Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2016

Vẻ đẹp huyền ảo của hồ Lak



Không chỉ là nguồn lợi lớn đối với người Tây Nguyên mà hồ Lăk còn là điểm đến quyến rũ đối với du khách. Hồ rộng 500 ha nằm giữa đại ngàn hình thành một vùng đa dạng sinh thái rộng lớn đang được bảo tồn. Nếu như Tây Nguyên đẹp và thơ mộng bởi nét hoang dã thì hồ Lăk là điểm nhấn…

Theo người Ê-đê, Đăk có nghĩa là nước, Lăk có nghĩa là hồ; Đăk Lăk có nghĩa là nước hồ. Có lẽ vì đến Tây Nguyên, đâu đâu cũng thấy “hồ trên núi”. Trong số các hồ ở đây, hồ Lăk trở thành một địa điểm luôn được nhắc khi nói đến du lịch Tây Nguyên. Hồ Lăk luôn là sự lựa chọn của nhiều du khách, đặc biệt cho hoạt động dã ngoại.



Hồ Lăk nằm cao hơn mực nước biển khoảng 500 mét. Nhiều người nói rằng, nơi đây có đủ bốn mùa trong một ngày. Bắt đầu từ xuân ấm áp vào buổi sáng; cái nắng hanh hanh, có lúc đến oi bức vào buổi trưa; sắc vàng thu rực rỡ của trời chiều; và khi ánh nắng chợt tắt thì “nơi này chìm trong mùa đông”. Du khách thường chọn thời điểm buổi chiều để tham quan hồ Lăk. Sắc vàng của nắng trải trên mặt hồ mênh mông rồi chuyển sang màu tím khi hoàng hôn xuống dần tạo nên một ấn tượng khó quên vì vẻ đẹp huyền ảo của thiên nhiên. Trong thung lũng sông Knô (Krông Knô) hồ Lăk nằm giữa đại ngàn bao phủ tạo ra một vẻ đẹp vừa hoang dã mà yên bình. Hồ Lăk là hồ tự nhiên lớn nhất Việt Nam. Từ khoảng năm 1995, hồ Lăk và hệ sinh thái xung quanh hồ đã được Nhà nước đưa vào diện bảo tồn để giữ lại sự đa dạng sinh học, động thực vật đặc hữu. Rừng nguyên sinh quanh hồ Lăk còn giữ được ổn định cho dòng chảy con sông Ana (Krông Ana) luôn hiền hòa...



Cạnh bờ hồ là Buôn Jun của người M’Nông. Jun theo tiếng bản địa có nghĩa là “thừa hưởng”, “lấy cái sẵn có mà ăn”. Bởi lẽ, hồ Lăk và sự đa dạng sinh thái đã mang lại nguồn lợi lớn, sự trù phú cho cư dân nơi đây. Khu rừng quanh hồ Lăk rộng hơn 12.000 ha. Các nhà khoa học đã phát hiện tại rừng nguyên sinh này có 548 loài thực vật thuộc 118 họ, hệ động vật có 132 loài chim, 61 loài thú, 43 loài lưỡng cư-bò sát... Hệ sinh thái hồ Lăk đã mang lại màu mỡ cho đất đai. Người Ê-đê, M’Nông nhờ đó mà làm nông nghiệp rất tốt. Hồ nước quanh co tạo nên những đầm lầy, vùng trũng tạo thành những ao hồ lớn nhỏ. Các cư dân quanh hồ có thể sống hoàn toàn dựa vào thiên nhiên, nhờ vào khai thác thủy sản trong hồ và động, thực vật quanh hồ. Tại đây, có biệt điện của vua Bảo Đại, nhà dài đặc trưng của người M’Nông. Đất và người nơi đây sống hòa quyện tạo nên một không gian gây thích thú với với du khách và cả các nhà khoa học. Không gian này đã được xác định là Khu rừng lịch sử – Văn hóa và Môi trường hồ Lăk.



Tại khu du lịch hồ Lăk, du khách được cỡi voi vượt hồ, đi thuyền độc mộc... Con trai, con gái ở Buôn Jun không chỉ bắt cá, làm ruộng giỏi mà còn có tài văn nghệ gắn với văn hóa truyền thống. Đêm bên ánh lửa bập bùng trong tiết đông cuối ngày du khách cùng cư dân bản địa nhảy múa thì còn gì bằng. Tiếng cồng chiêng vang vọng giữa núi rừng. Đêm khuya, rượu cần đã ngà say. Những bài hát ngẫu hứng cất lên cao vút. Âm thanh như được đưa đi xa hơn và vang mãi bởi mặt hồ mênh mông và xanh thẳm đại ngàn. “Mùa đông” như dài hơn nhưng ấm áp tình người...

Nét độc đáo của chùa Đại Bi


Tọa lạc ở phía Nam TP. Thanh Hóa, dưới chân núi Kỳ Lân, bên dòng Kênh Vi là chùa Đại Bi (hay còn gọi là chùa Mật). Cảnh đẹp nơi đây đã làm đắm say biết bao tao nhân mặc khách đến với miền đất và con người xứ Thanh.

Năm 1619, Hoàng tử Lê Duy Kỳ được lập lên làm vua, lấy hiệu là Lê Thần tông. Ông là vị vua duy nhất triều Lê Trung hưng được lên làm vua tới hai lần (lần 1 từ năm 1619 đến 1643, lần 2 từ năm 1649 đến 1662) và trị vì đất nước tới 38 năm. Trong một lần về xứ Thanh, ngưỡng mộ cảnh đẹp vùng núi Kỳ Lân, ông đã sai dựng một ngôi chùa cạnh núi và đặt tên chùa là Đại Bi. Và, nơi đây cũng được lựa chọn đặt Thượng sàng hạ mộ của vua Lê Thần tông. Có lẽ đây là nét độc đáo nhất của một ngôi chùa ở Thanh Hóa được gắn với cuộc đời của một vị vua.



Theo các nhà nghiên cứu lịch sử Thanh Hóa, chùa được xây dựng bố cục theo hình chữ Đinh (I). Bái đường gồm 5 gian, chính điện 3 gian, cách Kênh Vi chừng 200m. Sân chùa bài trí rất nhiều hiện vật bằng đá như: voi, ngựa, nghê, bia đá, khánh đá. Tam quan xây theo kiểu chồng diêm ba tầng mái cong, phía trên cùng treo chuông đồng nặng 2 tạ. Ở khu vực điện thờ được bài trí gồm: gian thứ nhất (tính từ trong ra ngoài) là ba pho tượng “Tam thế”, gian thứ hai thờ tượng Quan Thế Âm, gian thứ ba chia làm hai: bên phải là tượng Quan Thế Âm thiên thủ thiên nhãn, bên trái là tượng vua Lê Thần tông đặt cao, phía trước mặt thấp hơn, xếp theo tả hữu là tượng 6 bà hoàng phi mặc quốc phục. Sáu bà hoàng là 6 dân tộc khác nhau: Kinh - Thái - Mường - Hán - Lào - Hà Lan. Tượng bà Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc ngự trên toà sen hai lớp còn các bà khác đội vương miện trong tư thế toạ thiền. Giáo sĩ Alexandre de Rodes tới Thăng Long đã từng viết về bà Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc như sau: Bà rất thông chữ Hán, giỏi về thơ, chúng tôi gọi bà là Ca-tê-ri-na vì bà giống Thánh nữ về nhiệt tâm cũng như đạo hạnh, về những đức tính tinh thần cũng như sang trọng về dòng họ. Hiện nay tại chùa Bút Tháp vẫn còn tượng Bà bằng gỗ sơn son thếp vàng vào thế kỷ XVII.

Dọc theo vào điện thờ chùa Đại Bi là hai dải Tả vu, Hữu vu. Trước kia, trong chùa có hàng trăm pho tượng Phật và các La Hán- những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc quý hiếm vào thế kỷ thứ XVII. Tuy nhiên, hiện nay những pho tượng này phần lớn đã bị thất lạc.


Đọc thêm: Du lich Cua Lo

Danh thắng chùa Đại Bi- núi Kỳ Lân không chỉ mang dấu ấn xưa mà còn làm say lòng lớp trẻ bởi phong cảnh nơi này. Trong tiểu thuyết Ngơ Ngác của nhà cách mạng, nhà văn, nhà báo Trần Mai Ninh đã ghi lại những trang văn hay nhất về lớp học sinh trường Colle Thanh Hóa với những buổi chiều chủ nhật dạo chơi bên bờ sông nông giang hay trèo núi Long, núi Hổ hoặc tắm trong hang núi Long. Cũng tại chùa Đại Bi, sáng ngày 24/3/1927, bất chấp sự nghiêm cấm của thực dân Pháp, khoảng 200 học sinh các trường trong thị xã Thanh Hóa đã hội tụ về đây tưởng niệm cụ Phan Bội Châu. Và ngày 19/8/1945, trên ngọn núi Kỳ Lân, lá cờ đỏ sao vàng cỡ lớn tung bay báo hiệu một kỷ nguyên mới của đất nước độc lập tự do. Hiện nay, quần thể chùa Đại Bi - núi Kỳ Lân đã được Sở Văn hóa - Du lịch và Thể thao Thanh Hóa xếp hạng di tích lịch sử - cách mạng cấp tỉnh.

Thời gian và sự tàn phá của chiến tranh đã làm nơi đây bị hư hỏng nặng. Dường như ngôi chùa cổ chỉ còn trong tâm thức, tâm linh của Phật tử và người dân Thanh Hóa. Dấu tích còn lại chỉ còn giếng chùa xây từ thế kỷ XVII, đây cũng là công trình văn hóa giao thoa kiến trúc dân gian và bác học. Tượng vua Lê Thần tông và các bà Hoàng phi được gửi sang khu Thái Miếu nhà Lê để khói hương hướng lễ.


Đọc thêm: Du lich Sam Son

Theo nguyện vọng của các phật tử, được sự quan tâm của Đảng, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Tỉnh Hội Phật giáo Thanh Hóa đã trao trách nhiệm cho Đại Đức Thích Tâm Hiền làm trụ trì chùa Đại Bi, Hoằng dương chính pháp. Sau 2 năm, nhờ công sức của các phật tử, ngôi chùa đã được tôn tạo một cách khá bề thế. Các bản hội theo ngày tuần đến ngưỡng Phật, học Phật. Nhiều nhà hảo tâm trong tỉnh, trong nước và nước ngoài đã cung tiến tài lực, vật lực để dựng lại chùa. Quả chuông hai tạ ngày xưa trên cổng Tam Quan giờ đây đã thay bằng quả chuông cả tấn. Sáng, chiều âm vang tiếng chuông như tiếng vọng ngàn xưa thức lên lòng hướng thiện cao cả trong mỗi con người, cầu mong một xã hội an lành, hạnh phúc.

Để chùa Đại Bi – núi Kỳ Lân thực sự là một danh thắng của vùng đất phía Nam TP. Thanh Hóa, cần lắm những tấm lòng từ bi hướng thiện của các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp, doanh nhân trong tỉnh, trong nước và nước ngoài cùng chung vai góp sức tôn tạo, khôi phục lại cảnh chùa xưa.

Khám phá kiến trúc chùa Tam Thai


Nếu đã một lần về thăm TP.Đà Nẵng mảnh đất nối liền Nam Bắc, nơi mà 5 "cụm núi quê hương - Ngũ Hành" tạo nên một vùng núi non thần tiên, một chốn bồng lai tiên cảnh, chốn thoát tục trần ai... có lẽ không ai lại không ghé thăm Chùa Tam Thai - một ngôi chùa gắn liền mảnh đất hùng thiêng, gắn với người dân nơi đây và mang đậm dấu ấn của lịch sử.

Chùa tọa lạc trong quần thể Ngũ Hành Sơn thuộc Quận Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 13km. Chùa ở sườn núi phía Nam (Thủy Sơn), đi lên 156 bậc đá, là ngôi chùa cổ được dựng vào thời Hậu Lê. Có tài liệu cho là Thiền sư Nguyên Thiều đã khai sơn chùa vào hậu bán thế kỷ XVII.

Trong quần thể Ngũ Hành Sơn có nhiều hang động đặc biệt, không giống như các hang động ở những nơi khác là không ăn sâu xuống lòng đất. Ở đâu có cảnh đẹp, có các hang động là có chùa chiền. ở Ngũ Hành Sơn cũng vậy, có tất cả ở các hòn núi, nhất là ở hòn Thủy, với nhiều động nổi tiếng và đặc biệt là ngôi chùa cổ nổi tiếng Tam Thai.

Chùa nằm trên đỉnh Hòn Thuỷ - nơi có khối đá dựng đứng nằm trên một dãy đất hình thuẫn ở về phía Bắc nhóm nũi Ngũ Hành, trên đỉnh Hòn Thuỷ có ba ngọn nằm ở thế ba tần giống như sao Tam Thai nên chùa có tên chùa Tam Thai.

Chùa Tam Thai có 3 tầng: Tầng thứ nhất ở về phía Bắc gọi là Thượng Thai. Tầng thứ hai ở về phía Nam gọi là Trung Thai. Tầng thứ ba ở về phía Đông gọi là Hạ Thai.


Đọc tiếp: Du lịch Cửa Lò

Tổng thể chùa được xây dựng theo hình chữ "Vương" (Hán tự) với nhiều đường nét mang tính thẩm mỹ cao. Đây là di sản hiếm quý đặc trưng cho kiến trúc đình chùa thời nhà Nguyễn.

Phía Bắc sân chùa trước kia là hành cung có tên Đông Thiên Phước, nơi vua ngồi nghỉ mỗi khi viếng cảnh chùa. Cạnh chùa còn có tháp Phổ Đông, chùa Từ Lâm, Vọng Giang Đài (đài ngắm sông). Đứng trên Vọng Giang Đài, du khách nhìn rõ bao quát cả một vùng rộng lớn gồm xóm làng, đồng ruộng bao la, bát ngát, với những con sông như Trường Giang, Cẩm Lệ lượn quanh, còn xa nữa là dãy Trường Sơn trùng điệp luôn ẩn mình trong mây mờ.

Phía trái chùa Tam Thai là động Huyền Không. Bên trong động không khí mát lạnh vì khoảng không gian khá rộng, cao. Kề bên động Huyền Không là động Linh Nham, động Tàng Nhơn và chùa Linh Ứng.


Đọc thêm: Du lịch Quan Lạn

Bên phải chùa là Vọng Hải Đài (đài ngắm biển). Đứng ở đài này, người ta nhìn rõ biển trời mênh mông và nhìn thấy được Cù lao Chàm xa xa ở về phía Đông Nam.

‘Đến với chùa Tam Thai trong quần thể danh lam Ngũ Hành du khách còn được chiêm ngưỡng nhiều cảnh đẹp đến mê hồn như động Tàng Nhơn, động Linh Nham, động Vân Sơn, động Huyền Không…

Nằm trong khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, chùa đã đón tiếp nhiều du khách, Phật tử đến tham quan, chiêm bái hàng ngày. Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.

Vẻ đẹp của thác Bạc Long Cung


Vừa đặt chân tới Khu du lịch sinh thái Thác Bạc Long Cung (xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi, Hòa Bình), bạn sẽ ngỡ mình lạc vào chốn “bồng lai tiên cảnh” chỉ có trong chuyện cổ tích. Những lo toan, mệt mỏi bỗng tan biến khi được đắm mình trong không gian mát dịu, bình yên của núi rừng đại ngàn.


Đọc tiếp: Du lich Phu Quoc gia re

Cách thành phố Hòa Bình trên 20km, cách Thủ đô Hà Nội 70km, Thác Bạc Long Cung được ví như bức tranh sơn thủy đa sắc màu. Là điểm du lịch có thời tiết ôn hòa không thua Sa Pa hay Tam Đảo, nhiệt độ trung bình ở Thác Bạc Long Cung luôn thấp hơn 5 độ C so với Thủ đô Hà Nội. Chưa nơi nào ở khu vực Bắc bộ lại nhiều thác như ở đây, với 9 ngọn thác lớn phân bổ nhiều điểm khác nhau giữa đại ngàn núi rừng càng làm tôn thêm vẻ đẹp hùng vĩ của miền sơn cước “hoang dã”. Dòng nước từ thác đổ xuống trong vắt, lấp lánh như ánh bạc, ngâm mình trong nước bạn sẽ có cảm giác mát dịu, lâng lâng như được ai đó vuốt ve. Sự hùng vĩ của thác nước không chỉ đem lại cho bạn cảm giác khoan khoái mà còn tạo hứng thú giúp bạn chinh phục độ cao, chiến thắng được cảm giác sợ hãi. Mặc dù đi giữa núi rừng đại ngàn nhưng bạn không hề cảm thấy mệt mỏi, con đường núi như ngắn lại dưới mỗi bước chân.

Đọc tiếp: Du lịch Vân Đồn

Một trong những điểm hấp dẫn nhất của chốn “tiên cảnh” này là thác Thiên Ngọc Thạch. Với độ cao gần 1.000m, thác được ví như viên ngọc của trời với dòng nước trong vắt, mát lạnh tuôn ra từ khe đá. Đi hết thác Thiên Ngọc Thạch là động Long Cung. Tương truyền ngày xưa nơi đây là một vùng đất khô hạn, một bà mẹ người Mường vượt qua 9 ngọn núi đi tìm nước cho con, đến động thì bị hóa rồng. Từ đó, động có tên là động Long Cung. Huyền thoại vẫn chỉ là huyền thoại song nếu bạn đã một lần đặt chân vào động thì thật khó bước ra. Những hình khối lạ mắt, huyền ảo tạo cho bạn cảm giác như lạc vào cõi tiên. Xa xa, những bông chuối đỏ rực, tiếng suối reo, tiếng chim muông càng khiến cho khu bảo tồn Thượng Tiên mang vẻ hoang sơ và thần bí.



Có lẽ chưa ở nơi đâu, khách du lịch lại có cơ hội tham gia trò chơi và hiểu thêm về nét đẹp của bà con dân tộc thiểu số như ném còn, đi cà kheo... Nằm trong một không gian rừng núi, làng bản của người Mường mang đậm nét văn hóa Hòa Bình, khu du lịch có vạn lý trường thành, suối thác, hồ, hang động, thung lũng xanh, nhà sàn lớn, nhà sàn mi ni ven suối. Đến đây, du khách được chiêm ngưỡng kỳ thú của thiên nhiên và nền văn hóa Hòa Bình.

Không gian của núi rừng sẽ giúp bạn có thời gian nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng khá lý tưởng sau những ngày làm việc mệt mỏi. Biệt thự Hoàng tử không bề thế, sang trọng như nhà nghỉ, khách sạn ở thủ đô nhưng với không gian thoáng đãng của núi rừng cùng với nét đẹp văn hóa của người Mường trong trang trí, sinh hoạt, ẩm thực tạo cho du khách một cảm giác mới mẻ dân dã, ấm áp tình người.

Thác Liêng Nung - điểm du lịch kỳ thú


Thác Liêng Nung hay còn gọi là thác Diệu Thanh nằm cách thị trấn Nhân Cơ, huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông chừng 5km. Đây là một thác nước đẹp và thơ mộng, cảnh quan thiên nhiên chung quanh thật hoang dã.


Đọc tiếp: Tour du lịch Cát Bà

Thượng nguồn của thác Liêng Nung là hồ Đắk Nia bắt nguồn từ một nhánh sông nhỏ Đắk Tit từ sông Đồng Nai đổ đến. Hồ Đắk Nia rộng chừng 12ha, có trữ lượng ổn định, cung cấp nguồn nước tưới, phục vụ sản xuất nông nghiệp cho cư dân trong vùng và cũng là nơi tạo thành thác Liêng Nung. Từ thị xã Gia Nghĩa theo quốc lộ 28 khoảng 8km sẽ đến khu du lịch sinh thái-văn hóa thác Liêng Nung-một trong những thắng cảnh thiên nhiên kỳ thú và hấp dẫn của Đắk Nông hiện nay.


Ngoài thác lớn nhất từ độ cao 30m đổ xuống vực sâu, thác Liêng Nung còn có nhiều dòng thác nhỏ đổ xuống suối, quanh năm tung bọt trắng xóa.

Men theo con đường mòn uốn lượn dẫn lên đỉnh thác, du khách được chiêm ngưỡng cảnh núi rừng trùng điệp, tiếng chim hót véo von và tiếng gầm vang của dòng thác đang tuôn trào xuống vực sâu. Nếu đứng từ chân thác nhìn lên đỉnh, du khách như lạc vào hư ảo, bồng lai.



Dưới chân thác là một khoảng không gian mênh mông nước, đó đây nổi lên nhiều mô đá nhấp nhô tạo nên hàng trăm dòng chảy ra nhiều hướng. Ở đây, du khách có thể nghỉ ngơi, thư giãn ngay dưới những bóng cây cổ thụ sum sê cành lá. Nơi chân thác còn có buôn làng người M’Nông, người Mạ vẫn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống. Vào những ngày lễ hội, chân thác còn là nơi trình diễn cồng chiêng và múa hát. Đây cũng là dịp để du khách được mời tham gia lễ hội cùng với dân làng. Sau đó được già làng kể cho nghe câu chuyện cổ của người M’Nông về gốc tích tên thác Liêng Nung.

Thứ Hai, 4 tháng 7, 2016

Vẻ đẹp cổ kính của cung điện Heijo Nara


Cung điện Heijo ở Nara là địa điểm du lịch nổi tiếng có giá trị quan trọng về lịch sử và văn hoá mà du khách không thể bỏ qua khi đi du lịch Nhật Bản. 

Trong suốt thời kì Nara (710 - 794), Nara đóng vai trò là thủ đô của Nhật Bản và nổi tiếng như Heijo-kyo. Cung điện Heijo mở rộng khoảng 1km và kéo dài đến 1km được dùng làm khu vực sống của vua chúa. Cung điện đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới với những giá trị quan trọng về lịch sử và văn hoá.

Cổng Suzaku


Mặc dù cung điện đứng uy nghi tráng lễ ở trung tâm của thủ đô cũ, tất cả những toà nhà cũ đều bị phá huỷ ngoại trừ một sảnh lớn được di chuyển trong thế kỉ thứ 8 và ngày nay nó có vị trí ở ngôi đền Toshodaiji. Khi thủ đô được chuyển từ Heijo-kyo vào năm 784, cung điện Heijo Nara và một phần lớn của thành phố bị quên lãng khi một lượng lớn dân cư di chuyển tới thủ đô mới. Ngôi đền nằm ngoài vùng ngoại ô của thủ đô chính thức mặc dù còn giữ lại được một số phần quan trọng.

Thời gian gần đây việc khôi phục những lễ hội của Nara được phục dựng, làm mới lại. Việc thiếu sự phát triển trên nền tảng của cung điện Heijo cũ khiến cho việc tiến hành các nghiên cứu khảo cổ học trở nên dễ dàng và được tiến hành từ những năm 1950. Ngày nay, khách đi tour du lịch Nhật Bảntới tham quan cung điện Heijo vẫn có thể nhận ra bầu không khí thanh bình của những vùng nông thôn nhưng chính quyền giới thiệu lịch sử của cung điện Heijo đến với du khách thông qua những công trình kiến trúc được tái dựng lại và những bảo tàng. 

Former Audience Hall

Ba cấu trúc chính của quần thể cung điện cũ đã được xây dựng lại trong những thập kỷ gần đây. Nổi bật là Former Audience Hall (Daigokuden) là toà nhà lớn nhất của cung điện đã được xây dựng lại vào dịp lễ kỉ niệm 1300 năm của thủ đô Nara và được mở cửa rộng rãi cho khách tham quan vào tháng 4 năm 2010. 

Audience Hall được sử dụng như khu vực để tiến hành các nghi lễ và hội họp. Trần nhà được trang trí bởi 4 con vật chỉ theo hướng của la bàn và 12 loài vật đại diện cho các tháng âm lịch. Trong điện có một ngai vàng được đặt ở vị trung tâm. Những toà nhà mới của điện có thể nhìn thấy từ phía đông của điện cũ. 

Khu vườn phía đông của cung điện


Khu vườn Suzaku được xây dựng lại từ năm 1990 có kích thước giảm đi một nửa so với phiên bản gốc. Cổng chính của cung điện Heiji ở phía bắc và khu vườn cung điện phía đông (Toin Teien) nổi bật với một hồ nước, những cây cầu và những dòng suối nhỏ và được gia đình hoàng gia sử dụng trong các dịp yến tiệc. Imperial Household Agency (Kunaicho) cũng là một phần của khu vực mới xây dựng. 

Có các toà nhà khác nhau nằm rải rác dọc cung điện nổi bật với những bụi cây hoặc những bức tường thấp Ở góc phía đông bắc của cung điện là phòng trưng bày các hiện vật được mở cửa công khai. Ở cuối phía tây là bảo tàng cung điện Nara nơi trưng bày các vũ khí khảo cổ, những bức ảnh, bản đồ và những tấm gỗ được sử dụng thay thế cho những tấm giấy đắt đỏ trong thời kì Nara. 

Khu móng của Audience Hall

Đi bộ từ cổng Suzaka là vị trí của bảo tàng lịch sử Heijokyo - toà nhà có mô hình tàu biển được sử dụng đi du lịch giữa Nhật bản và Trung Quốc trong thời kì Nara. Tuy nhiên, tại bảo tàng không có các phụ để bằng tiếng Anh nên khách đi du lịch Nara sẽ gặp khó khăn khi tìm hiểu về văn hoá, lịch sử Nhật Bản. 


Phương tiện di chuyển tới cung điện Heijo

Cung điện Heijo có vị trí cách 15 phút đi bộ từ nhà ga Yamato-Saidaiji, có thể dễ dàng đi đến từ nhà ga Kintetsu Nara bằng tàu Kintetsu (khoảng 5 phút, 210 yen)

Ngoài ra, du khách có thể lặ chọn đi bằng xe bus đi nhà ga Yamato-Saidaiji từ trạm JR Nara (khoảng 20 phút, 260yen) và nhà ga Kintetsu Nara (khoảng 15 phút, 260yen). Phòng triển lãm các đồ hiện vật khai quật có vị trí gần điểm xe bus Heijokyuseki, Imperial Audience Hall có vị trí gần điểm xe bus Sakicho và bảo tàng cung điện Nara có vị trí gần điểm dừng xe bus Nijocho. 

Thời gian và giá vé

Những công trình mới xây dựng và những bảo tàng của cung điện Heijo

Thời gian: 9:00 - 16:30 (vào cửa trước 16:00)

Đóng cửa: Vào thứ 2 (hoặc ngày tiếp theo nếu thứ hai là ngày nghỉ lễ), từ 29/12 - 3/1

Giá vé: Miễn phí

Bảo tàng lịch sử Heijokyo

Thời gian: 9:00 - 16:30 (vào cửa trước 16:00)

Đóng cửa vào thứ hai (hoặc ngày tiếp theo nếu thứ hai là ngày nghỉ lễ), từ 29/12 - 3/1

Giá vé: 500yen

Kinh nghiệm du lịch Nikko


Thành phố Nikko với bề dày lịch sử 800 năm đã trải qua biết bao thăng trầm để hình thành nên một Nikko hiện đại những vẫn giữ được nét cổ kính thâm trầm của văn hóa Nhật Bản từ xa xưa. Cùng GSV Travel tìm hiểu khái quát về du lịch Nikko Nhật Bản.

Thông tin chung về Nikko

Diện tích: 827,90 km²
Dân số: 1.465.917 người ( tính đến 4/2008)
Địa điểm thăm quan: Cụm đền chùa Nikko, Công viên quốc gia Nikko, Khu nghĩ dưỡng Kinugawa Onsen, Hồ Nikko...

Du lịch Nikko là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Nhật Bản. Nơi đây nổi tiếng không chỉ là thành phố có phong cảnh thiên nhiên phong phú mà còn có cả những di tich lịch sử lâu năm. Đây là nơi hội tụ nhiều điểm du lịch ở Nikko nổi tiếng với phong cảnh núi non, ao hồ, rừng cây và suối nước nóng…Nơi đây, cảnh sắc sơn thủy hữu tình, bốn mùa hoa tươi cỏ lạ, trăm hoa đua nở, mỗi mùa một vẻ đẹp riêng đặc trưng của một điểm du lịch nổi tiếng ở Nhật Bản.

Du lịch Nikko Nhật Bản


Các điểm du lịch nổi bật ở Nikko

Cụm đền chùa Nikko là quần thể gồm các đền và di tích Nikko. Cụm đền chùa Nikko bao gồm 103 tòa kiến trúc và thiên nhiên tọa lạc ở Nikko, tỉnh Tochigi. Các địa điểm du lịch nổi tiếng Nikkonày thuộc về 2 đền Thần đạo là Futarasan và Toshogu cùng với 1 chùa Phật giáo là Rinnoji. Trong đó nổi tiếng nhất là đền Toshogu, đây là một dãy những ngôi nhà được chạm trổ tinh xảo, màu sắc tinh tế, hài hoà, phong phú với những hoa văn được gọt giũa tỉ mẩn trên từng thớ gỗ. Nikko Toshogu là một công trình kiến trúc tuyệt đẹp mang dấu ấn thời gian ngôi đền này còn được mênh danh là “ Di Hào Viên” của Nhật Bản. Một trong những chi tiết đặc sắc của ngôi đền này là bức trạm khắc hình ba chú khỉ trên tường ngôi đền. Một chú bịt tai, một chú che mắt, một chú bịt miệng với hàm ý “ không nghe điều xấu, không nhìn điều xấu, không nói điều xấu”.

Đền Nikko Toshogu

Công viên quốc gia Nikko là một điểm du lịch nổi tiếng ở Nikkovới phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, nơi có bầu không khí xanh mát vào mùa xuân và cảnh vật với màu sắc rực rỡ của lá cây vào mùa thu. Hồ Chuzenji là nơi đẹp nhất ở đây, nó được tạo bởi miệng núi lửa đã tắt. Phong cảnh ở hồ thật là ngoạn mục. Du khách đi du lịch Nikko có thể ngắm nhìn trực tiếp phong cảnh xung quanh hồ hoặc có thể nhìn ngắm phong cảnh được phản chiếu lung linh bởi dòng nước trong vắt. Bên cạnh là thác nước Kego cao 97m. Thác Kegon là một trong 3 thác đẹp nhất Nhật Bản.

Công viên quốc gia Nikko

khu nghĩ dưỡng Kinugawa Onsen một trong những khu nghĩ dưỡng lý tưởng để du khách có thể thư giản vào cuối tuần. Gần khu nghỉ dưỡng có Công viên Edo Wonderland Nikko Edomura, nơi văn hoá và cuộc sống từ thời Edo được các nghệ sĩ tạo dựng và diễn lại. Nơi đây, du khách sẽ được hoà mình vào đời sống của người dân thời Edo. Bạn đừng ngạc nhiên bởi có thể bất thình lình gặp các Ninja ngay trên đường phố. Khu nghỉ Kinugawa Onsen và Nikko Edomura là địa điểm du lịch nổi tiếng ở Nikko thu hút hàng triệu du khách mỗi năm.

Suối nước nóng trong khu nghĩ dưỡng Kinugawa Onsen

Hồ Nikko còn được gọi là Chuzenji - hồ nước lớn nhất tỉnh Togichi (Nhật Bản) - nổi tiếng với phong cảnh trữ tình, nên thơ và những thác nước kỳ thú điểm xuyết ven hồ. Hồ Nikko ằm trong danh sách 100 điểm du lịch Nhật Bản đẹp nhất. Với vẻ đẹp vừa thơ mộng, vừa hùng vĩ của hồ từng được rất nhiều danh nhân ca ngợi. Từ giữa thời Minh Trị (1868-1912) đến đầu thời Chiêu Hòa (1926-1989), nhiều đại sứ quán các nước Âu Mỹ tới xây dựng biệt thự ở ven hồ Nikko.

Hồ Nikko


Giao thông ở Nikko

Để đi du lịch Nikko từ Tokyo ta có thể đii bằng tàu điện tốc hành của hãng Tobu Nikko Line ở nhà ga Asakusa đi trực tiếp hay gián tiếp (đổi xe ở ga Shimo-Imaichi mất khoảng 10 phút) đến Nikko. Mỗi giờ có một chuyến xe với giá vé khoảng 3200 yên và mất gần 1 tiếng 50 phút từ Asakusa. Ngoài ra để đi du lịch đến Oku Nikko ta phải dùng xe bus từ Nikko. Giao thông ở Nikko nhìn chung khá tiện lợi bạn có thể dễ dàng di chuyển đến các điểm du lịch nổi tiếng ở Nikko Nhật Bản.

Xe buýt phương tiện di chuyển tiện lợi đến Nikko Nhật Bản

Văn hóa lễ hội ở Nikko

Văn hóa lễ hội ở Nikko Nhật Bản mang nét đặc trưng rất riêng, đếndu lịch Nikko du khách sẽ được khám phá nhiều nét đẹp trong văn hóa lễ hội nơi đây. Ở Nikko,vào mùa thu du khách sẽ dễ dàng bắt gặp nhiều lễ hội lớn, cuộc thi đấu thể thao và các hoạt động vui chơi trên khắp miền đất du lịch nổi tiếng ở Nikko này.


Ẩm thực món ngon ở Nikko

Người Nhật Bản nói chung và người dân ở Nikko nói riêng đều thích ăn bánh Mochi - loại bánh giống như bánh dày của Việt Nam - trong dịp đầu năm mới để cầu nguyện sức khỏe, may mắn, sức mạnh và tuổi thọ họ thường làm những chiếc bánh Mochi để dâng lên tổ tiên và mời khách quý. Ngoài ra khi đến Nikko du lịch du có cơ hội thưởng thức món chè đỗ đỏ, có thả bánh Mochi và nhấm nhi chút rượu sa-kê nồng ấm của xứ sở hoa anh đào.

Với những thông tin tổng quát về du lịch Nikko Nhật Bản mà GSV Travel cung cấp trên đây, chúng tôi hi vọng các bạn sẽ có một số kiến thức cơ bản trước khi bắt đầu một chuyến đi tour du lịch Nhật Bản đến tham quan thành phố Nikko thú vị và đầy ý nghĩa.

Khám phá chợ truyền thống Takayama


Khu chợ truyền thống Takayama nằm bên bờ sông gần trung tâm thành phố Takayama nơi bày bán các mặt hàng thủ công truyền thống địa phương, các sản phẩm nông nghiệp tươi ngon. Đến du lịch Takayama du khách nên ghé thăm khu chợ nổi tiếng tại thị trấn cổ xưa này. 

Cơ hội lớn để nếm thử tất cả những món ngon nhất trong ẩm thực Nhật Bản và mua các món đồ lưu niệm cực kỳ dễ thương chochuyến đi du lịch Nhật Bản của mình, đó sẽ là một trải nghiệm không thể quên vào một sáng sớm. Hãy cùng GSV Travel dành thời gian tản bộ và khám phá khu chợ truyển thống Takayama này nhé.

Chợ truyền thống Takayama là một trong những chợ hợp buổi sáng lớn nhất Nhật Bản . Nó diễn ra tại hai địa điểm chính thuận tiện cho khách du lịch Takayama : Một chợ được họp ở phía trước của Takayama là chợ Jinya , và một ở phía bên sông Miyagawa (chợ Miyagawa). 

Cảnh mua bán tấp nập ở khu chợ Takayama
Tại chợ sáng Miyagawa, có khoảng 60 cửa hàng và quầy hàng được mở từ Kaji bashi cầu khoảng 350 mét đến Yayoi bashi cầu dọc theosông Miyagawa trung tâm của thị trấn. Các quầy hàng bên sông bán rau, hoa quả, dưa chua và gia vị trong khi các cửa hàng ở phía bên kia bán kẹo và hàng thủ công Nhật Bản. Đặc biệt là lúc nào cũng đông nghẹt khách đi tour du lịch Nhật Bản .

Một số cửa hàng bán đồ lưu niệm của Nhật Bản như đũa và các mặt hàng nhỏ ngoài Takayama lưu niệm địa phương bao gồm búp bê sarubobo và chạm khắc gỗ Ichii ITTO - trà bori. Số lượng gian hàng có thể giảm xuống còn khoảng 10 khi trời mưa hoặc trong mùa đông.

Mặt hàng ở chợ Takayama rất phong phú và tươi ngon
Chợ Jinya - mae hình thành họp chợ từ hơn 300 năm trước đây và nguồn gốc của thị trường bắt đầu với lụa nuôi người bán lá của cây dâu tằm và ngay cả ngày nay chỉ có ngư dân được phép mở các quầy hàng. Nhiều quầy hàng bán rau quả tươi xanh , thực phẩm khô , và dưa chua tự làm, và họ đang hạnh phúc để cho bạn biết làm thế nào để ăn và để bảo quản thực phẩm của họ . Thành phần khác thường bao gồm thân của khoai tây , lá cà rốt và rau dại có thể được tìm thấy.

Tới chợ Takayama lý tưởng cho việc mua đồ lưu niệm


Cả hai khu chợ Takayama này được mở cho đến gần trưa, tuy nhiên, GSV Travel khuyên bạn nên đến khoảng 06:00 sáng khi chợ bắt đầu nếu bạn nghỉ lại 1 đêm ở Takayama trước đó. Với những khách lần đầu đi du lịch Takayama, chắc chắn bạn sẽ rất thích thú được thấy những người dân địa phương chăm chỉ nhanh tay chuẩn bị quầy hàng mặc quần áo cũng như bắt tay nấu và bày bán những món ngon truyền thống Nhật Bản.

Du lịch Nhật Bản khám phá làng cổ Hida


Ngôi làng cổ Hida là một bảo tàng mở trưng bày hơn 30 ngôi nhà truyền thống của khu vực Hida, thuộc vùng núi của quận Gifu quanh Takayama. 

Vẻ đẹp bình dị của ngôi làng Hida


Những ngôi nhà cổ này được xây dựng từ triều đại Edo (1603 - 1867) và được những người dân địa phương xây dựng lại để trở thành bảo tàng vào năm 1971. Những ngôi nhà cổ ở làng dân gian Hida nổi bật với phong cách kiến trúc độc đáo với những mái tranh dốc. Bảo tàng được xây dựng độc đáo giống như ngôi nhà cũ của những người đứng đầu trong làng, những túp lều bằng gỗ, những nhà kho và một số ngôi nhà gassho-zukuri. Những ngôi nhà trong nông trại có quy mô lớn nổi bật với những mái tranh dốc giống như hai bàn tay chắp lại cầu nguyện. Nhữn ngôi nhà này được di chuyển đến gần Shirakawago và ngày nay nó được coi như một di sản văn hoá thế giới ở trong vùng. 

Những ngôi nhà gassho-zukuri thường có 3 đến 4 tầng với những mái tranh thấp. Với yếu tố thời tiết khắc nghiệt trong mùa đông chính vì vậy trong quá trình xây dựng những ngôi nhà này phải đảm bảo được yếu tố kín gió và giữ nhiệt.Với những ngôi nhà được thiết kế độc đáo giúp cho người dân có thể nuôi được tằm trong thời gian mùa đông giá rét. 

Ngôi nhà cũ của người đứng đầu ngôi làng


Tất cả những ngôi nhà được trưng bày trong ngôi làng dân gian Hida được trông nom và giữ gìn vô cùng cẩn thận và được mở cửa để du khách đến tham quan, khám phá. Những ngôi nhà có kiến trúc độc đáo bằng gỗ với những công cụ và đồ dùng sinh hoạt hàng ngày của người dân ngày xưa được bảo tồn và trưng bày trong bảo tàng. Đặc biệt, có lò sưởi ở bên trong các ngôi nhà được đốt lửa vào mỗi sáng. Đây chính là điểm nhấn nổi bật của bảo tàng ngoài trời này khiến du khách vô cùng thích thú.

Du khách đi bộ một đoạn ngắn từ ngôi làng dân gian Hida là đến khu sản xuất các loại đồ thủ công Takayama. Tham gia lớp học làm đồ thủ công trong tour du lịch Nhật Bản, bạn chỉ cần bỏ ra từ 600 - 1600yen để có thể tham gia vào khoá học làm đồ thủ công như cách làm vòng hạt cườm, búp bê sarubobo (một loại búp bê nổi tiếng của địa phương), những chiếc cốc bằng gồm hay những chiếc chuông gió bằng thuỷ tinh. Sau khi làm xong những món đồ này du khách có thể mang về nhà coi như một món quà lưu niệm do chính tay mình làm. Lớp học thủ công thường kéo dài từ 15-60 phút, bạn không cần phải đặt chỗ trước. 

Bên trong ngôi nhà gassho-zukuri


Phương tiện di chuyển đến ngôi làng cổ Hida

Ngôi làng dân gian Hida cách 30 phút đi bộ hoặc 10 phút đi xe bus từ nhà ga Takayama ở hướng đối diện của trung tâm thành phố. Xe bus Sarubobo có các xe chuyển tiếp từ 20 - 40 phút khoảng 210yen mỗi xe hoặc 620yen một ngày. Du khách có thể chọn mua vé giảm giá đặc biệt kết hợp du lịch xe bus từ nhà ga Takayama với vé vào cửa ngôi làng Hida với giá khoảng 930yen. 

Thời gian và giá vé

Thời gian mở cửa: 8:30 - 17:00

Giá vé: 700yen (tiền đỗ xe: 300yen)

Kinh nghiệm du lịch Kanazawa


Kanazawa nằm giữa Kyoto và thủ đô Tokyo (Nhật Bản), thành phố Kanazawa xinh đẹp. Đi du lịch Kanazawa điểm đến lý tưởng ở Nhật Bản với những khu phố cổ kính, những lâu đài hàng trăm năm tuổi cùng với vườn công viên tuyệt đẹp và những đền chùa linh thiêng, suối nước nóng... Và như nhiều thành phố khác của Nhật Bản, Kanazawa cũng đắm chìm trong sắc hoa anh đào mỗi độ xuân về.

Thông tin chung về Kanazawa

Diện tích: 467,77 km²
Dân số: 458,883 người (tính đến 1 tháng 9, 2010)
Địa điểm thăm quan: Kenroku-en Garden, Công viên Kenrokuen, Lâu đài Kanazawa, Nagamachi Samurai


Kanazawa nằm bên bờ Biển Nhật Bản, giáp với dãy núi Alps Nhật Bản, vườn quốc gia Hakusan và vườn quốc gia Bán đảo Noto. Thành phố du lịch Kanazawa nằm giữa sông Sai và sông Asano. Đến với Kanazawa, bạn như lạc vào một thế giới cổ xưa với nhiều ngôi nhà gỗ nằm dọc hai bên đường, và những người dân đi lại điềm tĩnh, nhẹ nhàng. Đi đến trung tâm thành phố Kanazawa, bạn sẽ được chiêm ngưỡng nét đẹp cổ kính của lâu đài Kanazawa, nét đẹp đó dường như không hề bị thời gian làm mai một. Nằm bên ngoài cánh cổng tòa lâu đài là khu vườn Kenzoku-en tô điểm thêm cho nét đẹp nơi đây.

Thành phố Kanazawa Nhật Bản

Điểm đến nổi bật ở Kanazawa

Kenroku-en Garden là điểm du lịch Nhật Bản đầu tiên không thể bỏ qua khi bạn đi du lịch Kanazawa. Du lịch Kanazawa tham quan 3 khu vườn Nhật Bản nổi tiếng nhất ở xứ sở đỉnh cao về nghệ thuật làm vườn này (hai vườn kia là Koraku-en ở Okayama và Kairaku-en ở Mito). Bản thân tên của khu vườn đã thể hiện sự đặc biệt của nó : Kenroku-en có nghĩa là “khu vườn được tạo nên bởi 6 yếu tố”, đó là : sự rộng lớn, sự tĩnh lặng, sự tôn kính, sự tinh tế trong thiết kế, sự hoàn hảo trong các bức tranh thiên nhiên và sự mát lành.

Kenroku-en Garden

Lâu đài Kanazawa một điểm du lịch nổi tiếng di tích lịch sử lâu đời có từ thế kỷ 17, với kiến trúc khá đặc biệt do ban đầu được xây dựng với mục đích quân sự, và cũng là một điểm tham quan du lịch Kanazawa thu hút khách du lịch. Không chỉ là lâu đài, nơi đây từng là căn cứ quân sự của quân đội Nhật, sau này trở thành khuôn viên của Trường đại học Kanazawa.

Lâu đài Kanazawa Nhật Bản


Nagamachi Samurai điểm du lịch ở Kanazawa đáng để khám phá khi đi du lịch Nhật Bản, nếu đến Kanazawa mà không tới Nagamachi Samurai xem như bạn chưa tới nơi này! Đó là một nơi đẹp như tranh vẽ, nhất là khi tới đây vào buổi chiều nắng. Nắng vàng óng rót mật lên những bức tường vàng nâu, lên những tầng lá óng ả. Những con ngõ nhỏ quanh co dẫn bạn đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Vẻ đẹp Nhật là vẻ đẹp ẩn giấu. Làn da mịn màng của cô gái ẩn sau tầng tầng lớp lớp lụa là của bộ kimono, nó không khoe eo khoe vẻ sexy như áo dài Việt.

Ngõ nhỏ ở Nagamachi Samurai

Khí hậu ở Kanazawa

Kanazawa có thời tiết ôn hòa mặc dù có nhiều mưa. Nhiệt độ trung bình thường thấp hơn một chút so với nhiệt độ trung bình của Tokyo. Nhiệt độ trung bình tháng 1 xấp xỉ 4 °C, tháng 4 khoảng 15 °C, 25 °C trong tháng 7 và tháng 8, 15 °C trong tháng 10, và 5 °C vào tháng 12. Như vậy, thời gian lý tưởng để đi du lịch Kanazawavào khoảng mùa thu và mùa xuân, du khách đi du lịch vào thời điểm này sẽ được tham gia nhiều lễ hội đặc sắc ở vùng đất du lịch Nhật Bản nổi tiếng này.

Giao thông ở Kanazawa

Kanazawa là một thị trấn nhỏ nằm ở cực tây miền trung nước Nhật, ở Kanazawa không có sân bay chính vì vậy khi đi du lịch Kanazawa du khách có thể bay đến sân bay gần nhất nằm ở thành phố Komasu, Kanazawa cách Tokyo hơn 8 giờ xe chạy và cách Osaka và Nagoya từ 4-6 giờ xe chạy (Tokyo, Nagoya, Osaka là những nơi có chuyến bay thẳng từ Việt Nam). Có lẽ bởi vậy Kanazawa khá xa xôi trong bản đồ du lịch Kanazawa Nhật Bảncủa du khách nước ngoài. Tuy nhiên, để đơn giản du khách có thể lựa chọn chương trình tour du lịch Nhật tham quan “dãy Alps Nhật Bản”, nơi khởi phát của lịch sử samurai và các geisha, một trong số ít những thành phố của xứ Phù tang may mắn được bảo toàn nguyên vẹn trong Thế chiến thứ hai, cũng xa xôi và mơ hồ như thế.


Ẩm thực món ngon ở Kanazawa

Kanazawa được biết tới với ẩm thực truyền thống Kaga. Đặc sản là hải sản, với tôm, sushi và sashimi. Rượu sake của vùng này được biết tới với chất lượng hảo hạng, êm và ngọt, được làm từ gạo trong trong Tỉnh Ishikawa cùng nguồn nước ngọt trong lành, tinh khiết xuất phát từ lượng mưa phong phú của vùng Hokuriku. Chợ Omicho ở giữa thành phố được mở ra từ thời Edo. Nguyên thủy là một khu chợ mở, nhưng hiện nay được xây dựng với mái che. Hầu hết các cửa hàng trong chợ bày bán hải sản.

Với những thông tin tổng quát về du lịch Kanazawa Nhật Bản màDu lịch Việt Namcung cấp trên đây, chúng tôi hi vọng các bạn sẽ có một số kiến thức cơ bản trước khi bắt đầu một chuyến đi tour du lịch Nhật Bản đến tham quan Kanazawa thú vị và đầy ý nghĩa.

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2016

Câu chuyện kỳ bí của chùa Linh Phước


Chùa Linh Phước di tích lịch sử độc đáo và kỳ lạ xứ ngàn hoa. Cùng GSV Travel tìm hiểu thông tin về di tích lịch sử ở Lâm Đồng nổi tiếng này.

Vị trí :Chùa Linh Phước tọa lạc tại số 120 Tự Phước, thuộc địa bàn Trại Mát, cách trung tâm thành phố du lịch Đà Lạt 8 km về hướng Đông Nam, nằm trên quốc lộ 20. 

Đặc điểm: Chùa Linh Phước còn được gọi là Chùa Ve Chai vì trong sân chùa có con rồng dài 49 m được làm bằng 12.000 vỏ chai bia, miệng rồng che phủ tượng Phật Di Lặc.

Xem thêm: Du lich Sam Son

Đi du lịch lễ hội đến Đà Lạt du khách không nên bỏ qua cơ hội thăm viếng chùa Linh Phước là một công trình kiến trúc khảm sành đặc sắc của thành phố Đà Lạt. Di tích lịch sử chùa Linh Phúclà một công trình được thiết kế với lối kiến trúc cổ vô cùng độc đáo và đẹp nhất Đà Lạt, với nhiều hạng mục kiến trúc quy mô. Chùa Linh Phúc ở Đà Lạt đã nhiều lần được tổ chức Asia Book of Records trao tặng bằng kỷ lục Việt Nam. 

Di tích lịch sử chùa Linh Phước Đà Lạt

Xem thêm: Du lich Cua Lo

Khi đến tham quan di tích lịch sử chùa Linh Phúc các phật tử thập phương sẽ cảm thấy choáng ngợp trước vẻ đẹp của lối kiến trúc vô cùng độc đáo của ngôi chua nổi tiếng này. Chánh điện dài 33 m, rộng 12 m có 2 hàng cột rồng khảm sành, bên trên là nhiều bức phù điêu khảm sành giới thiệu về lịch sử Phật Thích Ca và những điển tích trong các kinh Pháp hoa, kinh A di đà.


Sân chùa (Hoa Long Viên) có con rồng dài 49 m, vây rồng được làm bằng 12.000 vỏ chai bia, miệng rồng che phủ tượng Phật Di Lặc. Trước Hoa Long Viên là tòa Linh Tháp 7 tầng cao 36 m có treo Đại Hồng Chung cao 4,3 m, miệng chuông rộng 2,33 m, nặng 8.500 kg, được đúc vào năm 1999 và được xem là chuông nặng nhất Việt Nam. Trước sân chùa là đài Quán Thế Âm. Ngoài ra, nơi đây còn có nhà trưng bày đá quý, sành sứ cổ và đồ gỗ mỹ nghệ.

Kiến trúc độc đáo của nhà thờ Mai Anh


Nhà thờ Domaine de Marie còn có tên gọi khác là nhà thời Mai Anh. Cùng GSV Travel tìm hiểu di tích lịch sử ở Lâm Đồng nổi tiếng này nhé.

Vị trí: Nhà thờ Domaine de Marie nằm trên một ngọn đồi thoáng đẹp thuộc đường Ngô Quyền, cách trung tâm thành phố Đà Lạt hơn 1km về hướng tây nam.
Đặc điểm: Lãnh địa mang một kiến trúc độc đáo theo phong cách Châu Âu thế kỷ 17 nhưng đã được thực hiện với vật liệu hoàn toàn của Việt Nam.

Nhà thờ Domaine de Marie nằm trên một ngọn đồi ở đường Ngô Quyền

Xem thêm: Du lịch Cửa Lò

Nhà thờ Domaine de Marie còn được gọi là nhà thờ Vinh Sơn (vì là nguyện đường của các soeurs Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn), nhà thờ Mai Anh (vì trước đây khu vực này có rất nhiều hoa mai anh đào).Di tích lịch sử nhà thờ Domaine de Marie là một cụm kiến trúc bao gồm nhà nguyện và hai dãy nhà tu viện nữ tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn với tổng diện tích là 12 ha nằm trên đường Ngô Quyền cách trung tâm thành phố Đà Lạt vào khoảng 1 km về hướng tây nam.

Nhà thờ Domaine de Marie với kiến trúc độc đáo
Nhà thờ Domaine de Marieg được xây dựng từ những năm 1930-1943 là tên gọi cụm kiến trúc gồm nhà nguyện và hai dãy nhà phía sau của tu viện nữ tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn (Filles de la charité de saint Vincent de Paule). Ngôi nhà nguyện mới được quét lại màu sơn vàng với mái ngói đỏ nổi bật giữa bầu trời xanh và cây lá cũng rất xanh.Trong nhà thờ, đặc biệt có bức tượng Đức Mẹ đứng trên quả địa cầu được tạc theo hình mẫu người phụ nữ Việt Nam, do Janchère - kiến trúc sư người Pháp - thiết kế. Tượng cao 3m, nặng 1 tấn được làm năm 1943 và do bà Decoux dâng cúng. Phía sau nhà thờ có phần mộ phu nhân toàn quyền Decoux - bà Suzanne Humbert - ân nhân chính đã giúp xây dựng tu viện và có nguyện vọng được an nghỉ tại đây sau khi qua đời. Bà bị tai nạn giao thông tại đèo Prenn và mất ngày 06/01/1944.

Nhà thờ Domaine de Marieg ở Đà Lạt cuốn hút du khách đến các điểm du lịch Lâm Đồng không chỉ bởi kiến trúc độc đáo mà còn bởi nét đẹp mang sắc thái riêng của nhà thờ này. Nhà thờ được bao phủ chỉ một màu hồng sậm nhầm tôn lên vẻ uy nghi và tôn nghiêm của công trình tôn giáo, nhà thờ có một món quà của phu nhân toàn quyền Đông Dương Jean Decoux tặng đó là bức tượng Đức Me ban ơn cao 3m, nặng 1 tấn do nhà điêu khắc Johchère, người Pháp làm tại Hà Nội và đưa về nay năm 1944. 


Từ sau năm 1975, tên Domaine được Việt hóa thành Đồi Mai Anh. Du khách đi du lịch lễ hội vào những dịp lễ lớn trong năm với nhiều sự kiện văn hóa diễn ra ở thành phố Đà Lạt, nếu có dịp đến với nhà thờ Domaine de Marieg ở Đà Lạt bạn sẽ được chiêm ngưỡng vô vàn loài hoa đang kheo sắc, tham quan vườn hoa phía sau sẽ có dịp chiêm ngắm dàn Hài Tiên khá hiếm nở hoa thật đẹp.

Khung cảnh tuyệt đẹp của Dinh Bảo Đại Lâm Đồng

Vua Bảo Đại và những dinh thự triều Nguyễn trên mảnh đất từng là “Hoàng triều cương thổ”.

GSV Travel chia sẻ thông tin về di tích lịch sử ở Lâm Đồng nổi tiếng này.

Bảo Đại là vị vua cuối cùng của triều Nguyễn. Người cũng là vị vua cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam này khá nổi tiếng với những dinh thự sang trọng, trong đó có 3 dinh thự ở Đà Lạt đó là: dinh I, dinh II, dinh III.


1. Dinh I

Theo kinh nghiệm du lịch Đà Lạt tìm hiểu, du khách đi đến cá cđiểm du lịch Lâm Đồng đến tham quan dinh Bảo Đại đi theo đường Trần Hưng Đạo đến ngã 3 Trại Hầm rồi rẽ phải đi tiếp đường Trần Quang Diệu, du khách sẽ đến được Dinh I, nơi mà sau khi người Pháp trở lại nắm quyền (1948) và lập Hoàng Triều Cương Thổ (1950), vua Bảo Đại đã dùng làm Tổng hành dinh và nơi làm việc cho các quan chức trong “lãnh thổ” của mình.

Khu di tích dinh I nằm cách trung tâm Đà Lạt chừng 4 km về hướng Đông-Nam, trên một ngọn đồi thơ mộng có độ cao 1.550m với những rừng thông bao quanh. Dinh 1 là một công trình kiến trúc độc đáo trong dáng vẻ cổ kính, uy nghi và tao nhã khiến ai đã một lần đến đây đều phải trầm trồ cảm thán. Nguyên đây là nhà của một viên chức người Pháp tên Robert Clément Bourgery - thấy nơi đây khá đẹp lại yên tĩnh nên chính phủ Việt Nam do Bảo Đại làm.

Dinh Bảo Đại 1


Khi xây dựng Dinh Bảo Đại người ta phát hiện ra một đường hầm bí mật, nhưng vua Bảo Đại đã chỉ thị dấu kín. Đường hầm này nằm ngay sau lưng Dinh 1 thông ra tận Dinh 2, dài gần 4km với các nhánh rẽ vào các biệt thự 11, 16, 18, 26 … Trần Hưng Đạo - người Nhật đã đào từ trước khi đảo chánh Pháp với ý đồ bắt sống các sĩ quan Pháp trong Dinh Toàn Quyền cũng như ở các biệt thự xung quanh.

2. Dinh II

Di tích dinh II Bảo Đại năm trên đường Trần Hưng Đạo, Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam. Dinh II nằm trên một ngọn đồi thông có độ cao 1.540m so với mặt nước biển Dinh II còn gọi là "Dinh Toàn Quyền" là nơi làm việc của Jean Decoux. Công trình được xây dựng vào 1933 có tới 25 phòng sang trọng. Để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho bản thân và gia đình, toàn quyền Jean Decoux đã cho xây dựng những đường hầm bí mật và kiên cố. Thời kỳ tổng thống Ngô Đình Diệm, Dinh II là nơi nghỉ mát của gia đình Ngô Đình Nhu và vợ là Trần Lệ Xuân. Tướng Nguyễn Khánh cũng chọn Dinh II làm Tổng hành dinh trong mùa du lịch đặc biệt là dịp du lịch lễ hội. 


Dinh Bảo Đại 2

3. Dinh III

Dinh Bảo Đại (Dinh III) nằm ở đường Triệu Việt Vương, phường 4, tp. Đà Lạt được bao bọc bởi rừng thông còn gọi là rừng Ái Ân. Dinh III còn gọi là Biệt Điện Quốc Trưởng của Vua Bảo Đại. Dinh Bảo Đại là vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến tại Việt Nam. Công trình kiến trúc độc đáo đồ sộ này được xây dựng vào năm 1933 gồm có 2 tầng với 25 phòng rất sang trọng.

Dinh Bảo Đại 3


Dinh III dinh Bảo Đại được thiết kế vô cùng độc đáo với kiến trúc 2 tầng:

Tầng một của dinh gồm hệ thống phòng dùng làm nơi hội họp, tiếp khách, yến tiệc. Cửa chính diện rộng khoảng 4m có sảnh trước khi vào với các phòng tiếp tân, các phòng làm việc: văn phòng của vua Bảo Ðại, thư viện, phòng họp và các phòng làm việc khác; phía trong là phòng giải trí. Các phòng làm việc của dinh được gắn với các tiểu cảnh kiến trúc không gian phía trong và ngoài thông với nhau qua các lối đi và cửa sổ kính tạo ra một khung cảnh hài hoà gần gũi thiên nhiên. 

Tầng hai của dinh được dùng cho sinh hoạt gia đình, gồm các phòng ngủ của Vua Bảo Ðại, của hoàng hậu Nam Phương, của các công chúa và hoàng tử Bảo Long, các công chúa Phương Mai, Phương Liên, hoàng tử Bảo Thăng. 

Công trình kiến trúc 3 dinh Bảo Đại là một trong những di tích lịch sử có giá trị vượt thời gian. Nếu có đi du lịch xuyên việt dừng chân ở thành phố Đà Lạt du khách không nên bỏ lỡ cơ hội ghé thăm dinh Bảo Đại, một trong những điểm đến thu hút đông đảo du khách đến tham quan khám phá lịch sử thời Vua Bảo Đại và ngắm phong cảnh tuyệt đẹp tại đây.

Khám phá nét cổ kính của chùa Linh Sơn


Chùa Linh Sơn ngôi chùa cổ kính Ðà Lạt. Cùng Du Lịch Việt Nam tìm hiểu về di tích tích lịch sử ở Lâm Đồng này nhé.

Vị trí: Chùa Linh Sơn nằm trên đường Nguyễn Văn Trỗi, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 700m về hướng tây bắc.
Đặc điểm: Di tích lịch sử chùa Linh Sơn ngôi chùa nổi tiếng với lối kiến tr có lối kiến trúc giản dị mang phong cách Á Đông.Trên đỉnh mái có đắp đôi rồng uốn lượn theo thế "lưỡng long triều nhật". Hai bên bậc cấp dẫn vào chánh điện cũng có cặp rồng há miệng được khắc chạm công phu tượng trưng long thần hộ trì Phật pháp.

Chùa Linh Sơn hàng năm đón một lượng lớn du khách thập phường về viếng chùa
Chùa Linh Sơn ngồi chùa cổ nổi tiếng được xây dựng từ năm 1936 đến năm 1940 thì hoàn thành. Mang tên một quả núi ở Ấn Ðộ - núi Linh Thứu - tương truyền là nơi Phật tổ thuyết pháp bộ kinh Diệu pháp liên hoa và khai sơn thiền tông, chùa Linh Sơn là một quần thể kiến trúc bao gồm nhiều công trình lớn nhỏ tọa lạc trên một quả đồi rộng chừng 4 ha. Toà chính điện gồm hai ngôi nhà nối liền nhau. Tòa chính điện gồm có hai ngôi nhà liền nhau được bài trí trang nghiêm với tượng Phật Thích Ca ngồi trên tòa sen cao 1,70m nặng 1.250kg bằng đồng.

Di tích lịch sử chùa Linh Sơn tọa lạc trên một ngon đồi rộng 4ha, trồng trà, cà phê, bạch đàn, thông, tùng, trắc bách diệp, mai anh đào...Chùa Linh Sơn ở Lâm Đồng thu hút lượng lớn du lịch đến viếng thăm hàng năm. Khi bước vào chùa bạn sẽ thấy cảnh chùa trang nghiêm, cổ kính với những nét riếng khác biệt. Con đường vào chùa rợp bóng những hàng thông và cây sao cao vút. Ngay trước sân chùa là tượng Quan Thế Âm đứng trên Đài Sen, bên trái chùa có ngôi bảo tháp cao ba tầng hình bát giác, còn bên phải sân chùa có những hòn giả sơn và bonsai tạo dáng thật đẹp.


Hàng năm chùa Linh Sơn thu hút du khách thập phương đặc biệt là khách du lịch xuyên việt về đây dự lễ trong dịp du lịch lễ hội. Đến Đà Lạt du khách không chỉ được mãn nhãn với thiên đường của các loài hoa mà còn đường tìm hiểu về những giá trị văn hóa truyền thống, những di tích lịch sử nổi tiếng nơi đây.

Khám phá di tích nổi tiếng Cát Tiên Lâm Đồng

Di tích Cát Tiên Lâm Đồng là di tích lịch sử và văn hoá của Lâm Đồng. Cùng GSV Travel tìm hiểu về địa danh này nhé.


Năm 1998, di tích Cát Tiên Lâm Đồng được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hoá cấp Quốc gia. Di tích lịch sử ở Lâm Đồng nổi tiếng này có quy mô lớn, ẩn chứa trong lòng đất nhiều bí ẩn của lịch sử, di tích này có nét đặt thù rêng độc đáo mang đậm bản sắc văn hoá của cư dân và có mối quan hệ chặt chẽ với các nền văn hoá dân tộc chịu ảnh hưởng chung từ văn hoá Ấn Độ như văn hoá Champa, Óc Eo.

Lâm Đồng đề nghị công nhận Di tích khảo cổ Cát Tiên là di tích đặc biệt cấp quốc gia


Du khách đi du lịch Lâm Đồng đến với khu di tích Cát Tiên Lâm Đồng địa lý cảnh quan - lịch sử vùng đất. Di tích Cát Tiên là tên gọi của một quần thể di tích kiến trúc nằm trên địa bàn huyện Cát Tiên thuộc tỉnh Lâm Đồng. Đây được coi là vùng đất ngã ba của ba tỉnh Lâm Đồng – Bình Phước - Đồng Nai. Điểm qua đôi nét về lịch sử vùng đất cho thấy Cát Tiên trước đây được ít người biết đến, một vùng rừng núi hoang vu rậm rạp, nơi cư trú của các dân tộc ít người mà nguồn tư liệu trong lịch sử cũng ít đề cập. Trong chương II tác giả trình bày những khám phá di tích Cát Tiên. Nói đến lịch sử phát hiện và nghiên cứu; Những khám phá qua khai quật khảo cổ học như nhóm di tích tại xã Quảng Ngãi: Gò số I (Đồi Khỉ), số II, số III, số IV, số V, số VI (Gò Kiểm Lâm), số VII, và các kiến trúc khác trên địa bàn Quảng Ngãi. Bên cạnh đó độc giả còn được thấy di tích tại xã Đức Phổ và xã Gia Viễn. Chương III: Giá trị văn hoá - Lịch sử của di tích Cát Tiên. Nghiên cứu các vấn đề không gian văn hoá; Đặc trưng của di tích; Mối quan hệ giữa di tích Cát Tiên với các nền văn hoá khu vực như văn hoá Champa, Óc Eo và các nền văn hoá khác; Trình tự xây dựng các di tích; Tìm về cội nguồn lịch sử văn hoá.


Với những phát hiện, khám phá mới khẳng định đây là một tài sản văn hoá vô giá của người xưa để lại cho hậu thế. Một thông điệp của quá khứ gửi lại cho hiện tại, cùng chúng ta song hành bước vào thời kỳ mới: xây dựng và phát triển một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong tương lai. Di tích lịch sử Cát Tiên ngày nay đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn đặc biệt dối với du khách đi tour du lịch xuyên viết đặt chân đến Đà Lạt đều ghé thăm di tích lịch sử nổi tiếng này.

Thứ Năm, 9 tháng 6, 2016

Vẻ đẹp uy nghi của chùa Bình Minh


Ngôi chùa Bình Minh cổ kính với lối cấu trúc đặc trưng, hoa văn tinh xảo, là công trình nổi tiếng thế giới của Bangkok. Nếu có cơ hội đi du thuyền trên con sông huyền thoại Chaphraya, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ngôi chùa này. 

Chùa Bình Minh hay còn gọi là Wat Arun nằm bên bờ tây Chaophraya, Thonburi. Trước kia, khi vua Thakssin xây dựng kinh đô tại Thonburi, ông ghé tới đây vào một buổi bình minh và đã đặt tên cho ngôi chùa với ý nghĩa là sạch sẽ, sáng như ánh ban mai. Khi vua Rama II lên ngôi, ông đã mở rộng ngôi chùa và mời nhiều nhà sư tới sinh sống, chạm khắc thần tượng của riêng mình. Những vị vua tiếp theo đã tu sửa, nâng cấp công trình này ngày một lỗng lẫy hơn khiến wat arun đã trở thành biểu tượng của du lịch Bangkok với kiến trúc đậm phong cách Thái.



Đứng bên bờ sông nhìn sang Wat Arun, ngôi chùa hiện lên thật uy nghi hoành tráng. Vẻ đẹp lấp lánh cùng mũi tháp cao vút lên đến 70m khiến ngôi chùa nổi bật, sáng bừng tựa ánh bình minh chiếu xuống Thủ đô Băngkok.

Để tới tham quan Wat Arun, bạn có thể đi bằng đường bộ hoặc đi du thuyền dọc con sông Chaophraya để tới cổng chùa. Những bậc đá sẽ dẫn du khách tới khu vực sân đầu tiên với những bức tượng chạm khắc hình người hung dữ kiểu Trung Hoa để canh gác cổng chùa. Bên trong chùa, nhưng ngôi đền nhỏ được xây dựng theo lối kiến trúc Khmer, được trang trí xung quanh chân bởi những vị thần Thái Lan hay thần Khỉ. Những cánh cổng xây bằng sứ Trung Quốc nhiều màu sắc bắt mắt sẽ lần lượt mở ra trước mắt du khách.


Xem thêm: Du lich Cua Lo

Bước tiếp vào khoảng sân thứ hai, bạn sẽ thấy cánh cổng màu cam nâu mở ra với mái vòm xoáy màu chanh cam, được trang trí bằng bức tượng phác hoạ cuộc đời của Phật tổ rất ấn tượng. Để có thể nhìn thấy nhiều vòm cổng và những bức tượng khác, du khách chỉ việc men theo những bậc thang lên tới ban công. Bạn sẽ nhìn rõ đỉnh chùa được trang trí bằng đinh ba của thần Shiva, mang lại vẻ trang nghiêm, sừng sững cho toà tháp. Từ đây, bạn còn có thể ngắm trọn vẻ đẹp con sông huyền thoại Chaophraya cũng như thành phố Bangkok và Chùa Phật Ngọc.

Được xây dựng toàn bộ từ những mảnh thuỷ tinh và sứ Trung Hoa nên Wat Arun có sự phản xạ ánh sáng rất nổi bật. Màu ánh kim ngọc trai của ngọn tháp trước sự phản chiếu của ánh sáng tạo nên đường chân trời rực rỡ in bóng xuống lòng sông vô cùng thơ mộng.


Xem thêm: Du lich Sam Son

Ngôi chùa mang tên Bình Minh nhưng dường như nó lại đẹp nhất vào lúc hoàng hôn. Khi những ánh nắng tắt dần, nhường chỗ cho ráng chiều, màn đêm cũng là lúc wat arun lung lính nhất. Vẻ đẹp lung linh khiến nơi đây vừa tráng lệ vừa lấp lánh như toà tháp vàng nổi bật giữa thủ đô Bangkok.

Thái Lan với hàng nghìn ngôi chùa là cơ hội cho bạn thoả sức khám phá không gian tín ngưỡng nơi đây. Nếu có dịp ghé qua Thủ Đô Bangkok, bạn hãy tìm đến ngôi chùa Bình Minh để chiêm ngưỡng vẻ đẹp khác lạ nơi linh thiêng và cổ kính nhất này nhé.

Khám phá thiên đường nghỉ dưỡng Phuket


Phuket là hòn đảo trong xanh đẹp bậc nhất Thái Lan, là điểm nghỉ dưỡng lí tưởng cho mọi du khách trong những ngày hè oi ả. Hãy cùng Yolo Travel khám phá thiên đường nghỉ mát này trong hành trình đến với miền Nam vương quốcThái Lan.

Hòn đảo Phuket thuộc tỉnh Phuket nằm tách biệt với đất liền vương quốc Thái Lan. Nơi đây được biết đến như hòn đảo lớn nhất Thái Lan với diện tích lên đến 543km2. Phuket nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên đồi núi, rừng rậm quanh năm cùng những bãi biển trong xanh bên bờ cát trắng mịn. Đảo Phuket hàng năm thu hút hàng triệu lượt khách du lịch tới tham quan nghỉ dưỡng. Với rất nhiều điểm vui chơi cùng sự phát triển du lịch ngày một cao, Phuket được coi là thiên đường du lịch Châu Á cùng với Bali – Indonesia


Những bãi tắm đẹp


Đảo Phuket là nơi tập trung rất nhiều bãi tắm thơ mộng nơi du khách lựa chọn nghỉ dưỡng hay hưởng thụ tuần trăng mật ngọt ngào. Đến với bất kì bãi tắm nào trên đảo Phuket, bạn đều có thể trải nghiệm những trò thể thao biển cực đã như: motor nước, chèo thuyền, nhảy dù…

Bãi biển Patong 


Cách thành phố Phuket 15km, Patong là bãi biển nổi tiếng nhất thế giới với hoạt động tình dục công khai. Đây là nơi du khách có thể hòa mình vào những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng với rất nhiều quán bar, quán rượu tràn ngập âm nhạc và ánh đèn lung linh huyền ảo.


Bãi biển Karon 


Một trong những bãi biển đẹp của Phuket, nằm cách trung tâm thành phố 20km. Du khách tới đây sẽ được chiêm ngưỡng những khu resort nổi tiếng, trải nghiệm không gian nghỉ dưỡng sang trọng, yên bình và lãng mạn bậc nhất Phuket với chi phí khá đắt đỏ.

Bãi biển Katu 


Thêm một lựa chọn cho bạn khi đến Phuket đó chính là bãi biển Katu. Nơi đây rất thích hợp cho du khách ưa thích sự bình yên, tĩnh lặng để đắm chìm trong không gian lãng mạn của hòn đảo trong xanh Phuket.

Show trình diễn cự kì hấp dẫn

Fantasea


Đây là show trình diễn lớn nhất Phuket với màn trình diễn hoành tráng của hàng trăm con voi bên cạnh những nghệ sĩ chuyên nghiệp. Bạn còn có cơ hội thưởng thức bữa tiệc Buffet lớn nhất Châu Á, tham gia những trò chơi thú vị, chiêm ngưỡng Cung điện voi và mua sắm thỏa thích.

Simon Cabaret 


Nếu như Pattaya có Alcadar, Tiffany thì Phuket có show Simon Cabaret. Những màn trình diễn ấn tượng bởi những vũ công chuyển giới dưới ánh đèn lấp lánh, kĩ thuật sân khấu hiện đại, hoành tráng sẽ mang lại cho bạn giây phút giải trí tuyệt vời nhất

Soi Bangla Road


Nơi đây được biết đến như tụ điểm ăn chơi nổi tiếng nhất Phuket. Cũng như Walking Street, Soi Bangla Road là nơi tạo nên không khí sôi động, cuồng nhiệt cho du khách khi tới bãi biển Patong – Phuket.


Những quán bar, câu lạc bộ, quầy hàng ăn uống …tràn ra đường phục vụ nhu cầu của du khách.
Tượng Phật lớn Big Buddha


Đến với Phuket, bạn còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹ của bức tượng Phật khổng lồ với độ cao lên tới 45m. Nằm trên ngọn đồi Nakkerd Hills, cách trung tâm Phuket khoảng 6km, Tượng Phật Lớn là địa danh nổi tiếng, đặc biệt quan trọng với Phuket. Đây cũng là một địa điểm lí tưởng cho bạn để có thể ngắm trọn vẻ đẹp Phuket từ trên cao.