Thứ Năm, 20 tháng 12, 2018

Hương vị đậm đà khó quên của muom-muom-rang-muong-lo

Muồm muỗm rang Mường Lò là một trong những đặc sản nổi tiếng của Yên Bái và nếu có một lần đặt chân đến vùng đất này, đừng quên nếm thử.

Nhắc đến vùng đất Yên Bái, không ít người nghĩ ngay đến những địa danh nổi tiếng như Mù Cang Chải rồi hồ Thác Bà. Tuy nhiên, Yên Bái cũng rất nổi tiếng với nhiều món ngon trở thành đặc sản hấp dẫn du khách du lịch Yên Bái xa gần. Và một trong những đặc sản đó chính là món Muồm muỗm rang Mường Lò.


Muỗm muỗm rang Mường Lò được chế biến từ những con muồm muỗm. Muồm muỗm thoạt nhìn trông rất giống với con cào cào tuy nhiên nếu để ý kỹ hơn một chút sẽ thấy, muồm muỗm thân mình thon và phần cánh cũng nhỏ gọn hơn. Theo người dân ở nơi đây thì muồm muỗm thường ăn các loại như trứng sâu, muỗi…ở trong các ruộng lúa cho nên cũng được xem là một loại “thiên địch”. Và vào mùa gặt cũng chính là mùa của muồm muỗm.

Nếu bạn lần đầu đến với Yên Bái mà lại trúng vào gặt thì chắc hẳn sẽ rất ngạc nhiên với cảnh tượng bắt muồm muỗm của bà con nơi đây. Ở trên con đường trải dài, dưới màu vàng của những ngọn đèn cao áp là những đoàn người rườm rượp đang bắt muồm muỗm.

Từ người già cho đến những người trẻ, từ trẻ con cho đến người lớn, từ nam cho đến nữ đều chia thành từng nhóm nhỏ, cầm dụng cụ trên tay cứ thế đi bộ và bắt những con muồm muỗm đang bay lượn ở gần đó.

Vào mùa gặt muồm muỗm xuất hiện rất nhiều, và chúng bay thành thành từng đàn, từng đàn rào rào dưới những ánh đèn cao cáp, đèn của xe cộ qua lại. Và con nào con nấy trông cũng rất to, bằng với ngón tay áp út. Một khi chúng bay mỏi, chúng sẽ đậu lên cả những bước tường, trên những cành cây hoặc có khi là sàn xuống ở giữa mặt đường. Và đây chính là cơ hội cho những người đang đi để bắt chúng.

vnf03-5418-01.jpg (600×400)

Dụng cụ để bắt muồm muồm chỉ là dụng cụ đơn giản như chai nhựa cầm trong tay, những chiếc gậy dài và một chiếc đèn pin…Cầm những dụng cụ ở trên tay, đi đi lại lại rồi vồ vồ và chụp chụp…ấy thế mà cũng có rất nhiều người bắt được khá nhiều những chú muồm muỗm.

Việc bắt muồm muỗm trông thì đơn giản nhưng để bắt được nhiều thì lại là một thách thức đối với những người đang đi bắt chúng. Bởi với những chú muồm muỗm đang bay ở tầm thấp hoặc là đậu trên tường, dưới đường ra thì với những chú muồm muỗm ở trên cao lại phải cần đến những dụng cụ tự chế đặc biệt. Đó chính là một chiếc sào dài và một phần của sào sẽ được gắn vào đó một cái phễu, phễu này được làm bằng chai nhựa và đã được cắt bỏ đi phần đáy.

Và khi đã bắt được muồm muỗm rồi thì cũng cần phải biết cách để đưa muồm muỗm ra khỏi phễu, nếu không sẽ bị nó cắm. Đơn giản đó là cầm vào phần gáy của muồm muỗm, làm như thế thì nó không thể quay đầu và cắm vào tay được nữa.

Đặc biệt trời càng về khuya thì muồm muỗm bay càng nhiều, tuy nhiên lúc này người đi bắt cũng thưa dần vì họ đã bắt đủ để làm món muồm muỗm rang Mường Lò đủ dùng cho gia đình mình.

Muồm muỗm rang Mường Lò là một đặc sản của vùng đất Yên Bái và bất kì du khách đền Đông Cuông Yên Bái dù thưởng thức một lần thôi cũng không bao giờ có thể quên đi được cái hương vị đậm đà mà nó mang lại.


Tuy nhiên, để có được muồm muỗm rang Mường Lò thưởng thức cần phải trải qua khâu chế biến. Cần phải bỏ đầu, bỏ cánh, bỏ chân và rút ruột của muồm muỗm. Rất nhiều người nhận xét, muồm muỗm sau khi chế biến trông chẳng khác gì kén của tằm dâu. Sau đó sẽ đem muồm muỗm đi rửa sạch và cho vào trong trong chảo.

Đầu tiên sẽ cho muồm muỗm vào om cùng với nước măng chua hoặc là giấm gạo ở trên ngọn lửa nhỏ. Cứ đun như thế cho đến khi cạn nước, rồi cho mỡ hoặc là dầu ăn vào rồi đảo cho thật đều ở trên ngọn lửa lớn. Rang như thế cho đến khi nào nghe được tiếng nổ lách tách thì có nghĩa là muồm muỗm đã chín. Lúc này cho gia vị và một chút ớt tươi và đảo thật nhanh tay. Sau đó cho thêm lá chanh vào đảo thêm một lúc rồi bắc chảo ra. Muồm muỗm sau khi được rang chín có màu vàng sậm và đặc biệt là rất thơm.

Muồm muỗm rang Mường Lò là một món ăn dân dã, quen thuộc trong bữa cơm của người dân nơi đây và nó cũng trở thành một món đặc sản nổi tiếng mà khi đặt chân đến vùng đất này, du khách đừng quên nếm thử.

Vị trí linh thiêng của đền ông Hoàng Bảy trong lòng người dân

Đền Bảo Hà (xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, Lào Cai) nằm trong "Quần thể di tích Thần vệ quốc Hoàng Bảy" (cùng Đền Cô Tân An) từ lâu đã trở thành địa chỉ du lịch tâm linh của hàng vạn lượt du khách trong và ngoài tỉnh mỗi năm trong hành trình "Du lịch về cội nguồn", nhất là dịp đầu Xuân mới.

Đền Bảo Hà là khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia, được Nhà nước xếp hạng vào tháng 11/1997. Nằm cách thành phố Lào Cai khoảng 60 km về hướng Nam, từ ga Bảo Yên đi xuống khoảng 1 km, trong không gian hùng vĩ, thơ mộng bên dòng sông Hồng cuộn chảy, dưới chân núi Cấm, đền Bảo Hà sẽ dần hiện ra trước mắt du khách tour đền ông Hoàng Bảy trong phảng phất khói nhang huyền ảo. 


Những năm gần đây, đền là điểm đến thu hút du khách thập phương đông nhất của huyện Bảo Yên. Ông Phạm Văn Chiến - Trưởng ban quản lý đền cho biết: từ sau ngày mồng 1 Tết Nhâm Thìn đến nay, mỗi ngày đền đón gần 6.000 khách đến lễ, tăng mạnh so với cùng kỳ. Từ nay đến rằm tháng Giêng là thời gian cao điểm thu hút khách đến thăm và lễ đền. 

Đền Bảo Hà thờ thần vệ quốc Hoàng Bảy, một anh hùng miền sơn cước đánh giặc phương Bắc bảo vệ bờ cõi biên cương. Theo sử sách ghi chép lại, đền được xây dựng vào cuối đời Lê (niên hiệu Cảnh Hưng), thờ danh tướng Hoàng Bảy họ Nguyễn, có công đánh giặc ở cửa ải Lào Cai, bảo vệ Tổ quốc. Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, Bảo Hà có một vị trí quan trọng trong phòng thủ biên giới, là cửa trạm của phòng tuyến sông Hồng phía Tây Bắc. 

Đời nhà Trần đã đặt hai cửa trấn ải là cửa quan Bảo Thắng và Bảo Hà, trong đó Bảo Hà là hậu cứ của Bảo Thắng. Tại đây có đài hỏa hiệu, trạm liên lạc thông tin cho các châu huyện phía dưới. Giữa niên hiệu Cảnh Hưng, Bảo Hà là trung tâm Châu Văn Bàn. Trong thời kỳ này, bọn giặc phương Bắc thường hay quấy nhiễu, xã Khấu Bàn, châu Văn Bàn đã phải xây dựng các thành lũy chống giặc. Đến cuối đời nhà Lê (1740-1786), các châu Thủy Vĩ, Văn Bàn và nhiều nơi khác thuộc phủ Quy Hóa luôn bị giặc cướp phương Bắc tràn sang quấy nhiễu. 


Trước tình hình giặc giã biên cương quấy đảo, triều đình cử viên tướng thứ bảy họ Nguyễn lên trấn thủ Quy Hóa. Danh tướng họ Nguyễn đưa đội quân tiến dọc sông Thao đánh đuổi bọn giặc cỏ, giải phóng Khảu Bàn và xây dựng Bảo Hà thành căn cứ lớn. Tại đây danh tướng đã tổ chức luyện tập binh sĩ, thống lĩnh quân thủy và quân bộ tiến đánh giặc ở Lào Cai, giải phóng các châu thuộc phủ Quy Hóa (Yên Bái, Lào Cai ngày nay). Sau đó, quân giặc phương Bắc sang xâm lược bờ cõi, danh tướng Hoàng Bảy lại dẫn quân lên tham chiến. Song, do trận chiến không cân sức, ông đã anh dũng hy sinh. Xác ông bị giặc vứt xuống sông Hồng và trôi đến Bảo Hà. Nhân dân trong vùng do ông Lư Văn Cù đứng ra tổ chức đã vớt xác ông lên chôn cất và lập miếu thờ. 

Để ghi nhớ công lao của ông, các vua triều Nguyễn như Minh Mệnh, Thiệu Trị đã tặng ông danh hiệu “Trấn an hiển liệt” và đền thờ ông cũng được các vua triều Nguyễn cấp sắc phong là “Thần Vệ Quốc”. Còn đồng bào các dân tộc Kinh, Tày, Dao… thì tôn thờ ông là vị nhân thần. Ông đi vào cõi tâm linh các dân tộc và hiện thân trong các lễ hội xuống đồng vào ngày Thìn tháng Giêng.


Kiến trúc nguyên thủy của đền được giữ lại gần như toàn bộ cho đến ngày nay, thể hiện sự uy nghi và trang nghiêm nhưng không quá cầu kỳ, gồm: cổng tam quan, sân đền, nhà khách, phủ chúa Sơn Trang, Tòa đại bái, Cung cấm, Cung nhị, Cung công đồng với diện tích, bài trí các pho tượng khác nhau. Trong các cung thờ chính của đền có các pho tượng: Đức Thánh Trần, Đức Vua Cha, Quan Tuần Trang, ông Hoàng Bảy, ông Hoàng Đông quan Bơ phủ, Mẫu Nhị, Mẫu Thượng Ngà, Mẫu Thủy Tiên, Thiên Phúc Thiên Nhãn.

Đền Bảo Hà có rất nhiều ngày lễ hội, trong đó những ngày lễ chính là: Lễ thượng nguyên (rằm tháng Giêng), lễ tiệc quan tuần tranh (25/5 âm lịch), lễ hội ngày giỗ ông Hoàng Bảy (17/7 âm lịch), lễ Tết muộn (Tết tất niên). Lễ hội Đền Bảo Hà và lễ hội Đền Thượng là hai lễ hội đông vui nhất tỉnh Lào Cai. Đó chính là thời điểm hội tụ sức mạnh cộng đồng và gửi gắm khát vọng về no ấm, hòa bình của người dân Lào Cai và du khách tour lễ hội 2019 trong suốt chiều dài lịch sử.

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2018

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp trường tồn của đình làng Mông Phụ

Về thăm Làng cổ Đường Lâm - thị xã Sơn Tây, du khách tour lễ hội 2019 không thể không ghé thăm ngôi đình Mông Phụ. Cùng với chùa Mía, đình Mông Phụ là một điểm sáng về văn hóa, một công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật ở miền quê thuần Việt này.


Đình Mông Phụ được xây dựng từ bao giờ, vào năm nào và thờ ai là câu hỏi cho tới nay chưa có câu trả lời rõ ràng. Tuy vậy, theo nhiều nghiên cứu, thì đình Mông Phụ được xây dựng vào thời kỳ Hậu Lê và đầu thời nhà Nguyễn. Năm 1858, thời Tự Đức, đình được sửa chữa lần thứ nhất, và đến nay vẫn giữ nguyên dạng kiến trúc, điêu khắc đầu thế kỷ XIX. Đình thờ Tản Viên Sơn Thánh - vị thần đứng đầu trong Tứ bất tử của người Việt - làm Thành hoàng làng, như một chỗ dựa tinh thần, một trung tâm hội tụ đoàn kết của cộng đồng để bảo vệ và xây dựng xóm làng. Đình được xây dựng ở vị trí đẹp nhất làng, trên một khu đất cao ráo, thoáng đãng, rộng khoảng 1.800 m2. Đình quay hướng tây nam, mang ý nghĩa đề cao đức Thành hoàng làng và hướng về cái đẹp, cái thiện trên nền tảng trí tuệ.

Đình được xây dựng theo kiểu chữ Công (I); gồm Nghi Môn, Tả Mạc, Hữu Mạc và Đại Đình. Đáng quan tâm nhất là kiến trúc của tòa Đại Đình, được dựng theo kiểu "ba gian hai chái", sáu hàng chân cột đặt trên một nền đất thấp, trên có sàn bằng ván gỗ; xung quanh chỉ có lan can gỗ kiểu chấn song nên rất thông thoáng. Bộ khung đình được trạm khắc chủ yếu là các họa tiết rồng, lân, cá chép, chim, hoa lá… đơn giản nhưng không kém phần sống động, gợi cảm. Mái đình to, bè, hơi võng nhẹ, bờ nóc hơi cong; được lợp bằng ngói mũi hài; trên các góc mái được trang trí bởi các con vật thuộc hàng "tứ linh" như rồng, lân… với những vân xoắn lớn. Nhìn chung, những họa tiết trang trí trên bộ mái đều gắn với vũ trụ; khiến cho mái đình, thân đình và dưới đất hợp thành một thể thống nhất, hòa hợp của thiên (trời) - địa (đất) - nhân (con người).


Hàng trăm năm nay, đình Mông Phụ là niềm tự hào của người dân làng cổ Đường Lâm. Đứng trước ngôi đình này, chúng ta cảm thấy rõ ràng một dòng văn hóa xứ Đoài vẫn còn đang hiện hữu, như sự minh chứng của cái đẹp trường tồn trước thời gian. Đình đã được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.

Vẻ trang nghiêm non nước hữu tình của đền Trương Hán Siêu

Đền thờ danh nhân văn hóa Trương Hán Siêu nằm trên địa bàn phường Thanh Bình (thành phố Ninh Bình). Đền được xây dựng cạnh chân núi Non Nước nơi ngã ba sông Đáy và sông Vân


Đền thờ Trương Hán Siêu được xây dựng năm 1998, gồm 3 gian bái đường và 2 gian hậu cung. Trước cửa đền có bức đại tự viết bằng chữ Hán “Trương Thăng Phủ Từ”. Ngôi đền là một công trình văn hóa thể hiện lòng tôn kính, niềm tự hào của nhân dân Ninh Bình và du khách tour du lịch Bái Đính Tràng An 1 ngày đối với danh nhân văn hóa Trương Hán Siêu.

Trương Hán Siêu là người có tài văn, võ. Ông từng là môn khách của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, sau làm quan ở các triều vua từ Trần Anh Tông đến Trần Dụ Tông, được các vua Trần tôn kính gọi bằng “thầy”. Trương Hán Siêu cùng với Nguyễn Trung Ngạn đã soạn ra Bộ Luật “Hình thư” và sách “Hoàng triều đại điển”, đặt nền tảng cho chế độ phong kiến Việt Nam vận hành theo pháp luật.


Nhân dịp kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh và 5 năm thành lập thành phố Ninh Bình, nhân dân trong tỉnh, khách tour lễ hội 2019 thập phương xa, gần và con cháu dòng họ Trương trong cả nước đã đóng góp kinh phí cùng thành phố tu sửa khuôn viên đền và đúc tượng thờ Danh nhân văn hóa Trương Hán Siêu. Bức tượng được đúc bằng đồng với tỷ lệ 1/1, đặt ngồi trên bệ trong trang phục triều Trần, được đưa vào thờ tự tại Đền Trương Thăng Phủ.