Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2016

Câu chuyện kỳ bí của chùa Linh Phước


Chùa Linh Phước di tích lịch sử độc đáo và kỳ lạ xứ ngàn hoa. Cùng GSV Travel tìm hiểu thông tin về di tích lịch sử ở Lâm Đồng nổi tiếng này.

Vị trí :Chùa Linh Phước tọa lạc tại số 120 Tự Phước, thuộc địa bàn Trại Mát, cách trung tâm thành phố du lịch Đà Lạt 8 km về hướng Đông Nam, nằm trên quốc lộ 20. 

Đặc điểm: Chùa Linh Phước còn được gọi là Chùa Ve Chai vì trong sân chùa có con rồng dài 49 m được làm bằng 12.000 vỏ chai bia, miệng rồng che phủ tượng Phật Di Lặc.

Xem thêm: Du lich Sam Son

Đi du lịch lễ hội đến Đà Lạt du khách không nên bỏ qua cơ hội thăm viếng chùa Linh Phước là một công trình kiến trúc khảm sành đặc sắc của thành phố Đà Lạt. Di tích lịch sử chùa Linh Phúclà một công trình được thiết kế với lối kiến trúc cổ vô cùng độc đáo và đẹp nhất Đà Lạt, với nhiều hạng mục kiến trúc quy mô. Chùa Linh Phúc ở Đà Lạt đã nhiều lần được tổ chức Asia Book of Records trao tặng bằng kỷ lục Việt Nam. 

Di tích lịch sử chùa Linh Phước Đà Lạt

Xem thêm: Du lich Cua Lo

Khi đến tham quan di tích lịch sử chùa Linh Phúc các phật tử thập phương sẽ cảm thấy choáng ngợp trước vẻ đẹp của lối kiến trúc vô cùng độc đáo của ngôi chua nổi tiếng này. Chánh điện dài 33 m, rộng 12 m có 2 hàng cột rồng khảm sành, bên trên là nhiều bức phù điêu khảm sành giới thiệu về lịch sử Phật Thích Ca và những điển tích trong các kinh Pháp hoa, kinh A di đà.


Sân chùa (Hoa Long Viên) có con rồng dài 49 m, vây rồng được làm bằng 12.000 vỏ chai bia, miệng rồng che phủ tượng Phật Di Lặc. Trước Hoa Long Viên là tòa Linh Tháp 7 tầng cao 36 m có treo Đại Hồng Chung cao 4,3 m, miệng chuông rộng 2,33 m, nặng 8.500 kg, được đúc vào năm 1999 và được xem là chuông nặng nhất Việt Nam. Trước sân chùa là đài Quán Thế Âm. Ngoài ra, nơi đây còn có nhà trưng bày đá quý, sành sứ cổ và đồ gỗ mỹ nghệ.

Kiến trúc độc đáo của nhà thờ Mai Anh


Nhà thờ Domaine de Marie còn có tên gọi khác là nhà thời Mai Anh. Cùng GSV Travel tìm hiểu di tích lịch sử ở Lâm Đồng nổi tiếng này nhé.

Vị trí: Nhà thờ Domaine de Marie nằm trên một ngọn đồi thoáng đẹp thuộc đường Ngô Quyền, cách trung tâm thành phố Đà Lạt hơn 1km về hướng tây nam.
Đặc điểm: Lãnh địa mang một kiến trúc độc đáo theo phong cách Châu Âu thế kỷ 17 nhưng đã được thực hiện với vật liệu hoàn toàn của Việt Nam.

Nhà thờ Domaine de Marie nằm trên một ngọn đồi ở đường Ngô Quyền

Xem thêm: Du lịch Cửa Lò

Nhà thờ Domaine de Marie còn được gọi là nhà thờ Vinh Sơn (vì là nguyện đường của các soeurs Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn), nhà thờ Mai Anh (vì trước đây khu vực này có rất nhiều hoa mai anh đào).Di tích lịch sử nhà thờ Domaine de Marie là một cụm kiến trúc bao gồm nhà nguyện và hai dãy nhà tu viện nữ tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn với tổng diện tích là 12 ha nằm trên đường Ngô Quyền cách trung tâm thành phố Đà Lạt vào khoảng 1 km về hướng tây nam.

Nhà thờ Domaine de Marie với kiến trúc độc đáo
Nhà thờ Domaine de Marieg được xây dựng từ những năm 1930-1943 là tên gọi cụm kiến trúc gồm nhà nguyện và hai dãy nhà phía sau của tu viện nữ tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn (Filles de la charité de saint Vincent de Paule). Ngôi nhà nguyện mới được quét lại màu sơn vàng với mái ngói đỏ nổi bật giữa bầu trời xanh và cây lá cũng rất xanh.Trong nhà thờ, đặc biệt có bức tượng Đức Mẹ đứng trên quả địa cầu được tạc theo hình mẫu người phụ nữ Việt Nam, do Janchère - kiến trúc sư người Pháp - thiết kế. Tượng cao 3m, nặng 1 tấn được làm năm 1943 và do bà Decoux dâng cúng. Phía sau nhà thờ có phần mộ phu nhân toàn quyền Decoux - bà Suzanne Humbert - ân nhân chính đã giúp xây dựng tu viện và có nguyện vọng được an nghỉ tại đây sau khi qua đời. Bà bị tai nạn giao thông tại đèo Prenn và mất ngày 06/01/1944.

Nhà thờ Domaine de Marieg ở Đà Lạt cuốn hút du khách đến các điểm du lịch Lâm Đồng không chỉ bởi kiến trúc độc đáo mà còn bởi nét đẹp mang sắc thái riêng của nhà thờ này. Nhà thờ được bao phủ chỉ một màu hồng sậm nhầm tôn lên vẻ uy nghi và tôn nghiêm của công trình tôn giáo, nhà thờ có một món quà của phu nhân toàn quyền Đông Dương Jean Decoux tặng đó là bức tượng Đức Me ban ơn cao 3m, nặng 1 tấn do nhà điêu khắc Johchère, người Pháp làm tại Hà Nội và đưa về nay năm 1944. 


Từ sau năm 1975, tên Domaine được Việt hóa thành Đồi Mai Anh. Du khách đi du lịch lễ hội vào những dịp lễ lớn trong năm với nhiều sự kiện văn hóa diễn ra ở thành phố Đà Lạt, nếu có dịp đến với nhà thờ Domaine de Marieg ở Đà Lạt bạn sẽ được chiêm ngưỡng vô vàn loài hoa đang kheo sắc, tham quan vườn hoa phía sau sẽ có dịp chiêm ngắm dàn Hài Tiên khá hiếm nở hoa thật đẹp.

Khung cảnh tuyệt đẹp của Dinh Bảo Đại Lâm Đồng

Vua Bảo Đại và những dinh thự triều Nguyễn trên mảnh đất từng là “Hoàng triều cương thổ”.

GSV Travel chia sẻ thông tin về di tích lịch sử ở Lâm Đồng nổi tiếng này.

Bảo Đại là vị vua cuối cùng của triều Nguyễn. Người cũng là vị vua cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam này khá nổi tiếng với những dinh thự sang trọng, trong đó có 3 dinh thự ở Đà Lạt đó là: dinh I, dinh II, dinh III.


1. Dinh I

Theo kinh nghiệm du lịch Đà Lạt tìm hiểu, du khách đi đến cá cđiểm du lịch Lâm Đồng đến tham quan dinh Bảo Đại đi theo đường Trần Hưng Đạo đến ngã 3 Trại Hầm rồi rẽ phải đi tiếp đường Trần Quang Diệu, du khách sẽ đến được Dinh I, nơi mà sau khi người Pháp trở lại nắm quyền (1948) và lập Hoàng Triều Cương Thổ (1950), vua Bảo Đại đã dùng làm Tổng hành dinh và nơi làm việc cho các quan chức trong “lãnh thổ” của mình.

Khu di tích dinh I nằm cách trung tâm Đà Lạt chừng 4 km về hướng Đông-Nam, trên một ngọn đồi thơ mộng có độ cao 1.550m với những rừng thông bao quanh. Dinh 1 là một công trình kiến trúc độc đáo trong dáng vẻ cổ kính, uy nghi và tao nhã khiến ai đã một lần đến đây đều phải trầm trồ cảm thán. Nguyên đây là nhà của một viên chức người Pháp tên Robert Clément Bourgery - thấy nơi đây khá đẹp lại yên tĩnh nên chính phủ Việt Nam do Bảo Đại làm.

Dinh Bảo Đại 1


Khi xây dựng Dinh Bảo Đại người ta phát hiện ra một đường hầm bí mật, nhưng vua Bảo Đại đã chỉ thị dấu kín. Đường hầm này nằm ngay sau lưng Dinh 1 thông ra tận Dinh 2, dài gần 4km với các nhánh rẽ vào các biệt thự 11, 16, 18, 26 … Trần Hưng Đạo - người Nhật đã đào từ trước khi đảo chánh Pháp với ý đồ bắt sống các sĩ quan Pháp trong Dinh Toàn Quyền cũng như ở các biệt thự xung quanh.

2. Dinh II

Di tích dinh II Bảo Đại năm trên đường Trần Hưng Đạo, Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam. Dinh II nằm trên một ngọn đồi thông có độ cao 1.540m so với mặt nước biển Dinh II còn gọi là "Dinh Toàn Quyền" là nơi làm việc của Jean Decoux. Công trình được xây dựng vào 1933 có tới 25 phòng sang trọng. Để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho bản thân và gia đình, toàn quyền Jean Decoux đã cho xây dựng những đường hầm bí mật và kiên cố. Thời kỳ tổng thống Ngô Đình Diệm, Dinh II là nơi nghỉ mát của gia đình Ngô Đình Nhu và vợ là Trần Lệ Xuân. Tướng Nguyễn Khánh cũng chọn Dinh II làm Tổng hành dinh trong mùa du lịch đặc biệt là dịp du lịch lễ hội. 


Dinh Bảo Đại 2

3. Dinh III

Dinh Bảo Đại (Dinh III) nằm ở đường Triệu Việt Vương, phường 4, tp. Đà Lạt được bao bọc bởi rừng thông còn gọi là rừng Ái Ân. Dinh III còn gọi là Biệt Điện Quốc Trưởng của Vua Bảo Đại. Dinh Bảo Đại là vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến tại Việt Nam. Công trình kiến trúc độc đáo đồ sộ này được xây dựng vào năm 1933 gồm có 2 tầng với 25 phòng rất sang trọng.

Dinh Bảo Đại 3


Dinh III dinh Bảo Đại được thiết kế vô cùng độc đáo với kiến trúc 2 tầng:

Tầng một của dinh gồm hệ thống phòng dùng làm nơi hội họp, tiếp khách, yến tiệc. Cửa chính diện rộng khoảng 4m có sảnh trước khi vào với các phòng tiếp tân, các phòng làm việc: văn phòng của vua Bảo Ðại, thư viện, phòng họp và các phòng làm việc khác; phía trong là phòng giải trí. Các phòng làm việc của dinh được gắn với các tiểu cảnh kiến trúc không gian phía trong và ngoài thông với nhau qua các lối đi và cửa sổ kính tạo ra một khung cảnh hài hoà gần gũi thiên nhiên. 

Tầng hai của dinh được dùng cho sinh hoạt gia đình, gồm các phòng ngủ của Vua Bảo Ðại, của hoàng hậu Nam Phương, của các công chúa và hoàng tử Bảo Long, các công chúa Phương Mai, Phương Liên, hoàng tử Bảo Thăng. 

Công trình kiến trúc 3 dinh Bảo Đại là một trong những di tích lịch sử có giá trị vượt thời gian. Nếu có đi du lịch xuyên việt dừng chân ở thành phố Đà Lạt du khách không nên bỏ lỡ cơ hội ghé thăm dinh Bảo Đại, một trong những điểm đến thu hút đông đảo du khách đến tham quan khám phá lịch sử thời Vua Bảo Đại và ngắm phong cảnh tuyệt đẹp tại đây.

Khám phá nét cổ kính của chùa Linh Sơn


Chùa Linh Sơn ngôi chùa cổ kính Ðà Lạt. Cùng Du Lịch Việt Nam tìm hiểu về di tích tích lịch sử ở Lâm Đồng này nhé.

Vị trí: Chùa Linh Sơn nằm trên đường Nguyễn Văn Trỗi, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 700m về hướng tây bắc.
Đặc điểm: Di tích lịch sử chùa Linh Sơn ngôi chùa nổi tiếng với lối kiến tr có lối kiến trúc giản dị mang phong cách Á Đông.Trên đỉnh mái có đắp đôi rồng uốn lượn theo thế "lưỡng long triều nhật". Hai bên bậc cấp dẫn vào chánh điện cũng có cặp rồng há miệng được khắc chạm công phu tượng trưng long thần hộ trì Phật pháp.

Chùa Linh Sơn hàng năm đón một lượng lớn du khách thập phường về viếng chùa
Chùa Linh Sơn ngồi chùa cổ nổi tiếng được xây dựng từ năm 1936 đến năm 1940 thì hoàn thành. Mang tên một quả núi ở Ấn Ðộ - núi Linh Thứu - tương truyền là nơi Phật tổ thuyết pháp bộ kinh Diệu pháp liên hoa và khai sơn thiền tông, chùa Linh Sơn là một quần thể kiến trúc bao gồm nhiều công trình lớn nhỏ tọa lạc trên một quả đồi rộng chừng 4 ha. Toà chính điện gồm hai ngôi nhà nối liền nhau. Tòa chính điện gồm có hai ngôi nhà liền nhau được bài trí trang nghiêm với tượng Phật Thích Ca ngồi trên tòa sen cao 1,70m nặng 1.250kg bằng đồng.

Di tích lịch sử chùa Linh Sơn tọa lạc trên một ngon đồi rộng 4ha, trồng trà, cà phê, bạch đàn, thông, tùng, trắc bách diệp, mai anh đào...Chùa Linh Sơn ở Lâm Đồng thu hút lượng lớn du lịch đến viếng thăm hàng năm. Khi bước vào chùa bạn sẽ thấy cảnh chùa trang nghiêm, cổ kính với những nét riếng khác biệt. Con đường vào chùa rợp bóng những hàng thông và cây sao cao vút. Ngay trước sân chùa là tượng Quan Thế Âm đứng trên Đài Sen, bên trái chùa có ngôi bảo tháp cao ba tầng hình bát giác, còn bên phải sân chùa có những hòn giả sơn và bonsai tạo dáng thật đẹp.


Hàng năm chùa Linh Sơn thu hút du khách thập phương đặc biệt là khách du lịch xuyên việt về đây dự lễ trong dịp du lịch lễ hội. Đến Đà Lạt du khách không chỉ được mãn nhãn với thiên đường của các loài hoa mà còn đường tìm hiểu về những giá trị văn hóa truyền thống, những di tích lịch sử nổi tiếng nơi đây.

Khám phá di tích nổi tiếng Cát Tiên Lâm Đồng

Di tích Cát Tiên Lâm Đồng là di tích lịch sử và văn hoá của Lâm Đồng. Cùng GSV Travel tìm hiểu về địa danh này nhé.


Năm 1998, di tích Cát Tiên Lâm Đồng được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hoá cấp Quốc gia. Di tích lịch sử ở Lâm Đồng nổi tiếng này có quy mô lớn, ẩn chứa trong lòng đất nhiều bí ẩn của lịch sử, di tích này có nét đặt thù rêng độc đáo mang đậm bản sắc văn hoá của cư dân và có mối quan hệ chặt chẽ với các nền văn hoá dân tộc chịu ảnh hưởng chung từ văn hoá Ấn Độ như văn hoá Champa, Óc Eo.

Lâm Đồng đề nghị công nhận Di tích khảo cổ Cát Tiên là di tích đặc biệt cấp quốc gia


Du khách đi du lịch Lâm Đồng đến với khu di tích Cát Tiên Lâm Đồng địa lý cảnh quan - lịch sử vùng đất. Di tích Cát Tiên là tên gọi của một quần thể di tích kiến trúc nằm trên địa bàn huyện Cát Tiên thuộc tỉnh Lâm Đồng. Đây được coi là vùng đất ngã ba của ba tỉnh Lâm Đồng – Bình Phước - Đồng Nai. Điểm qua đôi nét về lịch sử vùng đất cho thấy Cát Tiên trước đây được ít người biết đến, một vùng rừng núi hoang vu rậm rạp, nơi cư trú của các dân tộc ít người mà nguồn tư liệu trong lịch sử cũng ít đề cập. Trong chương II tác giả trình bày những khám phá di tích Cát Tiên. Nói đến lịch sử phát hiện và nghiên cứu; Những khám phá qua khai quật khảo cổ học như nhóm di tích tại xã Quảng Ngãi: Gò số I (Đồi Khỉ), số II, số III, số IV, số V, số VI (Gò Kiểm Lâm), số VII, và các kiến trúc khác trên địa bàn Quảng Ngãi. Bên cạnh đó độc giả còn được thấy di tích tại xã Đức Phổ và xã Gia Viễn. Chương III: Giá trị văn hoá - Lịch sử của di tích Cát Tiên. Nghiên cứu các vấn đề không gian văn hoá; Đặc trưng của di tích; Mối quan hệ giữa di tích Cát Tiên với các nền văn hoá khu vực như văn hoá Champa, Óc Eo và các nền văn hoá khác; Trình tự xây dựng các di tích; Tìm về cội nguồn lịch sử văn hoá.


Với những phát hiện, khám phá mới khẳng định đây là một tài sản văn hoá vô giá của người xưa để lại cho hậu thế. Một thông điệp của quá khứ gửi lại cho hiện tại, cùng chúng ta song hành bước vào thời kỳ mới: xây dựng và phát triển một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong tương lai. Di tích lịch sử Cát Tiên ngày nay đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn đặc biệt dối với du khách đi tour du lịch xuyên viết đặt chân đến Đà Lạt đều ghé thăm di tích lịch sử nổi tiếng này.