Thứ Năm, 1 tháng 6, 2017

Bánh tét mật cật - Nét đặc trưng rất riêng của xứ đảo Phú Quốc

Bánh tét mật cật Phú Quốc là một trong những đặc sản của ẩm thực Phú Quốc mà nếu không nhắc đến sẽ là một thiếu sót lớn, bởi nó có nét đặc trưng rất riêng mà bánh tét các vùng miền khác không có được.


Có lẽ du khách tour đi Phú Quốc 3 ngày 2 đêm nào cũng biết rằng bánh tét là một trong những loại bánh tiêu biểu của người miền Nam, nhưng mỗi nơi bánh tét lại có nét đặc trưng rất riêng. Nếu như đi du lịch Cần Thơ có mấy đòn bánh tét lá cẩm Cần Thơ làm quà, thì khi đi du lịch Phú Quốc, nhất định lúc về phải có vài đòn bánh tét mật cật Phú Quốc mới được. 

Bánh tét mật cật Phú Quốc khác biệt với các loại bánh tét khác bởi nét đặc trưng nhất là được gói bằng lá mật cật. Không phải chỉ có Hàm Ninh Phú Quốc mới có nhiều mật cật, các vùng khác ở miền tây cũng có loại cây này, song người ta dùng lá của nó để làm nón còn ở Phú Quốc lại dùng để gói bánh tét. Có rất nhiều thắc mắc về việc này nhưng không phải lời giải thích nào cũng thỏa đáng, chỉ biết rõ nhất một điều, lá mật cật đã trở thành thành phần quan trọng làm nên thương hiệu bánh tét nổi tiếng cho Phú Quốc mà thôi. 

Bởi có hình dạng như lá cọ, tán lá xòe rộng vừa có độ giòn vừa dai, khổ lá hẹp nên việc gói bánh cũng đòi hỏi những kỹ năng nhất định thì mới có thể cho ra đời những đòn bánh thực sự hoàn thiện. Nguyên liệu làm bánh tét mật cật Phú Quốc cũng như nhiều loại bánh tét khác, có gạo nếp loại ngon, đậu xanh thật bở cùng thịt mỡ.. nhưng độc đáo ở chỗ, trộn cùng gạo có nước cốt lá ngót, cốt lá dứa thơm và không dùng nước dừa như một số loại bánh tét phổ biến của miền Tây nói chung, nhưng vẫn ngậy béo và thơm ngon một cách đặc biệt.


Đến thăm Phú Quốc, khi ghé đến chợ Dương Đông hay chợ đêm Phú Quốc, du khách tour Phú Quốc 4 ngày 3 đêm đều thấy bánh mật cật được bày bán khắp nơi. Bánh mật cật Phú Quốc gây ấn tượng với du khách bởi đòn bánh có hình tam giác và khi cắt bánh ra, bánh có màu xanh nhẹ nhàng mà nhiều người gọi là màu xanh ngọc bích khá bắt mắt. Những lát bánh màu xanh ngọc bích ấy vừa bùi, vừa ngậy, vừa thơm, vừa chứa đựng nghệ thuật làm bánh tỉ mỉ, công phu và hết sức khéo léo của người dân vùng biển đảo Phú Quốc đáng mến.

Thứ Tư, 31 tháng 5, 2017

Cảm nhận vị tinh túy thi vị của bún nhâm Hà Tiên

Bún nhâm Hà Tiên một món ăn ngon ở Hà Tiên, thường thấy xuất hiện kèm với món bùn kèn Hà Tiên khá nổi tiếng, nhưng lại là món bún khô có cách thức chế biến đơn giản hơn rất nhiều.


Trong các tour du lịch miền Tây 4 ngày 3 đêm khi được nghe giới thiệu về ẩm thực, hầu như ai cũng được nghe đến món bún kèn, bún nhâm Hà Tiên khá hấp dẫn. So với món bún kèn có vẻ phổ biến hơn, món bún nhâm tôm khô dường như khiêm tốn nhưng vị ngon của nó không thua kém là mấy. Thành phần làm nên bún nhâm không phức tạp, sẽ gồm bún tươi, chà bông tôm khô, nước cốt dừa, giá, rau thơm các loại, rau sống, đu đủ bào sợi, nước cốt cá. Cách chế biến món ăn này cũng đơn giản bởi không phải nấu nướng nhiều, ngoại trừ thành phần làm nên nước chấm thì có vẻ độc đáo hơn một số loại nước chấm thường gặp. Nước chấm trong món bún nhâm được pha chế từ nước cốt cá, nước cốt dừa, nước mắm mặn và gia vị tỏi, ớt. Một chút béo của dừa, một chút thanh từ cốt cá, đậm đà từ nước mắm, thơm và cay nồng của tỏi ớt làm nên món nước chấm rất đặc biệt mà có thể thực khách chưa từng thử qua bao giờ. 

Khi dùng bùn nhậm, người ta bỏ bún tươi được bỏ vào tô, xếp thêm ít giá lên trên, tiếp đến là ít đu đủ thái sợi, rau thơm, ít rau sống và lớp trên cùng là chà bông tôm khô, rồi chan nước chấm là có thể thưởng thức. Sự hài hòa về sắc xanh tươi ngon của rau, trắng nõn của bún tươi, và cam đỏ của chà bông tôm khô khiến tô bún nhâm Hà Tiên trông rất bắt mắt. Thử một miếng bún nhâm tôm khô Hà Tiên, thực khách sẽ cảm nhận được đủ hương vị tuyệt vời nhất trong nghệ thuật ẩm thực miền Tây, pha trộn cả tinh hoa văn hóa ẩm thực của người miền sông nước, làm cho món ăn có mùi vị tinh tế đến lạ lùng. 


Bún nhâm Hà Tiên cũng đã có mặt ở một số vùng miền khác nhưng nếu có dịp thử qua hết, có lẽ thực khách tour du lịch miền Tây 4 ngày cũng dễ dàng nhận thấy có sự khác biệt rất lớn về hương vị. Sự khác biệt ấy có thể nằm ở bún vì bánh bún Hà Tiên rất ngon, bắt thành con trong khi bún ở nhiều vùng khác không như thế. Điểm khác biệt cũng có thể nằm ở nước chấm, vì khi pha chế, nhiều người bỏ qua công đoạn làm nước cốt cá, trong khi nó có thể làm thanh và thêm vị thơm cho nước chấm…

Món ăn ngon ở vùng Hà Tiên này quả là rất nhiều, song không phải ai cũng có thể cảm nhận được tinh túy, sự thi vị và nghệ thuật chế biến khi thưởng thức. Món bún nhâm Hà Tiên, một món bún khô giản dị nhưng với những người yêu thích ẩm thực nơi này sẽ nhận biết được hương vị hài hòa độc đáo của nó chẳng thua kém những món ăn rất nổi tiếng khác ở miền sông nước là mấy. Có dịp đi du lịch Miền Tây du khách không khi nào bỏ lỡ cơ hội thưởng thức một tô bún nhâm tại Hà Tiên.

Thứ Tư, 24 tháng 5, 2017

Nồng say men rượu cần Đà Lạt

Rượu cần là một trong những món ngon Đà Lạt được tạo ra từ bàn tay lao động chăm chỉ của những tộc người thiểu số. Sẽ thật đáng tiếc nếu đến với Đà Lạt mà bạn không thử ngồi lại bên bếp lửa, nhấp thử một ngụm rượu cần.

Đà Lạt là một thành phố du lịch nổi tiếng của cả nước, là nơi cư trú của rất đông các tộc người bản địa Tây Nguyên như người Cơ Ho, Chu Ru, Mạ, Xơ đăng, Hrê, Co, Cơ Tu… Các tộc người này có một điểm chung là họ rất thích và quý rượu cần. Loại rượu được xem như là một thức uống trang trọng trong các dịp quan trọng như lễ hội, cưới xin, khách quý đến buôn… Chính vì vậy, nơi đây đã tạo ra rất nhiều loại rượu cần ngây ngất lòng lữ khách tour Hà Nội Nha Trang 3 ngày 2 đêm.

Truyền thuyết về rượu cần

Theo những người dân địa phương, rượu cần đã có từ rất lâu. Tương truyền, một vị thần Nhím đã làm ra một loại nước màu trắng đục, uống vào khiến người lâng lâng. Một người khi tới chơi nhà thần đã được thử thứ nước ngon lành ấy, người này đã xin thần được học cách làm. Thứ nước ấy chính là rượu cần. Cho nên, các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên vô cùng quý rượu cần, trước khi uống họ phải mời Giàng, mời thần Nhím uống trước rồi mới mời mọi người cùng uống.


Rượu cần được những tộc người thiểu số ở Đà Lạt làm bằng gạo, loại gạo được trồng trên các sườn núi cao. Tuy nhiên, tùy theo từng địa bàn sinh sống và lương thực của mỗi tộc người mà họ còn bổ sung thêm một số loại tinh bột khác như khoai lang, khoai mì, hạt bắp, bo bo… Đặc biệt, các tộc người Tây Nguyên thường dùng lá cây để lên men rượu các loại ngô, khoai gạo. Mỗi tộc người sẽ có những loại lá cây khác nhau để len men cho rượu cần như người Cơ Ho dùng lá cây đòng và cây me kà zút, hay vỏ, lá cây Blakda từ người Banna…

Khi làm rượu, người dân địa phương nấu chín gạo, khoai… Sau đó, họ để nguội, rồi trộn với trấu và ủ với men trong một cái bình gọi là ché. Sau quá trình ủ lâu dài, chúng ta sẽ có được một ché rượu cần thơm ngon mang hương vị của núi rừng. Thêm vào đó, chính vì được ủ bằng lá cây rừng nên món ngon Đà Lạt này là loại rượu rất tốt để thông kinh mạch, giúp tiêu hóa tốt hơn.

Cách uống rượu cần

Rượu cần có nguồn gốc được thần ban cho nên người Tây Nguyên rất tôn trọng và quy cách khi uống rượu cần, không phải ai cũng được uống và không phải lúc nào cũng được uống. Đây là một món ngon được tạo ra từ văn hóa núi rừng, nên khi uống rượu phải được trải nghiệm trong không gian của nhà dài, bên bếp lửa, trong vũ điệu cồng chiêng vang vọng khắp núi rừng cao nguyên.


Khi uống rượu cần, bạn không phải rót ra từng bát, hay cầm nguyên ché để uống mà du khách tour Nha Trang Đà Lạt 5 ngày 4 đêm sẽ dùng cần được làm bằng tre, trúc thông lỗ rỗng để hút rượu lên. Tên gọi rượu cần cũng từ đó mà ra.

Nếu bạn muốn thưởng thức món ngon ở Đà Lạt này đúng cách, bạn nên tham dự một buổi giao lưu văn hóa cồng chiêng tại đây. Khi đó, bạn sẽ được xem những vũ điệu, âm thanh cồng chiêng từ văn hóa rừng núi. Sau đó, bên bếp lửa ấm cúng – địa điểm ăn uống thú vị, bạn sẽ được thưởng thức thịt rừng nướng, được mời uống rượu trong một ché lớn đặt ngay giữa nhà sàn. Chủ nhà sẽ cầm cần bằng hai tay nâng lên đưa cho khách để vào ché. Nếu khách đông, cần sẽ được truyền từ phải qua trái bằng hai tay. Lưu ý, bạn không nên dùng tay trái để truyền rượu cho họ vì tộc người thiểu số ở Tây Nguyên quan niệm, như vậy là không xem trọng họ.

Cách uống đặc biệt của món ngon Đà Lạt này cùng âm thanh của cồng chiêng, ánh lửa ấm áp, những điệu múa, tiếng hát giữa cao nguyên se se lạnh sẽ tạo cho du khách một cảm giác vô cùng mộc mạc, trong lành. Để rồi khi về lại với thành phố náo nhiệt, trong bạn sẽ đọng lại những cảm xúc khó quên về Đà Lạt.

Hương vị đậm đà của ẩm thực Đà Lạt

Nếu vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ, khí hậu mát mẻ trong lành cùng nếp sống dung dị, thân thiện của người dân xứ sở sương mù là điểm thu hút khách đến với Đà Lạt, thì những món ngon Đà Lạt mang hương vị đậm đà, chân chất lại chính là thứ níu chân du khách, để lại những hương vị khó quên trong lòng người đi.

Nem nướng – hương vị Đà Lạt khó quên

Không giống như nem chua rán hay nem chua nướng, khi ăn nem nướng Đà Lạt thường được cuộn kèm với bánh tráng cùng rau xà lách, chuối, khế,… và chấm với nước tương đặc biệt mà chỉ riêng Đà Lạt mới có. Vị béo ngậy của nem nướng kết hợp hải hòa cùng vị tươi mát của rau quả dậy nên mùi vị hấp dẫn khó cưỡng.


Nổi tiếng nhất ở đây là nem nướng Bà Hùng nằm trên phố Phan Đình Phùng. Đây là địa điểm ăn uống được nhiều du khách tour đi Nha Trang 4 ngày 3 đêm ghé thăm trong chuyến du lịch Đà Lạt.

Dâu tây kem ngọt ngào trong tiết trời se lạnh

Dâu tây là thứ quả đặc sản nổi tiếng của phố núi Đà Lạt, sẽ thật thiếu sót nếu bạn đến đây mà không khám phá mùi vị món kem được làm từ dâu tây tươi hái tận vườn. Dâu tây kem là sự hòa quyện giữa hương vị trái dâu tây tươi cùng với sữa tươi, trứng và một số nguyên liệu khác. Trong tiết trời se lạnh, thưởng thức dâu tây kem sẽ là một cảm giác vô cùng thú vị, hấp dẫn khi vị mát lạnh của kem quyện với vị ngọt tươi của dâu tây và đất trời.

Bánh căn – dân dã như chính con người Đà Lạt

Bánh căn Đà Lạt – món ngon Đà Lạt không thể không nhắc đến, một món ăn giản dị, dân dã nhưng khiến bất kì ai từng đến Đà Lạt đều phải một lần nếm thử, để đem về chút kỉ niệm hành trình.

Mang một hương vị đặc trưng bởi nó được du nhập vào Đà Lạt từ các vùng miền khác, lâu dần đã trở thành món ăn dân dã không thể thiếu tại mảnh đất phố núi này.


Cách chế biến bánh không cầu kỳ, được đổ khuôn bằng bột gạo nhưng lại trở nên vô cùng đa dạng khi được kết hợp với nhiều loại nhân khác nhau theo từng khẩu vị của thực khách. Nào là bánh nhân trứng cút, trứng vịt hay chỉ đơn giản là bánh không trứng, tất cả đều mang một hương vị rất riêng khó có thể so sánh được.

Một yếu tố quan trọng không kém góp phần tạo nên món bánh căn Đà Lạt vô cùng độc đáo chính là nước chấm. Được pha chế rất khéo léo theo phong cách riêng của người Đà Lạt gồm nước mấm pha với một chút mỡ hành và một chút ớt hoặc sa tế tạo nên một mùi vị vô cùng đậm đà và riêng biệt.

Nếu có dịp trải nghiệm các hành trình tham quan du lịch trong nước, qua các vùng miền, chắc cũng thấy rõ bánh căn có mặt ở rất nhiều nơi, đặc biệt là bánh căn Phan Thiết nổi tiếng thơm ngon. Tuy vậy khi đến với Đà Lạt, thưởng thức món bánh căn Đà Lạt, đúng là du nhập đó nhưng thực khách tour Hà Nội Nha Trang Đà Lạt lại có được cảm nhận hương vị rất thanh tao, nhẹ nhàng và thơm ngon, bởi nó chưa một nét tinh tế riêng biệt của Đà Lạt và con người ở nơi đây.

Bánh tráng nướng trứng – đơn giản mà độc đáo

Được thực khách ưu ái gọi là “pizza Đà Lạt”, bánh tráng nướng trứng là một món ăn vặt rất nổi tiếng tại mảnh đất của xứ sở ngàn hoa mà bất kì ai đặt chân đến đây đều phải thưởng thức cho bằng được.

Thành phần chính của bánh là bánh tráng và trứng gà, điểm xuyết thêm ít tép khô và hành lá. Thành phần bánh khá đơn giản, cách chế biến còn đơn giản hơn; trước tiên, đặt bánh tráng lên vỉ nướng, đánh tơi trứng gà với tép khô, hành lá rồi dàn đều lên bề mặt bánh.

Trong những buổi tối se lạnh ở Đà Lạt, sau khi dạo một vòng chợ đêm du khách có thể ghé qua một hàng bánh tráng nướng ven đường để nghỉ chân đồng thời thưởng thức những chiếc “pizza” độc đáo nơi đây, vừa hít hà hương vị thơm ngây, vừa xuýt xoa cẩm nhận hơi sương lạnh buốt, vừa ngắm nhìn thành phố lên đèn mờ ảo giữa màn sương.

Ốc bươu nhồi thịt – thơm ngon đậm đà


Được làm từ ốc bằm nhuyễn nhồi cùng với nấm mèo, tiêu, thịt bằm cùng các gia vị khác. Cọng sả được đặt vào trong vỏ ốc rỗng sau đó nhồi thịt băm vào. Từng con ốc được nhồi thịt rồi đặt trên bếp than hồng đượm lửa. Khi ăn, dùng tay nắm hai đầu cọng sả kéo ra, chấm với nước nắm ớt ăn kèm chuối chát, rau thơm càng làm tăng thêm vị đậm đà, nóng hổi của nhân thịt ốc. Một chút cay nồng của sả và ớt, một chút ngọt bùi của thịt và ốc, tất cả quyện hòa nhuần nhuyễn đem lại một món ăn đậm đà của phố núi, như một món quà dành cho du khách, để những ai đã từng đến đây đều sẽ phải vương vấn, luyến lưu.

Nếu có cơ hội đến với mảnh đất phố núi đầy thơ mộng, đừng quên khám phá món ngon Đà Lạt nhé!

Giản dị chiếc bánh căn Đà Nẵng

Món bánh căn Đà Nẵng luôn hấp dẫn thực khách bởi hương vị đậm đà, giòn tan với màu vàng ruộm đẹp mắt, nước chấm vừa miệng có vị chua ngọt và cay tùy sở thích từng người mà nêm, nếm cho chuẩn. Đây là một món ăn vỉa hè giá rẻ nên được đông đảo mọi người thưởng thức từ khách địa phương đến khách du lịch phương xa.

Khi đến điểm du lịch Đà Nẵng mà du khách tour du lịch Đà Nẵng 4 ngày 3 đêm chưa kịp thưởng thức những món ngon thì quả thật chuyến đi của mọi người chưa thực sự trọn vẹn. Đặc biệt là món ăn vỉa hè một nét văn hóa dân dã cũng như gánh nặng mưu sinh cho cuộc sống gia đình; món đặc sản địa phương Đà Nẵng có món bánh căn hay còn có tên gọi khác là bánh khọt.


Đối với những ai chưa từng đến Đà Nẵng thì việc tìm địa chỉ ăn món bánh căn truyền thống ngon miệng quả là khó khăn. Chúng tôi xin giới thiệu vài địa điểm ăn uống món bánh căn được đông đảo các ban trẻ yêu thích và là thực khách thường xuyên của quán. Đầu tiên phải kể đến quán bánh căn trên đường Nguyễn Trãi, Tháp Bà, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Văn Thụ; nổi tiếng hơn cả chính là bánh căn Ngọc Vân nằm trên đường Nguyễn Hoàng, bánh căn Thúy ở đường Nguyễn Trường Tộ.

Món bánh căn được làm từ gạo ngâm và cơm nguội thứ nguyên liệu chính yếu nhất sau đó đem phơi thật khô, rồi xay thành bột. Mỗi một quán bánh căn đều có cách chế biến riêng tạo thành bí quyết mà không phải đi ăn ở bất kỳ quán nào đều cùng một loại hương vị. Nhưng dù vậy để có bánh ngon đều phải có một quy chuẩn nhất định đã được đúc kết lại thành công thức chung. Đảo bảo độ thơm ngon, thì nguyên liệu từ gạo nên là gạo già của vụ trước, có pha ít cơm nguội để tạo độ giòn, xốp, dậy mùi thơm.

Khi nhìn chủ quán thoăn thoát làm món bánh căn du khách đều gật gù tỏ vè thích thú và nghĩ món ăn này không quá cầu kỳ mà rất đơn giản. Nhưng điều tiên quyết đầu tiên phải có đủ bộ khuôn nước bằng đất nung với các lỗ tròn và nắp đậy. Cách làm khá dễ khiến bất kỳ du khách du lịch Quảng Nam Đà Nẵng nhìn qua vài lần có đủ bộ đồ dùng là có thể bắt tay ngay vào khâu sản xuất món bánh căn. Khuôn phải được đặt lên bếp cho đủ nhiệt rực hồng, cho một chút dầu để bánh không dính khuôn. Sau đó sẽ cho nhân trứng hoặc nhân tôm, thịt, mực, nhân thập cẩm tùy nhu cầu của khách mà phục vụ rồi đậy nắp lại. Khi bánh tỏa mùi thơm thì lúc đó báo hiệu bánh đã chín cần được mang ra để thưởng thức ngay.


Bánh sẽ mất đi độ ngon và nhanh ngấy nếu không có nước chấm, đây là khâu cuối cùng để ăn bánh trọn vẹn nhất. Nước chấm chủ yếu là nước mắm tỏi pha loãng cho ớt, đường, chanh và rau sống, nhiều hàng quán cho thêm xoài xanh hoặc đu đủ thái sợi nhỏ. Món bánh căn khá rẻ chỉ từ 8-10 một cái, người dân ở đây bán theo đĩa giá giao động từ 18-25 nghìn đồng.

Trong khoảng thời gian thăm thú cảnh đẹp bụng bắt đầu réo cần món ăn lót dạ trước bữa chính thì món bánh căn sẽ là lựa chọn hợp lý nhất. Ở Đà Nẵng các hàng quán không làm bánh nhiều tràn lan và để nguội khi có khách chỉ cần đun lại cho nóng. Mà tất cả chỉ được làm khi có khách gọi để bánh được giòn, nóng và thơm ngon nhất. Trong thời gian chờ đợi công việc pha chế nước chấm theo sử thích cá nhân cũng được nhiều người hứng thú mà không bị cảm giác chờ làm sốt ruột. Chiếc bánh căn vàng ruộm, lấp ló nhân tôm, nhân trứng cút, hải sản bắt mắt được bưng ra đã khiến nhiều người phải nuốt nước miếng đây là món ngon Đà Nẵng được mọi người ưa chuộng.

Những món ngon ít người biết của ẩm thực Hội An

Những món ăn ngon tại Hội An không quá kiểu cách, tỉ mỉ, đòi hỏi nhiều công phu chế biến như các món ăn của Huế nhưng vẫn đủ sức để hấp dẫn thực khách.

Từ thời xưa, mỗi khi xuống phố đi chợ mua sắm, các cô, các chị ở vùng ven hay các huyện xa lấy hàng về bán vẫn thường được mẹ nhắc nhở khéo léo qua câu hát:

“Hội An trăm vật đều ngon
Từ từ lỗ miệng, để chồng con được nhờ.”

Bởi các mẹ sợ các cô, các chị bị những món quà trên phố vốn vừa ngon lại vừa dồi dào đa dạng lôi cuốn rồi lại tiêu pha phung phí, có thể hụt cả vào số vốn mang theo.

Phố Hội An có rất nhiều món ăn độc đáo và hấp dẫn là địa điểm ăn uống lý tưởng. Trong đó, nhiều món ít người biết đến như mạc nạm, giò heo hon, hoành thánh tôm, chào bột báng tôm cua, mít dồn tôm thịt và mì ghe.

Mạc nạm


Cách đây khoảng 50 năm, nói đến các món ăn sáng ở Hội An, nhiều người sẽ nhắc đến mạc nạm. Thoạt nhìn cũng giống như thịt bò kho của vùng Sài Gòn – Chợ Lớn nhưng mạc nạm Hội An không phải là bò kho, dù hai món cơ bản đều được nấu từ bạc nhạc của thịt bò. Điều khác nhau giữa mạc nạm và bò kho nằm ở cách thức chế biến, nấu nướng và nhất là gia vị nêm nếm của mỗi món.

Mạc nạm thường được nấu bằng phần bạc nhạc của thịt bò. Thịt mua ở chợ về cần được chọn ra thành từng thứ như gầu, nạm, gân, gắp để riêng biệt và thái từng loại thịt to nhỏ khác nhau. Sao cho đến khi chín miếng gầu, miếng bắp không bị nhão quá, miếng gân không được cứng quá. Thịt thái xong phải được ướp kĩ bằng một số vị thuốc bắc bí truyền của riêng từng người rồi mới đem nấu.

Khi mở nắp nồi ra, du khách tour Da Nang Hoi An Hue 5 ngay 4 dem đã ngửi được mùi thơm phức. Nước mạc nạm sền sệt, màu hổ phách lại sóng sánh như một loại nước sốt hảo hạng. Nếu được chế biến ngon, ta có thể ăn mạc nạm đến no mà không hề thấy ngán. Trước kia, người dân Hội An thường ăn kèm mạc nạm với bánh mì con cóc nóng giòn (loại bánh mì chỉ to hơn nắm tay người lớn một chút).

Giò heo hon


Giò heo hon cũng là một món ngon Hội An rất được ưa chuộng trong những năm 40, 50 của thế kỉ trước. Từ giò heo, người dân bản xứ có thể chế biến được rất nhiều món ngon như giò heo rút xương, giò heo quay, giò heo hầm, giò heo phá lấu, nấu khìa hay giả cầy… Trong đó, giò heo hon vẫn mang một hương vị hoàn toàn riêng biệt và rất độc đáo.

Giò heo nướng vàng, chặt thành từng miếng nhỏ, ướp riềng, hành, nước nghệ, muối, tiêu, đường, xì dầu, rượu, mộc nhĩ và hạt sen. Đem giò heo hầm trên lửa liu riu, đổ nước xâm xấp. Khi chuẩn bị nhấc ra, người đầu bếp sẽ cho thêm vừng rang đã xát sạch vỏ.

Nước giò heo hon sền sệt ăn cùng với xôi đậu xanh sẽ mang đến cho thực khách ấn tượng khó quên. Miếng giò heo hon màu vàng cam sậm, thịt không mềm quá, ăn lại ngọt và thơm một vị rất độc đáo.

Nhiều người cho rằng, rượu ướp giò heo là rượu ngâm cùng các vị thuốc bắc. Những người bán giò heo hon nổi tiếng vẫn luôn giữ cẩn mật công thức của mình.
Ngoài Hội An, giò heo hon cũng được chế biến ở Huế, nhưng hương vị, cách nêm nếm có khác đôi chút.

Cháo bột báng tôm cua

Ở Hội An, cháo bột báng tôm cua thường được những người bán rong gánh đi bán vào buổi xế chiều. Một đầu gánh là thùng cháo, bên dưới thùng có lò hâm nóng. Đầu kia là thùng gỗ đựng nhiều ngăn. Ngăn dưới rộng để chứa thùng nước rửa bát và một số ngăn nhỏ ở trên để bát, đĩa và các đồ gia vị như hành ngò cắt nhỏ, tiêu, ớt, nước mắm…

Cháo chủ yếu được nấu bằng gạo, bột báng và đậu ván, cho thêm tôm lột vỏ hay chả tôm, thịt nạc băm nhuyễn và thịt cua. Nếu gặp đúng đợt, người bán có thể cho thêm cả gạch cua trong cháo. Cháo múc ra bát, chỉ cần rắc chút tiêu và một nhúm hành ngò là đủ ngon lành, hấp dẫn.

Hoành thánh tôm


Ở Hà Nội, Hải Phòng cũng như ở các tỉnh thành lớn phía Nam đều có rất nhiều hàng bán hoành thánh chung với mì, tuy nhiên món hoành thánh tôm vẫn đủ sức trở thành một món ăn đặc sản Hội An.

Không chỉ riêng người dân Hội An mà người dân các huyện của xứ Quảng cũng như khách tour Đà Nẵng Hội An 4 ngày 3 đêm sành ăn ở các vùng khác, từng nếm qua hoành thánh tôm một lần thì đều nhớ mãi. Hoành thánh ở Hội An có hai dạng: nước và chiên. Phần lớn thực khách đều thích ăn hoành thánh chiên.

Nhân của hoành thánh chủ yếu là thịt tôm tươi trộn thêm một chút thịt heo xay nhuyễn, cùng với gia vị cho vừa ăn. Mỗi chiếc hoành thánh chỉ gồm lá bột bọc ngoài vuông vức, mỏng manh như tờ giấy vấn thuốc bọc lấy viên nhân rồi đem chiên vàng, dọn ra ăn nóng.

Chỉ chỉ ăn một lần, thực khách sẽ nhớ mãi về sau. Có người bảo lớp vỏ bột mì bọc ngoài hoành thánh không chỉ trộn cùng trứng mà còn pha thêm một loại chả cá nên thực khách ăn, nhai không bao giờ bị dính. Viên hoành thánh thơm ngọt, mới bỏ vào miệng mà như đã muốn vội vàng trôi xuống thực quản.

Mít dồn tôm thịt

Mít dồn tôm thịt là một món ăn ít bán trong các hàng quán mà thường chỉ được người Hội An chế biến cho những người thân trong gia đình.

Trái mít để gần chín, gai hơi nở (mít già) được hái xuống rồi xẻ ra, dùng dao nhỏ tách lấy hột cho thật khéo. Hột mít được luộc chín, lột lớp vỏ cứng, đem đi giã nát thành bột rồi trộn với tôm, thịt, hành, tỏi, tiêu, nước mắm sao cho vừa ăn rồi nghiền cho nhuyễn. Sau đó, người làm nhồi loại nhân này vào bụng mỗi múi mít. Tiếp theo, mít được xếp vào xửng rồi hấp chín.

Mít nhồi tôm thịt có thể ăn lúc nóng hoặc ăn nguội. Mỗi múi được cắt ra làm đôi. Khi ăn có đủ hương vị ngọt, thơm của múi, vị bùi của hột mít cộng với chất béo ngọt, đậm đà của tôm thịt và cay nhẹ của các thứ gia vị. Chất ngọt của mít thấu vào nhân. Chất béo, bùi của nhân len vào từng thớ của múi mít. Mít dồn tôm thịt dùng làm món ăn chơi hoặc món khai vị đều rất phù hợp.

Mì ghe, mì sứa

Mì ghe thực chất là món mì Quảng được bán trên ghe (thuyền). Mì ghe đã xuất hiện từ rất lâu và in dấu ấn đậm nét trong lòng người dân Hội An, nhất là với những người cao tuổi.

Vài chục năm trước món mì ghe khá phổ biến tại Hội An bởi lúc đó xe cộ chưa nhiều, việc đi lại từ nơi này đến nơi khác chưa thuận tiện như bây giờ. Dân buôn hay du khách muốn đi xa thì phương tiện thuận lợi nhất là dùng ghe. Khi ngồi trên ghe, nhiều người muốn được thưởng thức một món ăn vừa ngon vừa chắc dạ, lại phải hợp túi tiền. Món mì Quảng bán trên ghe ra đời đã nhanh chóng trở nên quen thuộc vì đáp ứng được tất cả những yêu cầu đó.

Mì ghe thường có nước nhân là tôm, cua, cá, vốn là những thứ có sẵn ở đồng quê, dễ dàng đánh bắt. Hương vị ngon ngọt của mì ghe là hoàn toàn tự nhiên, không thể lẫn lộn được.

Đặc biệt, khi thu hoạch, sứa được xử lý kĩ càng bằng phèn chua và nước vỏ cây dà một thời gian để thịt tiết ra bớt nước, săn lại và bớt tanh. Sau đó, sứa mới được xắt thành từng miếng nhỏ, trong suốt và giòn sần sật để cho thêm vào nhân của bát mì.

Trước kia, những người xuôi ngược trên các dòng sông đều biết tới hương vị đậm đà của những ghe mì nổi tiếng ở các bến đò Phú Thuận, bến Dầu, bến sông Thu Bồn… Trong những đêm trăng sáng, thực khách ngồi trên ghe, nghe sóng vỗ nhẹ vào mạn thuyền, vừa ngắm trăng sao vừa thưởng thức tô mì, một món ăn ngon tại Hội An nức tiếng gần xa.

Trên đây là những món ngon Hội An ít người biết đến. Hiện nay, những món ăn này không còn xuất hiện nhiều trên đường phố song nếu hỏi những người dân địa phương, bạn sẽ tìm thấy địa điểm ưng ý để thưởng thức những hương vị ngon tuyệt ấy.

Thứ Hai, 22 tháng 5, 2017

Những món ngon dân dã mà lạ miệng của Quảng Bình

Vùng đất đầy nắng và gió Quảng Bình không chỉ sở hữu bờ biển Nhật Lệ đẹp tuyệt, hay những hang động nổi danh thế giới, ẩm thực nơi này còn níu chân du khách du lịch Đồng Hới Quảng Bình bởi nhiều món ngon dân dã mà lạ miệng.

Bánh bột lọc


Đây là một trong những loại bánh nổi tiếng rất được ưa thích ở Quảng Bình. Món ăn dùng loại tôm nhỏ ở cửa sông làm nhân, tạo độ đậm ngọt vừa miệng. Vỏ bánh làm từ tinh bột sắn luộc lên rồi nhồi nhân. Cắn miếng bánh đầu tiên, người ăn cảm nhận sự dẻo dai ngay từ phần vỏ bánh, tiếp đến phần nhân tôm đậm đà có chút mộc nhĩ lật xật trong miệng. Đừng quên chấm bánh với món nước mắm ớt đỏ au hấp dẫn. Vị đậm của bánh hòa cùng ớt và nước mắm tạo nên hương vị khó quên. Quán mệ Xuân ở ngay trung tâm thành phố Đồng Hới là địa chỉ quen thuộc của người dân nơi này.

Ram rán giòn

Nếu người miền Bắc có nem rán, thì Quảng Bình lại có ram rán giòn. Điểm khác biệt của chúng chính ở lớp vỏ ngoài giòn rụm. Lớp vỏ của ram làm từ bột ngô hay bột gạo đỏ. Độ dày khá lớn lên khi cuốn bánh, người ta phải tấm qua nước. Khi rán, ram sẽ giòn tan và có màu cánh gián bắt mắt. Ngoài chấm với nước mắm ớt, người Quảng Bình thường ăn ram rán với cháo bánh canh để thay quẩy nóng như ngoài miền Bắc.

Lẩu cá khoai

Nếu như trước kia, cá khoai từng là món thực phẩm dành cho người ít tiền, thì nay nó đã trở thành đặc sản ưa thích của nhiều du khách Sun Spa Resort. Lẩu cá khoai là món phổ biến ở nhiều quán hàng tại thành phố Đồng Hới. Món ăn thường thưởng thức vào dịp đông lạnh mới đúng điệu.

Cách chế biến cá khoai cũng khác so với những loại cá khác. Sau khi làm sạch ruột, bỏ đầu, cá khoai được cắt khúc hoặc để cả con nếu là loại nhỏ, rồi ướp chút gia vị cho ngấm. Nồi nước lẩu mang vị cua cay với nước cốt me, khế chua, dưa cải, nấm. Khi nước sôi, thực khách nhúng cá tới chín rồi vướt ra thưởng thức khi còn nóng. Cá vừa chín tới, không nát, từng miếng như tan ngay khi cho vào miệng.

Khoai deo


Từ món dân dã như khoai lang, người Quảng Bình đã chế biến thành món đặc sản nổi tiếng chỉ có ở vùng đất này: khoai deo. Người ta sẽ chọn loại khoai lang đỏ trồng trên đất thịt, luộc chín tới rồi thái lát.

Tận dụng sẵn cái nắng chói chang đất Quảng, người ta mang những lát khoai lang ra phơi. Dưới trời nắng to, khoai được phơi khô từ 7-10 ngày, tới khi bề mặt se lại, từng lát có màu cánh gián, lúc ăn có vị dẻo và độ ngọt. Thưởng thức khoai deo phải từ tốn không nóng vội. Bạn hãy nhai chậm rãi để cảm nhận vị ngọt bùi từng lát khoai dẻo thơm. Có thể mua khoai deo ở các chợ truyền thống như chợ Đồng Hới, chợ Hoàn Lão, chợ Ba Đồn, chợ Quán Hàu…

Cháo canh

Người ta thường hình dung về cháo như một món ăn nấu từ gạo và có độ sệt. Nhưng cháo canh Quảng Bình lại giống với món phở hay mì hơn cả. Món ăn dùng sợi bánh canh được làm thủ công nên khá mềm và dai. Nước dùng được minh bằng xương và hải sản nên ngọt đậm tự nhiên. Tuy theo khẩu vị mỗi người, bạn có thể gọi loại cá lóc, tôm nõn, hay thịt nạc xào. Món cháo canh thường được ăn kèm rau cải xanh thái mỏng điểm vài lát ớt. Ngoài ra, người Quảng Bình có thói quen ăn cháo canh cùng ram rán giòn.

Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2017

Những món ăn mang hương vị đặc trưng của đất Cảng

Những món ăn mang hương vị đặc trưng của đất Cảng đã theo người dân đi khắp mọi miền của Tổ quốc. Về Hải Phòng, du khách tour Đồ Sơn 2 ngày 1 đêm đừng quên thưởng thức những món ăn trứ danh như bánh đa cua, bún tôm hay nem vuông cua bể đặc sắc.

Bánh đa cua


Theo chân người dân xứ Cảng đi khắp mọi miền đất nước, bánh đa cua là món ăn rất nổi tiếng. Bát bánh đa cua là sự tổng hòa, kết hợp của rất nhiều màu sắc, khiến khi ăn bạn sẽ cảm thấy rất bắt mắt. Từ màu nâu đỏ của bánh đa, nâu của gạch cua, đỏ tươi của sắc cà chua, hay màu xanh mướt mát của các loại rau muống, thêm màu vàng của chả cá, hành phi hay màu xanh của chả lá lốt.

Người Hải Phòng ăn bánh đa cua vào tất cả các bữa, ăm không bị ngán và đây là niềm tự hào của người dân đất Cảng.

Bún tôm

Món bún tôm có vị ngọt từ nước dùng tôm và xương hầm, vị đậm đà của tôm không chỉ ngon mà còn rất bắt mắt với sắc đỏ cà chua, sắc xanh của rau gia vị và đỏ của tôm. Cách làm bún tôm cũng rất đơn giản, có nguyên liệu chủ đạo là bún và hải sản.

Người ta thường chọn những loại bún sợi to, tôm là tôm sú hoặc tôm giảo tươi, tùy khẩu vị mà có thể thêm sườn non, chân giò. Bún tôm ăn kèm với Rau ăn kèm thường là rau cần, rau cải xanh, mộc nhĩ, nấm hương, thì là, hành lá.

Bánh mì que

Bánh mì que còn được gọi là bánh mì cay, chỉ nhỉnh hơn đốt ngón tay, dài chừng hơn một gang tay nổi tiếng với vị giòn ngon độc đáo. Bánh mì que đúng kiểu thường ăn với pa tê gan và rau thơm thái nhỏ, không thể thiếu tương ớt, thứ làm nên vị cay đặc trưng của bánh mì Hải Phòng.

Cơm cháy hải sản


Người Hải Phòng cũng có cơm cháy, lại mang hương vị biển độc đáo, ấy là cơm cháy hải sản. Cơm cháy ngon phụ thuộc vào nước sốt ngon. Ngoài cơm cháy giòn, nước sốt được chế biến từ các nguyên liệu hải sản từ biển quê hương như tôm, cua, mực, tu hài..., với hương vị rất hấp dẫn và khác lạ.

Vì vậy mà món cơm cháy Hải Phòng mang hương vị rất riêng, khác biệt hoàn toàn với cơm cháy vùng đặc sản dê núi Ninh Bình. Đến vùng đất này,bạn đừng quên thưởng thức món cơm cháy ngon nức danh.

Nem cua bể

Những chiếc nem cua bể vuông vức, giòn rụm, nóng hổi, ăn vào thật đã miệng, hấp dẫn thực khách tour đi Cát Bà 3 ngày 2 đêm. Nguyên liệu để dùng làm nem gồm thịt, hành, cà rốt, miến, mộc nhĩ... nhưng không thể thiếu được cua bể, cũng là một trong những đặc sản của vùng biển quê hương.

Chiếc bánh đa nem được làm theo phương pháp truyền thống của người Hải Phòng bọc nhân nem rồi gói lại vuông vức mắt. Nem có thể chấm với nước chấm hoặc ăn kèm bún và rau sống, ăn dậy vị cua.

Sủi dìn


Sủi dìn hay còn gọi là bánh trôi tàu, nhưng viên nhỏ hơn, là món ăn có nguồn gốc từ cộng đồng người Hoa sống tại Hải Phòng. Món ăn này rất được ưa chuộng mỗi buổi chiều về.

Để làm sủi dìn, nguyên liệu chính là bột nếp, vừng đen, dừa nạo, gừng tươi, đường cùng hương liệu đặc biệt. Cũng tương tự bánh trôi tàu, vị nước gừng ấm nóng của món sủi dìn thích hợp ăn khi thời tiết se se lạnh.

Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2017

Thấm thía cái tình của lẩu mắm Bạc Liêu

Người miền Tây thường nói với nhau: Ăn mắm thấm về lâu. Thấm là thấm cái vị mặn mòi của sông nước Đồng Bằng Sông Cửu Long, thấm là thấm cái tình của người miệt vườn, đồng ruộng chất chứa trong đó nữa.

Thì du khách tour du lịch miền Tây giá rẻ cứ đi đâu đó “lạc” vô bất kì nhà nào ở miền Tây này hỏi họ có biết món mắm đồng không hẳn rằng sẽ nghe chung một câu trả lời là “có”. Người miệt đồng bằng, cá tôm nhiều, để lâu không được mà mầm khô hoài cũng… ngán nên món mắm ra đời là vậy. 

Có lẽ vì mắm được chắt lọc từ hương đồng sông nước mênh mang và bàn tay khéo léo của nông dân Đồng bằng Sông Cửu Long nên mắm ở đây có hương vị rất riêng, chân chất, mộc mạc mà sâu lắng. Mắm Bạc Liêu rất đặc biệt, đó là món ăn mang dấu giao thoa ba nền văn minh mắm: Chăm - Khemer - Việt rất rõ nét.


Anh bạn Nguyễn Đức Hạnh - Giám đốc phòng Văn Hóa huyện Vĩnh Lợi nói với chúng tôi: Đến Bạc Liêu không ăn mắm thì thôi, nếu ăn mắm thì đến quán lẩu mắm chùa cô Bẩy. Khi chúng tôi thắc mắc về tên gọi quán thì anh giải thích: Gọi là quán lẩu mắm chùa cô Bẩy vì quán mắm nằm gần chùa cô Bẩy chứ tên thiệt của quán là Hồng Gấm, quán này chỉ bán một món duy nhất là lẩu mắm. Quán đã bán đến hơn 30 năm, trải qua 3 thế hệ bán lẩu mắm ở xứ Bạc này.

Chủ quán Hồng Gấm kể ba thế hệ nấu lẩu mắm nhà bà đời này truyền đời khác chỉ bán chính con mắm mình làm, tùy mùa mà có mắm cá sặc, cá rô, cá linh… Nhưng nhất định không lấy mắm ở ngoài mà chế biến. Mỗi nơi đều có những bí quyết riêng để làm nên hương vị riêng của mắm nhưng đều phải qua khâu chế biến chính: cá làm mắm làm sạch ruột, ủ muối khoảng trên dưới 30 ngày sau đó lấy cá đã muối ra rữa lại, loại bỏ mỡ, tạp chất, phơi ráo rồi trộn với thính (gạo rang xay mịn) rồi xếp vào khạp, lèn thiệt chặt, nấu nước muối với phân lượng 1 lít nước + 20g muối hột để nguội rồi đổ vào khạp cá. Khạp được phơi nắng. Để chừng 45 ngày là có thể vào đường. Dùng dao băm nhỏ đường tán, cho nước vào với phân lượng 2 đường + 1 nước, vừa đủ nấu nhỏ lửa cho tan đường thành dạng mật cứ trên một lớp cá rưới một lớp mỏng mật đường rồi lại cài dằn cho chặt cá. Để thêm ít ngày nữa là mắm có thể dừng được.

Món mắm hồi xưa chỉ quẩn quanh vài ba món kho ăn kèm rau đồng trong bếp người nông dân. Rồi mắm theo chân người mà đi khắp nơi, được sáng tạo thành muôn món mà lẩu mắm là món khoái khẩu của cả người dân nghèo lẫn giới sành ăn.

Lẩu mắm được nấu bằng nước cốt mắm sặc hoặc rô cùng nước dừa tươi, có thêm xả và tỏi phi để dậy mùi, các thức trong lẩu mắm phong phú từ thịt heo ba rọi, cá ba sa, cá ngát, cá bông lau, cá kèo, tôm bạc, mực, tàu hũ chiên hoặc tươi… Dù cả chục món thịt, cá, tôm, mực trong nồi lẩu nhưng nếu chỉ có vậy thì không ra cái… lẩu mắm. 


Lẩu mắm thì phải ăn với rau đồng. Nào càng cua, rau dừa, cải xanh, hẹ, rau đắng, rau mác, mướp, rau muống, bồn bồn, cù nèo, rau ngổ, tần ô, ngò, cần nước, rau muống chẻ, giá, bắp chuối, bông súng, rau riệu, lá tai tượng… Rau thôi chưa đủ, còn có cả bông: bông bí, so đũa, hẹ, lục bình, điên điển… Rồi có cả quả: cà phổi, đậu rồng, khổ qua… Cả lá, hoa, quả được xếp lại chỉ nhìn thôi đã thấy hơi thở nồng nàn của cánh đồng đang mùa vụ chín, màu xanh của rau, đỏ của bông so đũa Thái, vàng của bông bí. Rồi hương thơm lẩu mắm kế bên bốc lên, nhất là trong một ngày mưa dầm thì chẳng du khách du lịch miền Tây sông nước có đủ dũng cảm từ chối món ăn hấp dẫn này được.

Rồi khi ngồi xuống, tay bứt rau thả vô nồi lẫu, rau chín tới, ăn kèm với cá, thịt, tôm, mực... nhai thiệt chậm để cảm nhận những vị đắng của khổ qua, rau đắng hòa với vị ngọt của bông bí, điên điển, lẫn với cái giòn tan của rau muống, bông súng thêm vị bùi béo của thịt ba rọi, vị ngọt của các loại cá tôm... thêm vị cay của trái ớt hiểm… thì ngon không gì diễn tả được… 

Lẩu mắm - bản giao hưởng ẩm thực, là sự kết hợp hoàn hảo của hương và sắc. Ngày trước món mắm chỉ là món ăn trong xó bếp của người miệt đồng, giờ đây mắm đã vào các nhà hàng, khách sạn sang trọng. Người lần đầu ăn thì sẽ muốn quay lại xứ Bạc lần nữa để “thăm” lại lẩu mắm chùa cô Bẩy, người xứ Bạc xa quê hương thì lại nhớ quay quắt cái món mắm nhà quê mà đậm tình, đậm nghĩa.

Thứ Hai, 15 tháng 5, 2017

Hương vị đậm đà của bánh lá dừa miền Tây

Chiếc bánh với vị thơm của nếp dẻo, ngọt bùi của nhân dừa, đậu xanh và thoang thoảng hương thơm của lá dừa trở thành món quà dân dã cho du khách khi đến du lịch miền Tây Nam Bộ.

Bánh lá dừa được bày bán nhiều ở các chợ vùng sông nước Cửu Long. Nguyên liệu để làm bánh dừa không quá cầu kỳ, gồm gạo nếp, chuối, đậu xanh và cơm dừa nạo để làm nhân. 

Để làm bánh dừa ngon, người ta phải cẩn thận ngay từ khâu chọn gạo. Loại được chọn là nếp dẻo, hạt mẩy, căng tròn, đem vo sạch, ngâm qua đêm cho ngấm nước. Đậu xanh cũng được ngâm cho tróc vỏ, đãi sạch.

Những quả dừa khô, không quá già được nạo lấy cơm, vắt thành thứ nước cốt đặc sánh, dậy mùi thơm, ngậy rồi trộn cùng gạo nếp, đảo sơ qua cho thấm. Nhiều người còn thêm chút đậu đen hoặc đậu xanh trộn cùng với nếp để tăng thêm độ thơm của bánh.


Tùy vào sở thích của du khách tour du lịch miền tây giá rẻ mà có nhiều loại nhân khác nhau như dừa hay chuối. Thường người ta dùng cơm dừa băm nhuyễn rồi trộn cùng đậu xanh, đem nấu nhừ, thêm hành lá, một chút muối cho đậm vị rồi vo thành từng nắm để làm nhân. Đơn giản hơn, người ta dùng chuối cắt làm hai phần, ướp thêm chút đường làm nhân bánh cũng rất ngon.

Những chiếc lá dùng để gói bánh là loại còn hơi non, có màu vàng nhạt. Lá mềm, non thì bánh dừa mới thơm và màu đẹp. Khi gói, người ta chồng lá dừa thành các lớp, cho gạo nếp rồi nhân và gói lại.

Khi gói, không được chặt tay quá vì bánh sẽ không chín đều. Còn nếu lỏng tay, bánh sẽ bị ngấm nhiều nước, nhão, ăn không ngon.


Người ta thường cho thêm một lớp lá dừa phía dưới nồi khi luộc để bánh không bị cháy, lại thoang thoảng mùi thơm của lá dừa tươi thấm vào trong nếp.

Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị đậm đà, béo của dừa, vị thơm của nếp dẻo, bùi của đậu kết hợp với từng loại nhân tạo thành món ăn không thể quên.

Gỏi ốc giác -Món ngon nổi tiếng của biển Phan Thiết

Một đĩa gỏi gồm đu đủ, rau răm, thịt luộc, ốc giác, thêm nước mắm giấm đường và trộn đều, thưởng thức cùng bánh tráng nướng. 

Ốc giác là loại hải sản quen thuộc của người dân miền biển Phan Thiết, thường chế biến thành nhiều món khác nhau phục vụ thực khách tour du lịch Mũi Né. Ngoài các cách đơn giản như luộc, hấp, nướng, xào với mì..., ốc giác còn nổi tiếng với món gỏi.


Mỗi con ốc giác thường có trọng lượng rất lớn, đôi lúc nặng tới 2 kg và có khả năng sống hàng tuần trong nước mặn sau khi đánh bắt. Tuy nhiên, loại làm món gỏi phải mới đánh bắt lên bờ, thịt còn tươi, tiết chất nhờn để bảo đảm độ ngọt.

Thịt ốc giác có hai phần, cùi và ruột đều ăn được. Phần cùi có màu trắng trong, cứng nhưng ăn giòn sần sật. Còn ruột màu nâu nhạt, vị béo, bùi.

Có hai cách để lấy thịt ốc, phổ biến nhất là luộc cả con, sau đó dùng đũa xăm vào. Khi chín, phần thịt bên trong rất dễ kéo ra. Cách thứ hai là ốc còn sống, gỡ thịt ra khỏi vỏ, sau đó mới đem luộc.

Thịt ốc giác luộc chín được sắt thành sợi nhỏ, trộn cùng thịt ba chỉ, đu đủ thái mỏng, rau răm, lạc và hành phi... Ngoài ra, đầu bếp cũng có thể chế biến thành gỏi ốc giác hoa chuối hay xoài xanh với vị khác lạ.


Để làm gỏi ốc giác ngon, phần quan trọng nhất là gia giảm đường, giấm sao cho đậm vị, không ngọt gắt cũng không chua quá. Hành rắc lên trên phải là loại tía, phi thơm, vàng óng.

Nước mắm pha chế chấm gỏi rất công phu, có đủ vị ngọt, chua, thanh và ăn kèm bánh đa (bánh tráng nướng). Món này có mặt trong nhiều quán, nhà hàng ở Phan Thiết, phổ biến nhất là gần ga mỗi buổi chiều, tối rất hấp dẫn du lịch Phan Thiết Mũi Né 4 ngày 3 đêm

Những món đặc sản đậm đà hương vị biển Phú Quốc

Bún cá, bún kèn và các loại hải sản tươi sống là những món đặc sản đậm đà hương vị biển ở đảo ngọc Phú Quốc làm say lòng du khách.

Được mệnh danh là đảo ngọc phương Nam, Phú Quốc nổi tiếng với những bãi biển trong xanh, sóng vỗ rì rào và bờ cát trắng trải dài. Nơi đây phù hợp cho kỳ nghỉ lễ dài ngày bên gia đình và bạn bè. Những món ăn ngon của biển cũng sẽ giúp chuyến đi của du khách du lịch Phú Quốc 4 ngày 3 đêm thêm phần thú vị.

Bún cá


Bún cá là đặc sản dân dã có nhiều ở An Giang và Kiên Giang nhưng ở Phú Quốc lại có hương vị riêng. Loại cá được dùng làm nguyên liệu là cá lóc, thịt lành và dễ tiêu. Thịt cá lóc được cắt thành những khoanh trắng nõn - cũng là thành phần chính của tô bún. Ngoài ra một bát còn có cả thịt tôm rim, chả lụa ăn kèm với các loại rau thơm. Khi ăn, thịt cá lóc tươi ngon chấm nước mắm Phú Quốc đậm đà mang đến hương vị nồng nàn xứ biển. Đây là món ăn điểm tâm phổ biến, có thể tìm thấy ở các quán ăn trong chợ Dương Đông vào buổi sáng.

Giá một tô bún đầy đủ khoảng từ 25.000 đến 35.000 đồng tùy quán. Ngoài ra bạn cũng có thể gọi thêm đầu cá lóc hoặc một tô nước dùng và thịt cá để ăn thêm.

Bún kèn

Đây là món ăn nên thử khi đến đảo ngọc phương Nam để cảm nhận hết nét đặc trưng của biển cả. Cách làm ra một tô bún kèn cầu kỳ từ khâu chọn nguyên liệu, làm nước kèn đến việc nêm gia vị. Cá ngân giã nhuyễn xào với ớt, tỏi, xả, nước kèn được nấu từ hỗn hợp cốt dừa và nước cá luộc nên rất thơm hương. Tô bún bắt mắt về màu sắc và hương vị, ăn kèm với đu đủ thái sợi, dưa leo, giá non, rau thơm và bánh mì tùy khẩu vị. Du khách du lịch Phú Quốc 3 ngày 2 đêm có thể tìm đến quán Bún kèn Phú Quốc trên đường 30/4 để thưởng thức món đặc sản nức tiếng này.

Hải sản


Đến Phú Quốc sẽ thật thiếu sót nếu bỏ qua các món hải sản tươi sống. Những đặc sản từ biển cả tươi rói luôn hấp dẫn bất cứ thực khách khó tính nào. Hải sản ở chợ đêm Dương Đông gần Dinh Cậu rất đa dạng, được chế biến theo yêu cầu và khẩu vị của du khách.

Có thể tìm thấy ở đây từ cua ghẹ, tôm mực, sò ốc tới tôm hùm, cầu gai, cá trích… Các loại này sẽ được chế biến thành món nướng, làm gỏi, ăn sống, chiên giòn hay xào lăn. Một trong những món đặc sản nổi tiếng bạn nên thử là gỏi cá trích và còi biên mai.

Những món ăn đậm đà hương vị biển Nha Trang

Bánh canh chả cá nhồng, ốc biển hay bánh xèo tôm mực là những đặc sản nên thử khi du lịch tới Nha Trang dịp nghỉ hè này.

Tọa lạc tại một trong những vịnh đẹp nhất cả nước, Nha Trang không chỉ có khung cảnh thiên nhiêu hữu tình mà còn nhiều món ăn dân dã, đậm đà hương vị biển.

Bánh canh chả cá nhồng


Tuy cái tên khá lạ tai với một số du khách tour du lịch Nha Trang Đà Lạt nhưng đây là món bình dân, phổ biến của người Nha Trang. Ở vùng biển này, cá nhồng thường có kích thước nhỏ, con trưởng thành chỉ bằng cổ tay người lớn. Cá tươi sau khi làm sạch được giã nát cho nhuyễn, ướp với tiêu, đầu hành, muối, đường, bột mì. Thịt cá sau đó được chia thành từng miếng tròn khoảng bằng bàn tay rồi đem chiên vàng hoặc hấp chín.

Một bát bánh canh chả cá nhồng có giá 20.000 - 25.000 đồng tùy quán. Bạn có thể tìm ăn trên đường Phan Chu Trinh, Phan Đình Phùng, Huỳnh Thúc Kháng, Lý Thánh Tôn...

Ốc biển

Ở Nha Trang có hàng chục loại ốc tươi sống trong mỗi cửa hàng bày ra cho khách lựa chọn theo ý thích như ốc tai tượng, ốc khế, ốc bàn tay, ốc dừa, ốc gai, ốc đụn, ốc thiên nga, ốc hương… Mỗi loại có hương vị riêng, thích hợp để nhâm nhi buổi chiều hoặc tối, sau cả ngày dạo chơi trên biển.

Không khó để tìm một quán ốc ngon ở các quán hàng trên phố Trịnh Phong, Tháp Bà, Cù Lao Trung, Ngô Đức Kế… Một đĩa gỏi ốc, xào, luộc, hoặc nướng cho hai người ăn có giá khoảng 40.000 - 50.000 đồng.

Bánh xèo tôm mực


Người Nha Trang chuộng ăn bánh xèo nhân hải sản thay vì nhân thịt như ở các nơi khác. Cũng bởi nguồn hải sản phong phú nên mỗi chiếc bánh làm ra đều tươi ngon và đậm đà vị biển. Tuy là món ăn chơi nhưng bánh xèo với nhân là những con mực sữa tươi, tôm, hành và giá đỗ, lại trở thành thứ điểm tâm nhẹ bụng, nhiều dinh dưỡng, được du khách tour Nha Trang 4 ngày 3 đêm ưa thích.

Bánh xèo tôm mực bán ở rất nhiều nơi trong thành phố. Bạn có thể tìm ăn ở các quán vỉa hè dọc đường Tháp Bà, Phan Bội Châu, Hồng Bàng hoặc ngã ba Lê Thành Phương - Trần Quý Cáp.