

Hành trình thăm viếng du lịch Yên Tử 1 ngày bắt đầu từ suối Giải Oan với một cây cầu đá xanh nối hai bờ suối. Cầu dài 10 m, có kiến trúc hài hòa với khung cảnh thiên nhiên chung quanh, không cầu kỳ bay lượn nhưng toát lên vẻ đẹp cổ kính, vững chãi. Tiếp đó tới chùa Hoa Yên với hàng cây tùng cổ tương truyền được trồng từ khi vua Trần Nhân Tông lên tu hành trên Yên Tử. Chùa Hoa Yên nằm ở độ cao 543 m, được xây mới hoàn toàn thay cho chùa cũ đã có từ 30 năm trước. Ngôi chùa mới mang phong cách kiến trúc thời Trần – Lê, kiểu “nội công ngoại quốc”, chung quanh có nhà ngang, dãy dọc phục vụ việc hành lễ và nơi ở của sư trụ trì và tăng ni. Trước chùa có tam quan, bảo tháp, trung tâm là tam bảo, hành lang, lầu chuông và trống, cuối cùng là nhà tổ, lợp ngói mũi hài, ngói bò hình hoa chanh xếp bờ nóc.Phía trên độ cao 700 m là chùa Vân Tiêu lẩn khuất trong mây bên triền núi.

Dường đi lên chùa đồng Yên Tử

Chùa Đồng là nơi dừng chân cao nhất của du khách du lịch Yên Tử . Chùa được khởi dựng vào thời Hậu Lê với tên gọi “Thiên Trúc Tự”. Chùa Đồng được đúc hoàn toàn bằng đồng nguyên chất cao 3m, rộng 12m2 và nặng 60 tấn. Từ năm 2010, tại khu vực Chùa Đồng đã khởi công và khánh thành bức tượng đồng Phật Hoàng Trần Nhân Tông ngồi trên bệ được làm bằng bê tông cốt thép ốp đá điêu khắc. Bức tượng cao hơn 3m, đài sen hơn 2m, thân tượng đồng cao 9,9m, được dựng trên khu đất rộng 2 200m2 gồm khu vực đặt tượng, sân hành lễ, không gian tượng An Kỳ Sinh, sân tập kết và các công trình khác.

Dọc đường còn có một số điểm tham quan như: Tháp Tổ, chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, tượng đá Yên Kỳ Sinh, am Ngọa Vân, bàn cờ tiên, các khu du lịch sinh thái Thác Vàng, Thác Bạc. Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử xây trên nền dấu tích của chùa Lân mà đức Ðiếu Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông từng thuyết giảng chúng sinh. Ðây là công trình thiền viện lớn nhất nước có cổng Tam quan, tòa chính điện, nhà thờ Tam Tổ, lầu trống, lầu chuông, nhà trưng bày, nhà khách, phòng thiền với kiến trúc đẹp và hoành tráng, uy nghi, điểm tô chốn non thiêng Yên Tử thêm phần khang trang, bề thế, góp phần bảo tồn, nghiên cứu các thư tịch cổ, ấn phẩm văn hóa Phật giáo Việt Nam, tạo điều kiện cho tăng ni, phật tử Trúc Lâm trong cả nước đến giảng đạo và tu thiền.

Chùa Đồng Yên Tử

Đường lên đến Chùa Đồng khá cheo leo hiểm trở và khó đi, ngày xưa, du khách phải mất 5-6 tiếng đồng hồ để lên được tới nơi. Những năm gần đây, chùa Yên Tử đã được các cấp, ngành quan tâm, Ban quản lý Khu di tích đã đầu tư xây dựng hệ thống cáp treo với 2 trạm. Trạm đầu dài trên 1,2km lên tới độ cao 450m gần Chùa Hoa Yên và trạm thứ hai từ Chùa Hoa Yên lên đến gần Chùa Đồng. Với hệ thống cáp treo này, du khách có thể ngắm nhìn toàn bộ cảnh rừng núi Yên Tử từ trên cao với những cây tùng, cây đại hàng trăm năm tuổi xen kẽ trong rừng cây xanh tươi và hít thở không khí trong lành.

Còn đường bộ thì cũng đã được xây dựng bằng những bậc đá có lan can và một hệ thống những cột đèn từ dưới chân núi lên tới chùa Đồng để phục vụ du khách trong và ngoài nước về với du lịch Yên Tử, lễ Phật và tham quan.

Đầu Xuân đi lễ chùa, được ngắm nhìn phong cảnh núi non Yên Tử hùng vĩ, được tận mắt chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc cổ từ thời đại nhà Trần với những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh vô giá, thật không còn niềm vui nào bằng.

4 lý do để bạn du lịch bằng đường bộ


Hiện nay, việc lên đỉnh cao nhất của núi Yên Tử từ phía Đông (phía tỉnh Quảng Ninh) chẳng còn gì khó khăn khi đã có hệ thống cáp treo hiện đại và những bậc thang phẳng phiu… Nhưng, ít người biết còn một đường khác – con đường xuyên rừng bên mặt Tây núi, từ huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang – đầy mạo hiểm và thách thức…

Lý do thứ nhất để tôi chọn con đường này để du lịch Yên Tử là sự mới mẻ, hấp dẫn đủ để thoả lòng những du khách ưa thích cảm giác phiêu lưu. Con đường xuyên rừng này vắng vẻ, ít dấu chân người đến nỗi mỗi bước đi, mỗi lần đặt chân lên một bậc đá là bạn phải thận trọng tìm chỗ tốt nhất. Thỉnh thoảng, bạn có thể bắt gặp vài vết dao chém trên các thân cây dọc đường. Bạn đừng vội trách người nào đó tàn nhẫn với thiên nhiên bởi những vết chém ấy là cách người đi trước làm dấu đường cho người đi sau.

Lý do thứ hai chính là vẻ đẹp tinh khôi của con đường: những phiến đá hình thù kỳ lạ, những chồi non xanh mơn mởn, những phiến đá xanh rêu mượt mà, những cành hoa e ấp… Tất cả như những nốt nhạc tràn đầy sức sống trong bản nhạc bất tận của thiên nhiên…

Lý do thứ ba là cảm giác mát mẻ và sảng khoái trong hơn 3 giờ hì hụi leo trèo để lên đỉnh. Trong cả chặng đường dài, ánh mặt trời phải rất khó nhọc mới len được qua tán rừng, soi xuống mặt đất. Lên núi bằng đường này, các bạn nữ sẽ không cần kem chống nắng, các bạn nam cũng không phải vất vả vác theo nhiều nước uống…
Du lịch Yên Tử - GSV Travel


Lý do thứ tư mà con đường này hấp dẫn tôi (dù nói ra hơi khó tin) chính là những trải nghiệm vất vả trên đường: những cú trượt chân khi bước lên những tảng đá đầy rêu, những vết bầm ở chân, những vết trầy xước ở tay, ở mạn sườn… Nhưng những vất vả ấy sẽ được đền bù xứng đáng khi ta đặt chân đến đích cuối cùng và nhận ra một chân lý: đỉnh thiêng Yên Tử hay những đỉnh cao khác của cuộc đời luôn nằm yên chờ ta ở đâu đó, không lùi xa hay mất hẳn bao giờ…

Lý do thứ năm để du lịch Yên Tử bằng đường bộ là khi đi được khoảng ba phần tư quãng đường, bạn sẽ bắt gặp một “cụ rùa” to bằng đá – một tác phẩm kỳ lạ của tạo hoá. Nếu nằm ở một nơi đông người lui tới, chắc “cụ” cũng sẽ có miếu thờ, nhưng ở giữa rừng hoang ấy, năm này qua năm khác, cụ vẫn lẻ loi ngẩng đầu thi gan cùng tuế nguyệt.

Và lý do cuối cùng là cảm giác khi được đứng trên đỉnh cao, phóng tầm mắt ra xung quanh, miệng lẩm nhẩm một câu hát quen: “Mênh mênh mang mang phù vân Yên Tử”…

Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2016

Du lịch chùa Hương 1 ngày: Đường về cửa Phật


Chùa Hương là một địa điểm du lịch lễ hội thu hút một lượng khách vô cùng lớn vào mùa lễ hội, diễn ra vào khoảng từ Tháng Giêng đến Tháng Ba Âm lịch. Chùa Hương là một địa danh tham quan nổi tiếng tại miền Bắc, nằm từ chân núi Hương Tích lên tới đỉnh núi.

Hành trình về một miền đất của Phật giáo, là một trong những nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành, từ lòng thành kính của mình mà dâng lên người một lời nguyện cầu an lành, một lời phúc tai quan nạn khỏi hay chỉ đơn giản là hòa quyện vào một vùng đất thiên nhiên rừng núi.

Có thể coi du lịch chùa Hương mùa lễ hội là một kiểu du lịch ngoại thành Hà Nội. Vì chùa Hương nằm ở huyện Mỹ Đức, khá xa trung tâm thành phố Hà Nội. Lễ hội chùa Hương bắt đầu từ Rằm Tháng Giêng, còn được coi là ngày lễ mở cửa rừng theo tục của người dân địa phương. Trước ngày hội mở, tất cả các chùa, miếu và các đình đều để khói hương nghi ngút và không khí lễ hội bao trùm toàn bộ xã Hương Sơn. Lễ trong chùa gồm lễ dâng hương. Từ ngày mở hội cho đến hết hội, các sư trong chùa thường đến tụng kinh mỗi nơi có chùa chiền, đình miếu khoảng nửa giờ mỗi ngày. Hương khói thì lúc nào cũng nghi ngút, trên ban thờ luôn có mâm quả và nhiều đồ cúng lễ của mọi khách thập phương. Phần lễ nghi thể hiện gần như tổng thể tôn giáo tại Việt Nam, có sự sùng bái của đạo Phật và Nho giáo. Trẩy hội chùa Hương vì cả tâm hồn và thể xác đều được đắm sâu vào trong mây ngàn cỏ nội.

chùa Hương

Đường vào Chùa Hương cảnh sắc tuyệt đẹp

Vào những ngày tổ chức lễ hội, các khách sạn bình dân ở Hà Nội cũng từ đó mà đua nhau kinh doanh buôn bán. Tới du lịch chùa Hương, khách thập phương có thể thưởng thức một số món ăn ngon Hà Nội hay chính là những đặc sản tại chùa Hương như rau sắng, chè củ mài, quả mơ, đều là những thức quà ngon nổi tiếng tại tình Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội này. Có chậm rãi thưởng thức thật kĩ vị đăng đắng và bùi bùi của tiếng chén canh rau sắng mới thấy hết được cái vị ngọt trong lành của rau lưu lại trong cổ họng, và mới hiểu tại sao khách gần xa lại ưu ái món ăn này đến vậy.

Cẩm nang cho người lần đầu đi du lịch chùa Hương

Là một địa danh nổi tiếng ở miền Bắc, Chùa Hương là quần thể Chùa chiền nằm rải rác từ chân núi Hương Tích cho đến tận đỉnh núi. Bạn có thể du lịch chùa Hương quanh năm nhưng nếu đi vào dịp lễ hội từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch để cảm nhận rõ hơn không khí đi lễ phật của khách thập phương.

Đường đi trẩy hội Chùa Hương

- Bạn có thể đi từ đường Nguyễn Trãi theo hướng đi Hà Đông, đến ngã ba Ba La bạn rẽ trái hướng đi Vân Đình. Bạn đi đến Tế Tiêu hỏi đường đi Chùa Hương.

- Ngoài ra bạn cũng có thể đi theo hướng quốc lộ 1A (Pháp Vân Cầu Giẽ), đường này dành cho ô tô, xe máy không được đi. Đi xe máy bạn đi theo quốc lộ 1A cũ hướng đi Thanh Trì.
- Nhiều bạn sinh viên hay chọn cách đi Chùa Hương bằng xe buýt. Điểm đón xe buýt đi Chùa Hương là ở bãi xe Hà Đông cũ, trên đường Trần Phú.

Số xe bus là 211, lịch trình chạy: Bến Xe Mỹ Đình – Phạm Hùng – Khuất Duy Tiến – Nguyễn Trãi – Trần Phú – Quang Trung – Quốc lộ 6 – Ngã ba Ba La – Quốc lộ 21 B – Tế Tiêu ( Thị trấn Đại Nghĩa). Như vậy là bạn có thể bắt xe từ đầu tuyến tại Bến Xe Mỹ Đình, hoặc đi xe bus 211 này.

Ngoài ra còn có xe 78 đi Tế Tiêu từ bến xe Mỹ Đình (đi đường Nam Thăng Long qua Nguyễn Trãi tới Ba La rồi đi Tế Tiêu). Xe 75 đi từ bến xe Yên Nghĩa (bạn có thể bắt xe bus số 01 và 02 để tới bến xe Yên Nghĩa).

Nên đi du lịch Chùa Hương vào thời gian nào?

Du lịch chùa Hương 2016

Hội chùa Hương diễn ra trong 3 tháng, bắt đầu từ mùng 6 tháng 1 đến tháng 3 âm lịch hàng năm, đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng giêng đến 18 tháng hai Âm lịch. Du khách du lịch chùa Hương 1 ngày dịp này sẽ có dịp được chứng kiến và tham dự vào không khí sinh hoạt văn hóa của lễ hội. Tuy nhiên, đây cũng là khoảng thời gian rất đông du khách thập phương trong và ngoài nước, dịch vụ bị chặt chém.

Các điểm thăm quan ở Chùa Hương

Khi đến Chùa Hương bạn sẽ phải ngồi đò khoảng 1 tiếng vào và 1 tiếng trở ra, dọc hai bên suối Yến là những dãy núi nhấp nhô với nhìu hình dáng kỳ lạ. Khi cập bến bạn đi bộ một đoạn để tới với chùa Thiên Trù, sau đó là con đường leo núi cao lên động Hương Tích. Nếu mệt bạn nên chọn cách đi Cáp Treo. Có thể đi cáp chiều lên và chiều xuống đi bộ, nếu có sức khỏe thì nên đi bộ lên, vừa đi vừa ngắm cảnh hai bên đường khá đẹp.

Nếu đi du lịch chùa Hương 1 ngày bạn nên thăm Chùa Thiên Trù và Động Hương Tích. Đây là 2 điểm nổi bật ở Chùa Hương. Bạn có thể chọn đi bộ hoặc đi cáp treo lên đỉnh Hương Tích. Hương Tích là một động nằm trong lòng Núi. Bên trong có bầy biện các tượng Phật, thiết kế và trang trí như trong Chùa.

Du lịch chùa Hương - GSV Travel

Các tuyến thăm quan thắng cảnh Hương Sơn Tuyến Hương Tích:

Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan – Đền Trần Song – Động Hương Tích – Chùa Hinh Bồng. (tuyến chính)

Tuyến Thanh Sơn: Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài

Tuyến Long Vân: Chùa Long Vân – Động Long Vân – Hang Sũng Sàm

Tuyến Tuyết Sơn: Chùa Bảo Đài – Động Chùa Cá – Động Tuyết Sơn

Với tuyến 1 thì bạn có thể đi du lịch chùa Hương 1 ngày từ Hà Nội, nếu đi 2 ngày thì ngày 2 đi thêm tuyến Tuyết Sơn hoặc Long Vân.

Giá vé thắng cảnh Chùa Hương: giá thông thường là 40.000/người cho vé đò và 50.000/người vé thắng cảnh. Nếu bạn đi đoàn đông có thể thuê thuyền to khoảng 15 – 20 người ngồi. Ngoài ra có cả dịch vụ xuồng máy. Giá cáp treo là 140.000 cho 2 chiều và 90.000 cho 1 chiều.

Nhà Hàng ăn uống tại Chùa Hương

Du lịch chùa Hương - GSV Travel

Ăn uống ở Chùa Hương vào mùa du lịch lễ hội sẽ rất đắt. Dọc hai bên đường lối lên Hương Tích có rất nhiều nhà hàng và quán bán đồ lưu niệm. Có đầy đủ dịch vụ cho Phật Tử dọc hai bên đường lên núi.

Chuẩn bị đồ lễ khi đi du lịch chùa Hương

Khi đi lễ chùa Hương, du khách định đi lễ ở địa điểm nào thì nên chuẩn bị lễ dâng từ nhà gồm vàng, hương, trầu cau, rượu cúng, chè, hoa quả, bánh kẹo, tiền lẻ giọt dầu, không nên dâng lễ mặn như xôi, gà…

Kinh nghiệm mua sắm khi đi du lịch chùa Hương

Chùa Hương rất nổi tiếng với nhiều đặc sản như: Chè củ mài, mơ quả hay rau sắng ….. Khi mua bất cứ thứ gì , du khách nên hỏi rõ giá cả và kiểm tra kĩ số lượng, chất lượng.

Du lịch chùa Hương - GSV Travel

Kinh nghiệm khi lễ phật.

-Cúi đầu và cung kính trước những pho tượng phật.
- Để giày dép bên ngoài, không đi vào điện thờ cúng.
- Nên ăn mặc đứng đắn, lịch sự
- Không có những cử chỉ thân mật, âu yếm, nói chuyện, cười đùa lớn tiếng trong chùa.

Một vài lưu ý khác
- Nên đi theo nhóm tầm 7 người trở nên, vì khi đi theo nhóm, các dịch vụ sẽ đáp ứng tốt hơn đi lẻ 1,2 người như dịch vụ đò, tiền chờ đò, tiền vé, đi cáp treo…
- Nên chuẩn bị thật nhiều tiền lẻ, mặc dù ở Chùa có dịch vụ đổi tiền chẵn lấy tiến lẻ nhưng như thế sẽ góp một phần nào đó làm tăng thêm kinh phí của bạn.

- Khi đi không nên mang quá nhiều đồ, tránh tình trạng vào chùa chiêm bái lỉnh kỉnh các đồ cá nhân.

- Bên bờ suối Yến có bán nhiều hương, các bạn mua khoảng 4-5 bó ở ngoài. Vào bên trong cũng bán nhưng đắt gấp 1,5 lần.

- Để đảm bảo được sức khỏe, đi lên du khách nên đi bằng cáp treo, đi xuống đi bộ để vãn cảnh.

- Đi đường bạn sẽ được mời chào các sản phẩm, dịch vụ như rau su su, bánh củ mài.. Không nên ham rẻ mà mua quá nhiều, ảnh hưởng tới cuộc vãn cảnh của quý khách.

- Các trò chơi lừa bịp như ba cây, đánh cờ.. Đi qua, Quý khách không nên tham gia, vì những người tham gia toàn là người của họ cài vào.

- Khi đến các chùa,suối giải oan, ở đây có nhiều người xem bói nhưng thực chất chỉ là nghiệp dư, du khách không nên xem để rồi phải suy nghĩ ảnh hưởng tới hành trình bái phật của mình.

- Qúy khách không nên ăn uống quá nhiều, vì dịch vụ vệ sinh nơi đây chưa được hoàn thiện, sẽ gây bất tiện cho quý khách. Nếu bạn đi theo tour, có hướng dẫn viên thì đảm bảo nhất, họ sẽ hướng dẫn mình các địa điểm, những nơi hoặc giới thiệu cặn kẽ về các dịch vụ cũng như các di tích nơi đây. Với một vài kinh nghiệm chia sẻ trên, chúc quý khách có một chuyến đi du lịch chùa hương tuyệt vời nhất.