Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2016

Vẻ đẹp huyền ảo của hồ Lak



Không chỉ là nguồn lợi lớn đối với người Tây Nguyên mà hồ Lăk còn là điểm đến quyến rũ đối với du khách. Hồ rộng 500 ha nằm giữa đại ngàn hình thành một vùng đa dạng sinh thái rộng lớn đang được bảo tồn. Nếu như Tây Nguyên đẹp và thơ mộng bởi nét hoang dã thì hồ Lăk là điểm nhấn…

Theo người Ê-đê, Đăk có nghĩa là nước, Lăk có nghĩa là hồ; Đăk Lăk có nghĩa là nước hồ. Có lẽ vì đến Tây Nguyên, đâu đâu cũng thấy “hồ trên núi”. Trong số các hồ ở đây, hồ Lăk trở thành một địa điểm luôn được nhắc khi nói đến du lịch Tây Nguyên. Hồ Lăk luôn là sự lựa chọn của nhiều du khách, đặc biệt cho hoạt động dã ngoại.



Hồ Lăk nằm cao hơn mực nước biển khoảng 500 mét. Nhiều người nói rằng, nơi đây có đủ bốn mùa trong một ngày. Bắt đầu từ xuân ấm áp vào buổi sáng; cái nắng hanh hanh, có lúc đến oi bức vào buổi trưa; sắc vàng thu rực rỡ của trời chiều; và khi ánh nắng chợt tắt thì “nơi này chìm trong mùa đông”. Du khách thường chọn thời điểm buổi chiều để tham quan hồ Lăk. Sắc vàng của nắng trải trên mặt hồ mênh mông rồi chuyển sang màu tím khi hoàng hôn xuống dần tạo nên một ấn tượng khó quên vì vẻ đẹp huyền ảo của thiên nhiên. Trong thung lũng sông Knô (Krông Knô) hồ Lăk nằm giữa đại ngàn bao phủ tạo ra một vẻ đẹp vừa hoang dã mà yên bình. Hồ Lăk là hồ tự nhiên lớn nhất Việt Nam. Từ khoảng năm 1995, hồ Lăk và hệ sinh thái xung quanh hồ đã được Nhà nước đưa vào diện bảo tồn để giữ lại sự đa dạng sinh học, động thực vật đặc hữu. Rừng nguyên sinh quanh hồ Lăk còn giữ được ổn định cho dòng chảy con sông Ana (Krông Ana) luôn hiền hòa...



Cạnh bờ hồ là Buôn Jun của người M’Nông. Jun theo tiếng bản địa có nghĩa là “thừa hưởng”, “lấy cái sẵn có mà ăn”. Bởi lẽ, hồ Lăk và sự đa dạng sinh thái đã mang lại nguồn lợi lớn, sự trù phú cho cư dân nơi đây. Khu rừng quanh hồ Lăk rộng hơn 12.000 ha. Các nhà khoa học đã phát hiện tại rừng nguyên sinh này có 548 loài thực vật thuộc 118 họ, hệ động vật có 132 loài chim, 61 loài thú, 43 loài lưỡng cư-bò sát... Hệ sinh thái hồ Lăk đã mang lại màu mỡ cho đất đai. Người Ê-đê, M’Nông nhờ đó mà làm nông nghiệp rất tốt. Hồ nước quanh co tạo nên những đầm lầy, vùng trũng tạo thành những ao hồ lớn nhỏ. Các cư dân quanh hồ có thể sống hoàn toàn dựa vào thiên nhiên, nhờ vào khai thác thủy sản trong hồ và động, thực vật quanh hồ. Tại đây, có biệt điện của vua Bảo Đại, nhà dài đặc trưng của người M’Nông. Đất và người nơi đây sống hòa quyện tạo nên một không gian gây thích thú với với du khách và cả các nhà khoa học. Không gian này đã được xác định là Khu rừng lịch sử – Văn hóa và Môi trường hồ Lăk.



Tại khu du lịch hồ Lăk, du khách được cỡi voi vượt hồ, đi thuyền độc mộc... Con trai, con gái ở Buôn Jun không chỉ bắt cá, làm ruộng giỏi mà còn có tài văn nghệ gắn với văn hóa truyền thống. Đêm bên ánh lửa bập bùng trong tiết đông cuối ngày du khách cùng cư dân bản địa nhảy múa thì còn gì bằng. Tiếng cồng chiêng vang vọng giữa núi rừng. Đêm khuya, rượu cần đã ngà say. Những bài hát ngẫu hứng cất lên cao vút. Âm thanh như được đưa đi xa hơn và vang mãi bởi mặt hồ mênh mông và xanh thẳm đại ngàn. “Mùa đông” như dài hơn nhưng ấm áp tình người...

Nét độc đáo của chùa Đại Bi


Tọa lạc ở phía Nam TP. Thanh Hóa, dưới chân núi Kỳ Lân, bên dòng Kênh Vi là chùa Đại Bi (hay còn gọi là chùa Mật). Cảnh đẹp nơi đây đã làm đắm say biết bao tao nhân mặc khách đến với miền đất và con người xứ Thanh.

Năm 1619, Hoàng tử Lê Duy Kỳ được lập lên làm vua, lấy hiệu là Lê Thần tông. Ông là vị vua duy nhất triều Lê Trung hưng được lên làm vua tới hai lần (lần 1 từ năm 1619 đến 1643, lần 2 từ năm 1649 đến 1662) và trị vì đất nước tới 38 năm. Trong một lần về xứ Thanh, ngưỡng mộ cảnh đẹp vùng núi Kỳ Lân, ông đã sai dựng một ngôi chùa cạnh núi và đặt tên chùa là Đại Bi. Và, nơi đây cũng được lựa chọn đặt Thượng sàng hạ mộ của vua Lê Thần tông. Có lẽ đây là nét độc đáo nhất của một ngôi chùa ở Thanh Hóa được gắn với cuộc đời của một vị vua.



Theo các nhà nghiên cứu lịch sử Thanh Hóa, chùa được xây dựng bố cục theo hình chữ Đinh (I). Bái đường gồm 5 gian, chính điện 3 gian, cách Kênh Vi chừng 200m. Sân chùa bài trí rất nhiều hiện vật bằng đá như: voi, ngựa, nghê, bia đá, khánh đá. Tam quan xây theo kiểu chồng diêm ba tầng mái cong, phía trên cùng treo chuông đồng nặng 2 tạ. Ở khu vực điện thờ được bài trí gồm: gian thứ nhất (tính từ trong ra ngoài) là ba pho tượng “Tam thế”, gian thứ hai thờ tượng Quan Thế Âm, gian thứ ba chia làm hai: bên phải là tượng Quan Thế Âm thiên thủ thiên nhãn, bên trái là tượng vua Lê Thần tông đặt cao, phía trước mặt thấp hơn, xếp theo tả hữu là tượng 6 bà hoàng phi mặc quốc phục. Sáu bà hoàng là 6 dân tộc khác nhau: Kinh - Thái - Mường - Hán - Lào - Hà Lan. Tượng bà Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc ngự trên toà sen hai lớp còn các bà khác đội vương miện trong tư thế toạ thiền. Giáo sĩ Alexandre de Rodes tới Thăng Long đã từng viết về bà Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc như sau: Bà rất thông chữ Hán, giỏi về thơ, chúng tôi gọi bà là Ca-tê-ri-na vì bà giống Thánh nữ về nhiệt tâm cũng như đạo hạnh, về những đức tính tinh thần cũng như sang trọng về dòng họ. Hiện nay tại chùa Bút Tháp vẫn còn tượng Bà bằng gỗ sơn son thếp vàng vào thế kỷ XVII.

Dọc theo vào điện thờ chùa Đại Bi là hai dải Tả vu, Hữu vu. Trước kia, trong chùa có hàng trăm pho tượng Phật và các La Hán- những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc quý hiếm vào thế kỷ thứ XVII. Tuy nhiên, hiện nay những pho tượng này phần lớn đã bị thất lạc.


Đọc thêm: Du lich Cua Lo

Danh thắng chùa Đại Bi- núi Kỳ Lân không chỉ mang dấu ấn xưa mà còn làm say lòng lớp trẻ bởi phong cảnh nơi này. Trong tiểu thuyết Ngơ Ngác của nhà cách mạng, nhà văn, nhà báo Trần Mai Ninh đã ghi lại những trang văn hay nhất về lớp học sinh trường Colle Thanh Hóa với những buổi chiều chủ nhật dạo chơi bên bờ sông nông giang hay trèo núi Long, núi Hổ hoặc tắm trong hang núi Long. Cũng tại chùa Đại Bi, sáng ngày 24/3/1927, bất chấp sự nghiêm cấm của thực dân Pháp, khoảng 200 học sinh các trường trong thị xã Thanh Hóa đã hội tụ về đây tưởng niệm cụ Phan Bội Châu. Và ngày 19/8/1945, trên ngọn núi Kỳ Lân, lá cờ đỏ sao vàng cỡ lớn tung bay báo hiệu một kỷ nguyên mới của đất nước độc lập tự do. Hiện nay, quần thể chùa Đại Bi - núi Kỳ Lân đã được Sở Văn hóa - Du lịch và Thể thao Thanh Hóa xếp hạng di tích lịch sử - cách mạng cấp tỉnh.

Thời gian và sự tàn phá của chiến tranh đã làm nơi đây bị hư hỏng nặng. Dường như ngôi chùa cổ chỉ còn trong tâm thức, tâm linh của Phật tử và người dân Thanh Hóa. Dấu tích còn lại chỉ còn giếng chùa xây từ thế kỷ XVII, đây cũng là công trình văn hóa giao thoa kiến trúc dân gian và bác học. Tượng vua Lê Thần tông và các bà Hoàng phi được gửi sang khu Thái Miếu nhà Lê để khói hương hướng lễ.


Đọc thêm: Du lich Sam Son

Theo nguyện vọng của các phật tử, được sự quan tâm của Đảng, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Tỉnh Hội Phật giáo Thanh Hóa đã trao trách nhiệm cho Đại Đức Thích Tâm Hiền làm trụ trì chùa Đại Bi, Hoằng dương chính pháp. Sau 2 năm, nhờ công sức của các phật tử, ngôi chùa đã được tôn tạo một cách khá bề thế. Các bản hội theo ngày tuần đến ngưỡng Phật, học Phật. Nhiều nhà hảo tâm trong tỉnh, trong nước và nước ngoài đã cung tiến tài lực, vật lực để dựng lại chùa. Quả chuông hai tạ ngày xưa trên cổng Tam Quan giờ đây đã thay bằng quả chuông cả tấn. Sáng, chiều âm vang tiếng chuông như tiếng vọng ngàn xưa thức lên lòng hướng thiện cao cả trong mỗi con người, cầu mong một xã hội an lành, hạnh phúc.

Để chùa Đại Bi – núi Kỳ Lân thực sự là một danh thắng của vùng đất phía Nam TP. Thanh Hóa, cần lắm những tấm lòng từ bi hướng thiện của các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp, doanh nhân trong tỉnh, trong nước và nước ngoài cùng chung vai góp sức tôn tạo, khôi phục lại cảnh chùa xưa.

Khám phá kiến trúc chùa Tam Thai


Nếu đã một lần về thăm TP.Đà Nẵng mảnh đất nối liền Nam Bắc, nơi mà 5 "cụm núi quê hương - Ngũ Hành" tạo nên một vùng núi non thần tiên, một chốn bồng lai tiên cảnh, chốn thoát tục trần ai... có lẽ không ai lại không ghé thăm Chùa Tam Thai - một ngôi chùa gắn liền mảnh đất hùng thiêng, gắn với người dân nơi đây và mang đậm dấu ấn của lịch sử.

Chùa tọa lạc trong quần thể Ngũ Hành Sơn thuộc Quận Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 13km. Chùa ở sườn núi phía Nam (Thủy Sơn), đi lên 156 bậc đá, là ngôi chùa cổ được dựng vào thời Hậu Lê. Có tài liệu cho là Thiền sư Nguyên Thiều đã khai sơn chùa vào hậu bán thế kỷ XVII.

Trong quần thể Ngũ Hành Sơn có nhiều hang động đặc biệt, không giống như các hang động ở những nơi khác là không ăn sâu xuống lòng đất. Ở đâu có cảnh đẹp, có các hang động là có chùa chiền. ở Ngũ Hành Sơn cũng vậy, có tất cả ở các hòn núi, nhất là ở hòn Thủy, với nhiều động nổi tiếng và đặc biệt là ngôi chùa cổ nổi tiếng Tam Thai.

Chùa nằm trên đỉnh Hòn Thuỷ - nơi có khối đá dựng đứng nằm trên một dãy đất hình thuẫn ở về phía Bắc nhóm nũi Ngũ Hành, trên đỉnh Hòn Thuỷ có ba ngọn nằm ở thế ba tần giống như sao Tam Thai nên chùa có tên chùa Tam Thai.

Chùa Tam Thai có 3 tầng: Tầng thứ nhất ở về phía Bắc gọi là Thượng Thai. Tầng thứ hai ở về phía Nam gọi là Trung Thai. Tầng thứ ba ở về phía Đông gọi là Hạ Thai.


Đọc tiếp: Du lịch Cửa Lò

Tổng thể chùa được xây dựng theo hình chữ "Vương" (Hán tự) với nhiều đường nét mang tính thẩm mỹ cao. Đây là di sản hiếm quý đặc trưng cho kiến trúc đình chùa thời nhà Nguyễn.

Phía Bắc sân chùa trước kia là hành cung có tên Đông Thiên Phước, nơi vua ngồi nghỉ mỗi khi viếng cảnh chùa. Cạnh chùa còn có tháp Phổ Đông, chùa Từ Lâm, Vọng Giang Đài (đài ngắm sông). Đứng trên Vọng Giang Đài, du khách nhìn rõ bao quát cả một vùng rộng lớn gồm xóm làng, đồng ruộng bao la, bát ngát, với những con sông như Trường Giang, Cẩm Lệ lượn quanh, còn xa nữa là dãy Trường Sơn trùng điệp luôn ẩn mình trong mây mờ.

Phía trái chùa Tam Thai là động Huyền Không. Bên trong động không khí mát lạnh vì khoảng không gian khá rộng, cao. Kề bên động Huyền Không là động Linh Nham, động Tàng Nhơn và chùa Linh Ứng.


Đọc thêm: Du lịch Quan Lạn

Bên phải chùa là Vọng Hải Đài (đài ngắm biển). Đứng ở đài này, người ta nhìn rõ biển trời mênh mông và nhìn thấy được Cù lao Chàm xa xa ở về phía Đông Nam.

‘Đến với chùa Tam Thai trong quần thể danh lam Ngũ Hành du khách còn được chiêm ngưỡng nhiều cảnh đẹp đến mê hồn như động Tàng Nhơn, động Linh Nham, động Vân Sơn, động Huyền Không…

Nằm trong khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, chùa đã đón tiếp nhiều du khách, Phật tử đến tham quan, chiêm bái hàng ngày. Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.

Vẻ đẹp của thác Bạc Long Cung


Vừa đặt chân tới Khu du lịch sinh thái Thác Bạc Long Cung (xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi, Hòa Bình), bạn sẽ ngỡ mình lạc vào chốn “bồng lai tiên cảnh” chỉ có trong chuyện cổ tích. Những lo toan, mệt mỏi bỗng tan biến khi được đắm mình trong không gian mát dịu, bình yên của núi rừng đại ngàn.


Đọc tiếp: Du lich Phu Quoc gia re

Cách thành phố Hòa Bình trên 20km, cách Thủ đô Hà Nội 70km, Thác Bạc Long Cung được ví như bức tranh sơn thủy đa sắc màu. Là điểm du lịch có thời tiết ôn hòa không thua Sa Pa hay Tam Đảo, nhiệt độ trung bình ở Thác Bạc Long Cung luôn thấp hơn 5 độ C so với Thủ đô Hà Nội. Chưa nơi nào ở khu vực Bắc bộ lại nhiều thác như ở đây, với 9 ngọn thác lớn phân bổ nhiều điểm khác nhau giữa đại ngàn núi rừng càng làm tôn thêm vẻ đẹp hùng vĩ của miền sơn cước “hoang dã”. Dòng nước từ thác đổ xuống trong vắt, lấp lánh như ánh bạc, ngâm mình trong nước bạn sẽ có cảm giác mát dịu, lâng lâng như được ai đó vuốt ve. Sự hùng vĩ của thác nước không chỉ đem lại cho bạn cảm giác khoan khoái mà còn tạo hứng thú giúp bạn chinh phục độ cao, chiến thắng được cảm giác sợ hãi. Mặc dù đi giữa núi rừng đại ngàn nhưng bạn không hề cảm thấy mệt mỏi, con đường núi như ngắn lại dưới mỗi bước chân.

Đọc tiếp: Du lịch Vân Đồn

Một trong những điểm hấp dẫn nhất của chốn “tiên cảnh” này là thác Thiên Ngọc Thạch. Với độ cao gần 1.000m, thác được ví như viên ngọc của trời với dòng nước trong vắt, mát lạnh tuôn ra từ khe đá. Đi hết thác Thiên Ngọc Thạch là động Long Cung. Tương truyền ngày xưa nơi đây là một vùng đất khô hạn, một bà mẹ người Mường vượt qua 9 ngọn núi đi tìm nước cho con, đến động thì bị hóa rồng. Từ đó, động có tên là động Long Cung. Huyền thoại vẫn chỉ là huyền thoại song nếu bạn đã một lần đặt chân vào động thì thật khó bước ra. Những hình khối lạ mắt, huyền ảo tạo cho bạn cảm giác như lạc vào cõi tiên. Xa xa, những bông chuối đỏ rực, tiếng suối reo, tiếng chim muông càng khiến cho khu bảo tồn Thượng Tiên mang vẻ hoang sơ và thần bí.



Có lẽ chưa ở nơi đâu, khách du lịch lại có cơ hội tham gia trò chơi và hiểu thêm về nét đẹp của bà con dân tộc thiểu số như ném còn, đi cà kheo... Nằm trong một không gian rừng núi, làng bản của người Mường mang đậm nét văn hóa Hòa Bình, khu du lịch có vạn lý trường thành, suối thác, hồ, hang động, thung lũng xanh, nhà sàn lớn, nhà sàn mi ni ven suối. Đến đây, du khách được chiêm ngưỡng kỳ thú của thiên nhiên và nền văn hóa Hòa Bình.

Không gian của núi rừng sẽ giúp bạn có thời gian nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng khá lý tưởng sau những ngày làm việc mệt mỏi. Biệt thự Hoàng tử không bề thế, sang trọng như nhà nghỉ, khách sạn ở thủ đô nhưng với không gian thoáng đãng của núi rừng cùng với nét đẹp văn hóa của người Mường trong trang trí, sinh hoạt, ẩm thực tạo cho du khách một cảm giác mới mẻ dân dã, ấm áp tình người.

Thác Liêng Nung - điểm du lịch kỳ thú


Thác Liêng Nung hay còn gọi là thác Diệu Thanh nằm cách thị trấn Nhân Cơ, huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông chừng 5km. Đây là một thác nước đẹp và thơ mộng, cảnh quan thiên nhiên chung quanh thật hoang dã.


Đọc tiếp: Tour du lịch Cát Bà

Thượng nguồn của thác Liêng Nung là hồ Đắk Nia bắt nguồn từ một nhánh sông nhỏ Đắk Tit từ sông Đồng Nai đổ đến. Hồ Đắk Nia rộng chừng 12ha, có trữ lượng ổn định, cung cấp nguồn nước tưới, phục vụ sản xuất nông nghiệp cho cư dân trong vùng và cũng là nơi tạo thành thác Liêng Nung. Từ thị xã Gia Nghĩa theo quốc lộ 28 khoảng 8km sẽ đến khu du lịch sinh thái-văn hóa thác Liêng Nung-một trong những thắng cảnh thiên nhiên kỳ thú và hấp dẫn của Đắk Nông hiện nay.


Ngoài thác lớn nhất từ độ cao 30m đổ xuống vực sâu, thác Liêng Nung còn có nhiều dòng thác nhỏ đổ xuống suối, quanh năm tung bọt trắng xóa.

Men theo con đường mòn uốn lượn dẫn lên đỉnh thác, du khách được chiêm ngưỡng cảnh núi rừng trùng điệp, tiếng chim hót véo von và tiếng gầm vang của dòng thác đang tuôn trào xuống vực sâu. Nếu đứng từ chân thác nhìn lên đỉnh, du khách như lạc vào hư ảo, bồng lai.



Dưới chân thác là một khoảng không gian mênh mông nước, đó đây nổi lên nhiều mô đá nhấp nhô tạo nên hàng trăm dòng chảy ra nhiều hướng. Ở đây, du khách có thể nghỉ ngơi, thư giãn ngay dưới những bóng cây cổ thụ sum sê cành lá. Nơi chân thác còn có buôn làng người M’Nông, người Mạ vẫn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống. Vào những ngày lễ hội, chân thác còn là nơi trình diễn cồng chiêng và múa hát. Đây cũng là dịp để du khách được mời tham gia lễ hội cùng với dân làng. Sau đó được già làng kể cho nghe câu chuyện cổ của người M’Nông về gốc tích tên thác Liêng Nung.