Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2016

Lý do để bạn lựa chọn du lịch Thái Lan


Mùa khô mát ở Thái Lan bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 và đây cũng là thời điểm bắt đầu của mùa du lịch Thái Lan. Trong khoảng thời gian này, Thái Lan có 2 lễ hội lớn nhất đó là Lễ hội Ánh sáng Loy Krathong (được coi là Valentine của người Thái) vào rằm tháng 12 âm lịch và lễ hội cổ truyền Songkran vào giữa tháng 4.

Cảnh đêm ở thủ đô Bangkok

Tuy nhiên, do khi vào mùa, lượng khách du lịch Thái Lan tăng vọt, giá cả các dịch vụ cũng tăng theo. Để tránh những bất tiện này, bạn nên đến thăm Thái Lan vào tháng 10 để vừa tận dụng được chi phí do giá cả lúc này vẫn chưa quá cao, vừa được hưởng thời tiết dễ chịu và tránh được cảnh chen chúc tại các điểm du lịch.

Điểm đến phổ biến và dễ dàng nhất là Bangkok – thủ đô của Thái Lan. Đây là thành phố sầm uất với nhiều khu vui chơi, mua sắm hàng hóa với nhiều chủng loại phong phú, chất lượng tốt, giá cả phải chăng.

Từ đây, du khách du lịch Thái Lan thuận tiện đặt vé máy bay, vé tàu, vé xe buýt… để di chuyển tới các vùng du lịch khác. Từ Bangkok, bạn rất dễ dàng mua được vé máy bay giá rẻ để đi đến các nước khác trong khu vực như Malaysia, Singapore, Indonesia…

Một quầy hàng ẩm thực tại khu chợ ở Udon Thani

Với những người ưa thích sự khám phá ở Việt Nam, thì thành phố Udon Thani ở phía Đông Bắc Thái Lan cũng là một lựa chọn không tồi. Bạn có thể tới Udon Thani qua đường bộ bằng cách đi qua Vientian – Lào. Udon Thani là thành phố thân thiện, con người hiền hòa, an ninh tốt, giá cả sinh hoạt rất rẻ.

Tại đây có khu chợ đêm nổi tiếng với rất nhiều hàng hóa dễ mua. Cộng đồng Việt Kiều định cư ở đây là lớn nhất nên bạn sẽ dễ dàng bắt gặp các món ăn Việt Nam được bày bán tai các quầy hàng. Từ Udon Thani, bạn có thể tiếp tục đi tiếp tới Bangkok (cách Udon gần 600km) bằng máy bay, tàu hỏa hoặc xe buýt.

Tham dự lễ hội cổ nhất của Thái Lan


Lễ hội lâu đời nhất của vương quốc Thái Lan cũng được đánh giá là một trong những lễ hội đẹp nhất, nhiều màu sắc nhất, mang nhiều ý nghĩa và nhiều yếu tố thần thoại nhất.

Những chiếc hoa đăng thả trôi sông được kết từ lá chuối một cách tỉ mẩn

Trong tiếng Thái, Loy có nghĩa là "trôi", còn krathong là muốn nói tới chiếc bè nổi trên nước có hình hoa sen. Các chiếc krathong đều được trang trí các lá chuối được gấp xếp tỉ mẩn, hoa, nến và nhang. Riêng vùng Tak (phía TâyThái Lan giáp với Myanma), hoa đăng được kết bằng những tán lá dừa, thay vì lá chuối.

Vào đêm trăng tròn, người Thái thả các krathong này xuống sông, kênh rạch hoặc ao hồ để thể hiện sự tôn kính đối với các thần sông, đồng nghĩa với việc thả đi những gánh nặng, phiền toái và những điều không may mắn trong cuộc sống để cầu đón một năm mới bình an, hạnh phúc hơn..

Lễ hội Loy Krathong được tổ chức lớn nhất là tại Sukhothai, Chiang Mai, Phuket và Bangkok. Ở những nơi này, ngoài hoạt động thả đèn krathong, thành phố còn tổ chức bắn pháo hoa, diễu hành có trống chiêng; đua thuyền hay đua thả đèn hoa đăng, thi kết hoa đăng; cuộc thi sắc đẹp Miss Nopphamat (theo truyền thuyết đó là vợ của quốc vương Sukhothai thế kỷ 14); thưởng thức ẩm thực Thái và các tiết mục biểu diễn văn nghệ, âm nhạc truyền thống của Thái.

Cảnh tượng rực rỡ và ngoạn mục khi hàng ngàn chiếc đèn trời được thả cùng một lúc ở Chiang Mai

Riêng ở Chiang Mai, ngoài thả đèn hoa đăng xuống nước, người dân còn thả hàng ngàn chiếc đèn trời. Vô số các loại đèn trời được thả lên trời tạo ra một hình ảnh ngoạn mục giống một đàn sứa khổng lồ phát sáng, đang trôi nổi trên không trung. Ánh sáng rực rỡ thắp sáng cả khắp mặt nước sông, lấp lánh trên các cành cây, mái nhà, làm sáng cả bầu trời. Do vậy có nhiều khách nước ngoài du lịch Thái lan còn dịch nghĩa lễ hội này của người Thái là Lễ hội Ánh sáng.


Chỉ cần tự chuẩn bị một vài lễ vật đơn giản là du khách du lịch Thái Lan đã có thể tham dự vào lễ hội thiêng liêng này của người Thái Lan

Để tham gia vào lễ hội, du khách nên tự chuẩn bị cho mình một số lễ vật như hương, nến, bè chuối trang trí để thả xuống sông, hay chiếc đèn lồng thả lên trời để cầu sự bình an.

Thời điểm tốt nhất cho khách du lịch tới tham quan lễ hội là vào ngày trăng tròn, tức ngày 06/11 (thời gian truyền thống lễ hội Loy Krathong được tổ chức).

Ban ngày, du khách du lịch Chiang Mai có thể đi xe đạp dạo quanh phố và chiêm ngưỡng cảnh quan nơi đây. Vào ngày chủ nhật, hãy đến chợ đêm ở Chiang Mai để hòa nhập với cuộc sống nhộn nhịp nơi đây và thưởng thức những đồ uống, những món ăn đặc sản miền bắc của đất nước Thái Lan.

Du lịch Trung Quốc ngắm pho tượng Phật lớn nhất thế giới


Lạc Sơn Đại Phật là pho tượng phật lớn nhất thế giới nằm trên vách núi Lăng Vân thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Pho tượng được tạc vào vách đá Thê Loan từ những năm 713 của thời nhà Đường và phải mất đến 90 năm người ta mới tạc xong pho tượng này.

Lạc Sơn Đại Phật cao 71 mét tương đương với một tòa nhà cao hơn 10 tầng. Phần đầu của tượng cao hơn 15m với hơn 1000 búi tóc, bàn chân trần đủ cho hơn 100 người đứng vây quanh mà vẫn không hết.


Pho tượng nằm tại vị trí hợp lưu của ba con sông là Dân Giang, Đại Độ và Thanh Y. Tương truyền rằng, xưa kia khúc sông này rất dữ, tàu bè qua lại thường xuyên bị sóng đánh chìm. Tuy nhiên, sau khi bức tượng hoàn thành, dòng sông trở nên hiền hòa một cách đáng ngạc nhiên, tạo điều kiện thuận lợi cho thuyền bè đi lại. Người ta giải thích rằng, có thể gạch đá trong quá trình xây dựng đã rơi xuống lòng sông làm thay đổi dòng chảy. 

Với sự uy nghi và kỳ tích của mình, Lạc Sơn Đại Phật đã khiến cho dòng người du lịch Trung Quốc  không ngừng đổ về đây thăm quan, nhất là trong dịp rằm tháng giêng.

Những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn nhất châu Á


Thái Lan hay Myanmar, Ấn Độ hay Đài Loan, Trung Quốc… mỗi nơi mang một sắc thái riêng. Nhưng chuyến du xuân, viếng chùa ở những quốc gia có truyền thống Phật giáo, có thể xem như sự gửi gắm lòng thành nơi chốn thiêng liêng, cầu mong một năm mới thật nhiều may mắn và bình an. Sau đây là những điểm đến du lịch tâm linh ở châu Á vào dịp đầu Xuân mới.


Đến với du lịch Thái Lan đâu đâu cũng sừng sững những bảo tháp và bóng áo vàng nhà sư, bởi đây là xứ sở của chùa tháp. Những ngôi chùa cổ nơi đây đều mang trong mình những Phật tích và có phong cách kiến trúc truyền thống độc đáo. Linh thiêng bậc nhất, nổi tiếng nhất Thái Lan là chùa Phật Ngọc (Wat Phra Kaeo) ở ngay thủ đô Bangkok. Một trong ba đại quốc bảo của Thái Lan này tọa lạc góc đông bắc Đại Vương Cung Bangkok (Bangkok Grand Palace) tạo thành chỉnh thể thống nhất của Đại Vương Cung. Trong chùa tôn trí tượng Phật Ngọc, nhỏ nhưng quý giá và thiêng liêng, vì đó mà có tên là chùa Phật Ngọc. Nhiều người biết chùa Phật Ngọc rất thiêng. Nhưng ít ai biết ngôi chùa này còn có tên là chùa Hộ Quốc từ thời Vương triều Chakri và là ngôi chùa duy nhất không có sư; mà được xây cất (năm 1784) làm nơi thờ cúng Phật Ngọc, tổ chức các nghi thức Tôn giáo của Hoàng gia Thái Lan, nổi tiếng khắp vùng Đông Nam Á.

Trong chùa, ngoài điện Phật Ngọc, hầu hết chóp đỉnh đều trang trí theo kiểu nhọn, nét đặc sắc về mặt kiến trúc tự viện Thái Lan. Mỗi đỉnh nhọn lại trang trí sứ màu, thếp vàng... lóng lánh rất đẹp mắt. Đặc biệt là hành lang chùa bao bọc bởi tấm bích hoạ dài 1km, gồm 178 bức tranh màu sắc phong phú, họa tiết tinh xảo, lấy sử thi Ramayana trong văn học cổ điển Ấn Độ làm đề tài.

Myanmar: Theo ánh sáng vàng ở Yangon

 

Cuối năm 2012, Tổng thống Mỹ đầu tiên trong lịch sử đến thăm Myanmar, ông Barack Obama, đã chân trần bước vào chùa Shwedagon, ngôi chùa Vàng nổi tiếng được coi là trung tâm của Phật giáo Myanmar tọa lạc ở cố đô Yangon. Cũng như hành động của một dân thường, ông Obama kính cẩn dâng hoa cúng chùa.

Chùa Shwedagon, hay chùa Vàng, chính là ngôi chùa linh thiêng nhất Myanmar. Tại đây lưu giữ 4 báu vật thiêng liêng đối với các tín đồ Phật giáo bao gồm cây gậy của Phật Câu Lưu Tôn, cái lọc nước của Phật Câu Na Hàm, một mảnh áo của Phật Ca Diếp, và xá lợi 8 sợi tóc của Phật Thích Ca.

Bên trong lưu giữ nhiều hiện vật quý giá, nhưng bản thân kiến trúc chùa Shwedagon cũng đã là một báu vật! Chùa nằm trên đồi Singuttara ở độ cao có thể quan sát được cả thành phố Yangon. Người Myanmar thường đi vòng quanh tháp chùa theo chiều quay của kim đồng hồ. Trong chùa có 7 bồn nước tương ứng với 7 hành tinh và với 7 ngày trong tuần. Đấy là nơi người mộ đạo thường tới tưới nước tắm cho tượng Phật.

Sau mỗi chuyến du lịch Myanmar trở về, trong hành lý của nhiều du khách Việt thường có những đồ vật thiêng nho nhỏ được thỉnh về để cất giữ, hoặc mang theo bên mình coi như một vật báu tâm linh may mắn.

Ấn Độ: Bên dòng sông thiêng

 

Hành trình du lịch Ấn Độ thường được gọi là tour hành hương, chuyến đi của tâm linh. Ở chốn “thánh địa Phật giáo” này, ngay cả các bãi tắm và dòng sông cũng đều hết sức thiêng liêng. Tắm trên sông Hằng chẳng phải là một nghi thức thiêng liêng mong được rửa trôi mọi tội lỗi và đón nhận may mắn đó sao! Tết Nguyên đán năm nay, Saigontourist sẽ đưa du khách tham quan “tam giác vàng” Delhi - Agra - Jaipur vào “thời điểm vàng”, xuất hành đúng mùng 2 Tết. Dịp này là mùa đông, thời tiết đẹp nhất ở Ấn Độ, người địa phương bắt đầu thư giãn và mở tiệc trên các bãi biển. Ban ngày trời mát dịu, ban đêm trời nhè nhẹ trở lạnh, thật lý tưởng cho du khách nữ lôi chiếc khăn Pashmina đích thực vừa sắm được quàng lên vai dạo phố.

Hiếm có chuyến du xuân nào lại ý nghĩa như đến “tam giác vàng” của Ấn Độ dịp này khi cận kề Ngày lễ tình yêu Valentine 14/2. Quà tặng cho người yêu hay bạn đời còn gì độc đáo hơn là cùng chiêm ngưỡng biểu tượng của một trong những câu chuyện tình đẹp bất hủ: ngôi đền tình ái Taj Mahal. Đây là công trình lăng mộ đẹp nhất thế giới tổng hợp hài hòa cả kiến trúc Ba Tư, Hindu và Hồi giáo. Đứng trước vòm đá cẩm thạch trắng nổi bật trên nền trời xanh, du khách sẽ thấy công trình đã 500 năm tuổi này như tấm bia mộ mà vua Shah Jahan, hoàng đế Hồi giáo, xây dựng để tạc vào cả thời gian lẫn không gian tình yêu vĩnh cửu ông dành cho người vợ thứ ba của mình - hoàng hậu Mumtaz Mahal. Kỳ ảo ở chỗ vào mỗi mùa và mỗi giờ khác nhau trong ngày, lăng mộ lại tỏa ra những màu sắc khác nhau theo cường độ của ánh sáng mặt trời. Mỗi đêm trăng rằm, Taj Mahal như một viên ngọc lấp lánh giữa bầu trời đêm. Du khách may mắn được đến đây thường nói vui rằng không chỉ là chuyến đi “thấy vàng” mà còn “thấy cả ngọc”.

Hành hương Đài Loan, Trung Quốc


Theo hành trình viếng Phật đầu xuân, bên cạnh chuyến thăm những ngôi chùa nổi tiếng như chùa Long Sơn, đền Văn Võ, thật bất ngờ khi ở một nền kinh tế phát triển như Đài Loan, du khách Việt Nam còn tìm thấy những hình ảnh truyền thống vô cùng thân quen nhưng đã mai một dần trong cuộc sống hiện tại: uống trà nóng trong các tách nhỏ và ăn trầu! Du lịch Đài Loan ngoài ngắm cảnh đẹp, mua sắm hàng hiệu, còn là cơ hội tuyệt vời để thưởng thức nghệ thuật ẩm thực vừa tinh hoa vừa đa dạng. Trong khi đó, du lịch Trung Quốc dịp đầu năm mới , với những du khách du lịch tâm linh vào dịp đầu năm có thể tham khảo hành trình Côn Minh - Đại Lý - Lệ Giang - Cửu Hương - Thạch Lâm đưa du khách viếng chùa Sùng Thánh - ngôi chùa Hoàng gia Đại Lý thời xưa- cầu may mắn đầu năm, thăm thành cổ Lệ Giang và khu rừng đá Thạch Lâm- “thiên hạ đệ nhất kỳ quan”…

Mách bạn: Tất cả các điềm du lịch trên đều có trong tour tuyến của GSV Travel tùy từng điểm đến mà bạn chọn lựa. Tùy nhu cầu, bạn có thể tham khảo các tour hành hương châu Á với những điểm đến được chọn lọc uy tín.