Thứ Năm, 7 tháng 6, 2018

Những món ngon bạn nên thử khi đến Phú Yên

Phú Yên có rất nhiều món ăn dân dã, giá trung bình chỉ 20, 30 ngàn, thậm chí có món chỉ 3 ngàn mà ngon xuất sắc.

Bánh hỏi lòng heo


Đây là một trong những món ăn Phú Yên rất phổ biến vào buổi sáng với du khách tour Phú Yên Quy Nhơn. Món ăn này gồm 2 phần rõ rệt là bánh hỏi và lòng heo. Bánh hỏi thoạt nhìn hơi giống bún lá bắc nhưng sợi nhỏ hơn nhiều, chỉ bằng sợi tăm, trên có phết thêm mỡ hành, khi ăn mát, giòn lại có chút ngậy. Lòng gồm đủ các thành phần tim, gan, dồi, lòng non, thịt vai… làm sạch, luộc tới nên giòn, ngon, không hôi mùi nội tạng.

Một phần bánh hỏi lòng heo với những lá bánh hỏi trắng mịn, những miếng lòng hấp dẫn, rau xanh, chén nước chấm mặn ngọt nhìn thì đơn giản, nhưng ăn lại ngon đến khó cưỡng lại. Nhiều người bảo rằng, vị ngọt của bột gạo, cái giòn béo của lòng, đậm đà của nước chấm khiến họ chỉ ăn bánh hỏi lòng heo một lần là nhớ mãi. Ngoài bánh hỏi lòng heo, các quán bánh món này thường còn bánh thêm cả cháo lòng. Giá món này trung bình chỉ 20 đến 30 ngàn/phần.

Cơm gà Phú Yên


Một món ăn Phú Yên rất nên thử khi đến xứ sở hoa vàng trên cỏ xanh chính là cơm gà. Cơm gà Phú Yên chế biến công phu, gà là gà ta, gạo được nấu từ nước luộc gà nên màu vàng óng vừa thơm, vừa đủ độ béo. Ăn cơm gà Phú Yên không thể không kể đến các loại rau ăn kèm: dưa chuột thái lát, ngò, rau răm, hành tím muối. Trong đó món hành tím được là đặc trưng riêng của cơm gà Phú Yên. Củ hành vừa chua, vừa ngọt góp phần trung hòa vị béo của gà khiến mỗi khi ăn tạo cảm giác ngon miệng hơn.

Ngoài ra cơm gà Phú Yên còn ghi điểm ở món nước chấm. Ngoài những nguyên liệu chính là nước mắm, chanh, đường, tỏi, ớt được xay nhuyễn, trộn đều thì một số quán còn thêm vào đó chút thịt gà xay, tạo nên độ béo ngậy, độ ngọt. Chan mắm vào cơm và từ từ thưởng thức, bạn sẽ chẳng chịu nổi cái mùi vị thơm nồng của cơm, của gà và của nước mắm hòa quyện vào nhau. Giá trung bình của món này là từ 30 ngàn.

Mắt cá ngừ đại dương


Mắt cá ngừ là một trong những đặc sản nổi bật của Phú Yên. Đúng như cái tên, món này chỉ là một cầu mắt của cá ngừ được làm sạch rồi nấu cùng rau củ quả, gia vị như táo tàu, kỳ tử… Mắt cá ngừ đại dương béo ngậy, xung quanh khá nhiều thịt. Khi ăn du khách du lịch hè 2018 có thể cảm nhận vị ngọt ngọt ngọt thơm thơm đọng trên lưỡi. Một hũ mắt cá ngừ khoảng 40 ngàn, không đắt cho một đặc sản địa phương thú vị.

Bánh xèo tôm mực

Từ miền Trung trở vào, tình nào cũng có bánh xèo với những đặc trưng riêng. Với hai tỉnh Tuy Hòa, Bình Định, với lợi thế bờ biển dài, nhiều hải sản, bánh xèo ở đây là bánh xèo tôm mực. Ở cả 2 thành phố Quy Nhơn, Phú Yên, không khó để tìm được những hàng bánh xèo như thế.

Chiếc bánh nhỏ, đổ kiểu mềm, bên trong là nhân tôm, mực tươi rói. Chiếc bánh nóng hổi chấm ăn không cùng nước mắm pha hoặc cuốn cùng bánh tráng, rau sống đều ngon miễn bàn. Quan trọng, giá bánh xèo ở đây siêu rẻ, thường chỉ 3 ngàn đồng. Thế nên đã đến khu vực sở hữu vùng biển đẹp nhất Nam Trung Bộ này, đừng quên ăn thử bánh xèo tôm mực nhé!

Bún chả cá


Ở khu vực Nam Trung Bộ, bún chả cá thực sự là món ăn không thể thiếu với mỗi người dân. Vì cá nhiều, tươi ngon nên món bún chả cá ở đây ngon xuất sắc. Ít bún trắng kèm chả dai, ngọt nước dùng chua dịu, thế mà thành bát bún ngon không cưỡng nổi. Và không chỉ có chả cá, người dân Tuy Hòa còn có thêm những lựa chọn khác như cá dầm – với những miếng thịt cá dày, thơm, đã miệng. Giá bún trung bình từ 20 đến 35 ngàn/tô.

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2018

Hương vị hấp dẫn đến lạ lùng của nem nướng Đà Lạt

Thông thường, nghe đến nem, người ta nghĩ đến thịt chua, nhưng, với nem Đà Lạt thì không!

Một trong số những món ăn khi đến Đà Lạt nhất định phải thử, và nếu đã thử thì nhất định sẽ tìm đến lần thứ hai, đó là nem nướng. Thông thường, nghe đến nem, du khách du lịch hè 2018 nghĩ đến thịt chua, nhưng, với nem Đà Lạt thì không!


Nem nướng Đà Lạt được làm từ loại thịt heo chọn lọc kỹ, xay nhuyễn, nêm nếm gia vị cùng hành tỏi, buộc người làm phải đi qua một công đoạn là quết bằng tay để tạo độ dai cho món ăn. Khi đã đạt được đến độ dai như mong muốn, thực phẩm này được ve tròn dài trên đũa gỗ tiện cho việc nướng và nhất định sẽ phải nướng ở bếp than. Mùi thịt ướp, thơm nồng gia vị, quyện vào cùng mùi khói than nóng tạo nên một hương vị hấp dẫn đến lạ lùng.

Kèm theo với món nem nướng Đà Lạt, đầu tiên là phải kể đến bánh tráng chiên giòn. Đơn giản đây chỉ là loại bánh tráng dùng để cuốn, được cuộn lại thành những que dài, chiên vàng, khiến món ăn trở thành “giòn rụm”.

Đà Lạt nổi tiếng với rau xanh, thế nên, ở món ăn này cũng không thể bỏ qua thứ đặc sản ấy. Nem nướng Đà Lạt dùng cùng với rau salad, rau mùi, hẹ. Vốn món nem đã thơm, nay cuộn bánh tráng cùng salad giòn và thơm, mùi vị của sự kết hợp này thật không thể dùng từ ngữ để diễn tả. Và, rau xanh Đà Lạt chính là phần giúp cho món ăn đỡ phần béo ngậy khi kèm cùng bánh tráng chiên giòn vừa nhắc ở trên.

Có hai thứ đi cùng món nem đặc biệt này không thể thiếu, cũng là những thứ tạo nên sự khác biệt cho nem nướng Đà Lạt với những nơi khác. Đấy là củ quả ngâm chua và nước chấm.


Củ quả ngâm chua gồm cà rốt, củ cải trắng, hành tím và dưa leo ngâm dầu giấm, tạo độ chua ngọt nhất định cho món ăn, khiến thực khách không cảm thấy nhàm chán hay ớn ngấy. Thông thường, ở mỗi quán nem nướng Đà Lạt đều có tỏi sống đi cùng với món ăn này. Vị tỏi cay nồng, kết hợp với những củ quả ngâm chua sẽ khiến món ăn “lành” hơn, phù hợp được với cả những cái bụng vốn khó chịu với món lạ.

Thứ đặc biệt nhất ở món ăn này là nước chấm. Đậu phộng, hành tỏi, một ít thịt thêm gia vị, xay nhuyễn và nấu sôi. Sánh sệt, ngọt mềm… thưởng cùng cuộn nem, cùng bánh tráng chiên, cùng rau, cùng củ quả ngâm chua… nem nướng Đà Lạt đạt đến được một giới hạn khó chê và càng khó quên.

Phải nói thật, từ ngữ không đủ để diễn tả hương vị của món nem nướng độc đáo này đâu! Thế nên, bạn cứ ghé đến, thử một lần đi, du khách tour Nha Trang Đà Lạt 5 ngày 4 đêm sẽ biết tại sao nhất định sẽ có lần thứ hai.

Trải nghiệm thưởng thức các món ngon từ dông Phan Thiết

Dông là món đặc sản của vùng đất Phan Thiết, Bình Thuận. Đến Phan Thiết mà chưa ăn dông thì coi như chưa đến. Tuy vậy, nếu chưa từng thưởng thức những món ăn từ bò sát, có thể bạn sẽ cần chút can đảm để thử một lần trải nghiệm món ăn độc đáo này.

Dông là loài bò sát sống chủ yếu ở các sa mạc, đồi cát. Dông có khả năng nhịn uống nước lâu ngày, sinh trưởng tốt trong môi trường nắng nóng và khô nên còn được gọi là vua của đồi cát.


Dông từ lâu đã được coi là món ăn đặc sản của Phan Thiết nên ngoài việc đánh bắt tự nhiên, ngày nay ở Phan Thiết đã hình thành nhiều trang trại nuôi dông. Khi đưa dông về trang trại, người ta vẫn tạo cho chúng môi trường sống riêng và chăm chút bảo vệ chúng. Bởi dông thường đào hang và sống trong hang nên để tránh trường hợp dông đào hang sâu rồi xổng mất, người nuôi dông phải làm âm tường sâu dưới mặt đất 1,5 m, phía trên bờ tường cũng phải cao hơn 1,2 m để dông không thể leo ra ngoài.

Để bắt được dông, người ta phải dậy từ sáng sớm tinh mơ, lúc đó dông từ hang ra đồi cát tìm ăn và uống sương đêm. Thịt dông thường săn chắc, ngọt và được coi như một vị thuốc bổ.

Thường vào khoảng tháng 3 đến tháng 5 âm lịch, khi mùa mưa đến, dông bắt đầu sinh sôi nảy nở, thịt dông béo và chắc, ăn cũng ngon hơn. Người dân Phan Thiết chế biến nhiều món ngon thú vị như nấu cháo, làm chả, hấp, gỏi... nhưng món ăn được nhiều du khách du lịch Phan Thiết Mũi Né lựa chọn hơn cả là món dông nướng, vừa giữ nguyên được hương vị thơm ngon, vừa dễ làm.

Khi bắt dông sống, người chế biến sẽ nhanh chóng bẻ gẫy xương lưng để dông không giãy. Có hai cách để làm dông nướng: dông nướng để nguyên da, và dông nướng ướp muối ớt sau khi đã lột da.

Dông sau khi làm sạch da được ướp với muối ớt, sa tế khoảng 15 phút rồi đem nướng trên than hồng đến khi thịt săn lại, hơi ngả màu vàng, tỏa hương thơm ngào ngạt là dông đã chín.

Ngon nhất trong con dông nướng là mật và trứng dông. Mật dông có vị béo nhân nhẩn và để lại cái hậu thật ngọt. Trứng dông rất béo, bùi bùi dùng không ngán, được xem là một loại sơn hào hải vị.


Thịt dông thơm, mềm và có vị ngòn ngọt, gần giống như thịt gà nên còn được gọi là “gà đất”. Miếng thịt dông đậm đà, dùng làm mồi nhậu với xị rượu hay vại bia trong những ngày hè oi ả quả là ngon số một.

Gỏi dông là một món được nhiều người ưa thích. Thịt dông trộn với rau sống, nước mắm me là thành món "đặc sản" vùng biển. Nhưng chỉ cần chế biến thêm chút nữa, nó trở thành một món ẩm thực sang trọng.

Dông để nguyên con, chế nước sôi vào khoảng vài phút, rồi cạo nhẹ cho bong sạch lớp da đất, làm sạch ruột. Làm xong, rửa sạch lớp đất đen ở bụng, sau đó vắt ráo nước, rồi đem luộc chín xé lấy thịt và loại bỏ phần xương.

Thịt dông luộc xé nhỏ, đem ướp gia vị: muối, đường, bột ngọt, tỏi (giã nhỏ) cho ngấm, rồi trộn với hành tây, cà rốt, hành khô và rau răm..., thái mấy lát ớt thành những miếng mỏng xéo trang trí lên cho đẹp mắt.


Tùy khẩu vị từng du khách tour hè 2018 mà có thể thêm vào nước tương cho đậm đà. Miếng bánh tráng vàng rụm, nhai giòn tan quyện cùng chất thịt ngọt mát và vị thơm đặc trưng của loài dông, tạo nên hương vị đậm đà.

Một bát cháo dông nóng hổi cũng là một lựa chọn thú vị của du khách vào ban đêm. Thưởng thức bát cháo dông thơm với loại gạo trắng, thơm dẻo, ăn nóng vừa có tác dụng bồi bổ cơ thể.

Thịt dông sau khi giã nhuyễn thì dành để nấu cháo. Muốn nồi cháo ngon thì xào qua thịt dông bằng dầu ăn. Gạo dùng nấu cháo phải là gạo thơm Tuy Hòa, ngâm sơ qua nước lã đến khi nồi nước thịt dông sôi ùng ục thì đổ gạo vào một lúc rồi nêm thêm muối mắm, mì chính, hành, tiêu... thế là có nồi cháo dông đặc biệt bồi dưỡng cơ thể sau những giờ lao động chân tay, trí óc mệt nhọc hoặc sau những “trận” chén chú, chén anh rượu vào lời ra, bụng đói meo...

Món ngon từ miền cát biển giản dị vậy thôi nhưng đã níu hồn bao du khách quay lại mảnh đất nắng gió này.