Thứ Hai, 24 tháng 12, 2018

Giá trị độc đáo đa dạng của chùa Tam Thanh

Nằm trong lòng thành phố Lạng Sơn, Động Tam Thanh thuộc quần thể di tích danh thắng Nhị-Tam Thanh – Núi Tô Thị – Thành Nhà Mạc, cách ngã 6 Pò Soài khoảng 600m, đi theo đường Tam Thanh.

Đây là một di tích lịch sử, văn hoá và danh thắng nổi tiếng của xứ Lạng. Trong động có chùa gọi là chùa Tam Thanh (hay còn gọi là chùa Thanh Thiền).


Chùa Tam Thanh xưa kia là nơi thờ tự của Đạo Giáo, thờ Tam Thanh (Ngọc Thanh, Thượng Thanh, Thái Thanh) nên có tên gọi là chùa Tam Thanh. Sau này do ảnh hưởng của nhiều yếu tố, Đạo Giáo mờ nhạt trong tâm thức dân chúng địa phương, người ta đưa các yếu tố thờ tự của Phật giáo, thờ Thánh vào trong di tích.

Hiện nay, nơi đây trở thành nơi thờ tự của nhiều loại hình tín ngưỡng-tôn giáo với các cung thờ như: Cung Tam Bảo, cung Thánh Mẫu, cung Sơn Trang… với một hệ thống tượng thờ khá phong phú. Giá trị nhất về mặt niên đại và mỹ thuật là bức phù điêu Adiđà có niên đại vào thế kỷ XVII được tạc vào vách đá theo thế đứng trong hình lá bồ đề, nằm phía trên cung Tam Bảo.

Qua các tài liệu thư tịch cổ, các nhà nghiên cứu cho rằng chùa Tam Thanh có từ thời Lê. Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, hiện nay trong chùa Tam Thanh vẫn lưu giữ được hệ thống văn bia khá phong phú, có giá trị về mặt sử liệu và văn học nghệ thuật do các văn nhân, thi sĩ qua các thời kỳ lịch sử lưu lại. Tấm bia có niên đại cổ nhất ở Chùa hiện nay là bia “Trùng tu Thanh Thiền động”, được chế tác vào năm Vĩnh Trị thứ 2 (1677) do Binh sứ Bắc quân đô phủ, Đô đốc Thiêm sự, Vũ quận công Vi Đức Thắng tạo dựng. Đặc biệt, tại đây còn lưu giữ tấm bia bằng chữ Nôm duy nhất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn do Tuần phủ Thái Bình là Đào Trọng Vận viết năm 1924.


Đi sâu vào trong Động có hồ Âm Ty, nước trong mát, không bao giờ vơi cạn, nước chảy suốt ngày đêm. Trên các trần hang có nhiều nhũ đá thiên tạo từ ngàn xưa với những hình thù sinh động kỳ bí như: cây Ngô Đồng, Tiên Ông, Sư Tử, Voi… Du khách tour du xuân 2019 đi tiếp vào bên trong đến một sân khấu nhỏ, có hai cửa thông thiên rọi ánh sáng vào động làm cho những nhũ đá đẹp lung linh lạ thường. Từ Động Tam Thanh, có đường dẫn lên Lầu Vọng Thị để du khách có thể ngắm nhìn tượng đá nàng Tô Thị bồng con chờ chồng, sau đó tham quan ngôi nhà sàn truyền thống của dân tộc Tày ở Lạng Sơn.

Bên cạnh giá trị đặc sắc về tín ngưỡng-tôn giáo, văn học nghệ thuật, nguồn sử liệu… đến với di tích Động Tam Thanh – Chùa Tam Thanh, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên và hòa mình vào không khí lễ hội Chùa Tam Thanh được tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng hàng năm với nhiều nghi lễ, tập tục truyền thống đặc sắc của nhân dân xứ Lạng./.

Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2018

Những trải nghiệm thú vị của chợ nổi Cái Răng

Chợ Nổi Cái Răng từ lâu đã là điểm đến du lịch nổi tiếng của Cần Thơ. Đây là một khu chợ độc đáo có một không hai trên thế giới và cũng là niềm tự hào của người dân Miền Tây – Việt Nam. Bạn có muốn một lần ngồi trên những chiếc thuyền lênh đênh trên mặt nước và lựa chọn mua những món đồ mình yêu thích chưa? Dừng chân ghé lại đây để cùng có những trải nghiệm thú vị nào!

Chợ nổi miền sông nước


Bạn đã từng gặp những cảnh đông đúc, chen lấn, ùn tắc tại những ngôi chợ trên cạn? Thật là bức bối đúng không nào. Nhưng Chợ nổi Cái Răng cũng đông đúc, tập trung rất nhiều thuyền, ghe xuôi ngược lênh đênh nhưng không khí nơi đây vô cùng nhộn nhịp. Những món hàng du khách du lịch miền Tây sông nước cần mua không bao giờ đứng yên một vị trí để bạn lựa chọn. Cũng như bạn phải liên tục di chuyển trên mặt nước thì mới kịp lựa chọn những món đồ yêu thích. Chợ Nổi Cái Răng thuộc quận Cái Răng, Thành Phố Cần Thơ, cách bến Ninh Kiều 30 phút bằng ca nô. Nét độc đáo của chợ nổi là mạng lưới kênh rạch chằng chịt, mặt nước là đường phố, thuyền, ghe là những kiot chợ.

Họp chợ

Khi những tiếng sóng vỗ liên hồi và đập mạnh vào mạng thuyền, ghe thì lúc đó chợ đông đúc nhất. Muốn đến được chợ nổi Cái Răng chúng ta phải dậy từ khá sớm vì chợ bắt đầu họp từ 5 giờ sáng và khoảng 8-9 giờ thì đã vãn chợ, ở chợ bày bán đủ mặt hàng không khác gì những ngôi chợ trên cạn hết. Điều đặc biệt thu hút khách du lịch ngoài sự độc đáo đi chợ bằng thuyền thì không khí nơi đây vô cùng náo nhiệt hòa vào tiếng nói cười vui vẻ của cả người mua và người bán.

Hòa mình vào nhịp sống chợ nổi


Nếu có cơ hội đi chợ Nổi Cái Răng sáng sớm, hãy tận dụng khoảnh khắc lênh đênh trên nước và ngắm nhìn khoảnh khắc ló dạng của mặt trời. Những tia nắng đỏ rực chiếu lên mặt nước vô cùng lung linh, huyền ảo. Đó cũng là một sức hút thúc đẩy du khách dậy sớm đi chợ đấy. Vào thời điểm tinh mơ này, bạn sẽ cảm nhận rõ hơn hết nhịp sống và văn hóa của người dân gắn bó với sông nước ở Cần Thơ.

Và hãy khiến buổi sáng của bạn trọn vẹn khi chọn cho mình một lý café thơm lừng và một cách thưởng thức khác lạ là ngồi ngắm sông nước nhâm nhi tách café ấm nóng đậm đà chợ Nổi Cái Răng. Đó là một buổi sáng khó quên trong cuộc đời của du khách tour du lịch miền Tây giá rẻ đấy!

Một trong những điểm cuốn hút của khách du lịch là việc vừa thăm chợ nổi vừa được thưởng thức các sản vật vùng sông nước ngay trên chính các ghe hàng. Bạn biết không người dân nơi đây tình cảm nồng ấm, trìu mến khiến cho ai đến cũng mến cũng yêu, đến một lần và muốn quay lại nữa.

Sầm uất cảnh mua bán


Tại chợ Nổi Cái Răng, trên những chiếc ghe, thuyền luôn đầy ắp những hàng hóa. Rất nhiều loại trái cây đặc sản miền Tây cho bạn lựa chọn, những đặc sản chỉ có ở chợ Nổi mới có. Ngoài ra bạn còn được thưởng thức những món ăn vô cùng hấp dẫn để bạn lựa chọn thưởng thức ngay trên chiếc ghe của mình. Mọi âm thanh của phiên chợ ngày một lúc lớn hơn khi sự náo nhiệt của rất nhiều ghe thuyền đổ xô hòa vào tiếng khua mái chèo, những điệu hát, những lời mua bán. Tất cả tạo nên một sự xô bồ và sầm uất không kém gì những khu chợ trên cạn.

Lại cũng có những ghe bầu chở các mặt hàng khác cung cấp cho bà con miệt vườn như: xăng dầu, muối, thuốc tây, bánh kẹo, vật dụng hàng ngày.

Say đắm với cuộc sống và con người miền sông nước

Chợ nổi Cái Răng luôn luôn giữ một nhịp sống hối hả rất riêng, rất độc đáo của mình. Những nét đẹp văn hóa dân dã, mộc mạc nhất luôn được người dân mang theo trên những chiếc ghe của mình. Có một điều đáng chú ý là dù cuộc sống có thế nào thì nụ cười luôn nở trên môi họ và luôn đầy ắp những câu hò trên sông. Những đôi vai gầy sương gió, những bàn tay gầy guộc ngày ngày vẫn lướt nhẹ mái chèo mang đến những món quà Miền Tây, mang đến cho biết bao du khách những đặc sản bình dị của mình.

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2018

Hương vị đậm đà khó quên của muom-muom-rang-muong-lo

Muồm muỗm rang Mường Lò là một trong những đặc sản nổi tiếng của Yên Bái và nếu có một lần đặt chân đến vùng đất này, đừng quên nếm thử.

Nhắc đến vùng đất Yên Bái, không ít người nghĩ ngay đến những địa danh nổi tiếng như Mù Cang Chải rồi hồ Thác Bà. Tuy nhiên, Yên Bái cũng rất nổi tiếng với nhiều món ngon trở thành đặc sản hấp dẫn du khách du lịch Yên Bái xa gần. Và một trong những đặc sản đó chính là món Muồm muỗm rang Mường Lò.


Muỗm muỗm rang Mường Lò được chế biến từ những con muồm muỗm. Muồm muỗm thoạt nhìn trông rất giống với con cào cào tuy nhiên nếu để ý kỹ hơn một chút sẽ thấy, muồm muỗm thân mình thon và phần cánh cũng nhỏ gọn hơn. Theo người dân ở nơi đây thì muồm muỗm thường ăn các loại như trứng sâu, muỗi…ở trong các ruộng lúa cho nên cũng được xem là một loại “thiên địch”. Và vào mùa gặt cũng chính là mùa của muồm muỗm.

Nếu bạn lần đầu đến với Yên Bái mà lại trúng vào gặt thì chắc hẳn sẽ rất ngạc nhiên với cảnh tượng bắt muồm muỗm của bà con nơi đây. Ở trên con đường trải dài, dưới màu vàng của những ngọn đèn cao áp là những đoàn người rườm rượp đang bắt muồm muỗm.

Từ người già cho đến những người trẻ, từ trẻ con cho đến người lớn, từ nam cho đến nữ đều chia thành từng nhóm nhỏ, cầm dụng cụ trên tay cứ thế đi bộ và bắt những con muồm muỗm đang bay lượn ở gần đó.

Vào mùa gặt muồm muỗm xuất hiện rất nhiều, và chúng bay thành thành từng đàn, từng đàn rào rào dưới những ánh đèn cao cáp, đèn của xe cộ qua lại. Và con nào con nấy trông cũng rất to, bằng với ngón tay áp út. Một khi chúng bay mỏi, chúng sẽ đậu lên cả những bước tường, trên những cành cây hoặc có khi là sàn xuống ở giữa mặt đường. Và đây chính là cơ hội cho những người đang đi để bắt chúng.

vnf03-5418-01.jpg (600×400)

Dụng cụ để bắt muồm muồm chỉ là dụng cụ đơn giản như chai nhựa cầm trong tay, những chiếc gậy dài và một chiếc đèn pin…Cầm những dụng cụ ở trên tay, đi đi lại lại rồi vồ vồ và chụp chụp…ấy thế mà cũng có rất nhiều người bắt được khá nhiều những chú muồm muỗm.

Việc bắt muồm muỗm trông thì đơn giản nhưng để bắt được nhiều thì lại là một thách thức đối với những người đang đi bắt chúng. Bởi với những chú muồm muỗm đang bay ở tầm thấp hoặc là đậu trên tường, dưới đường ra thì với những chú muồm muỗm ở trên cao lại phải cần đến những dụng cụ tự chế đặc biệt. Đó chính là một chiếc sào dài và một phần của sào sẽ được gắn vào đó một cái phễu, phễu này được làm bằng chai nhựa và đã được cắt bỏ đi phần đáy.

Và khi đã bắt được muồm muỗm rồi thì cũng cần phải biết cách để đưa muồm muỗm ra khỏi phễu, nếu không sẽ bị nó cắm. Đơn giản đó là cầm vào phần gáy của muồm muỗm, làm như thế thì nó không thể quay đầu và cắm vào tay được nữa.

Đặc biệt trời càng về khuya thì muồm muỗm bay càng nhiều, tuy nhiên lúc này người đi bắt cũng thưa dần vì họ đã bắt đủ để làm món muồm muỗm rang Mường Lò đủ dùng cho gia đình mình.

Muồm muỗm rang Mường Lò là một đặc sản của vùng đất Yên Bái và bất kì du khách đền Đông Cuông Yên Bái dù thưởng thức một lần thôi cũng không bao giờ có thể quên đi được cái hương vị đậm đà mà nó mang lại.


Tuy nhiên, để có được muồm muỗm rang Mường Lò thưởng thức cần phải trải qua khâu chế biến. Cần phải bỏ đầu, bỏ cánh, bỏ chân và rút ruột của muồm muỗm. Rất nhiều người nhận xét, muồm muỗm sau khi chế biến trông chẳng khác gì kén của tằm dâu. Sau đó sẽ đem muồm muỗm đi rửa sạch và cho vào trong trong chảo.

Đầu tiên sẽ cho muồm muỗm vào om cùng với nước măng chua hoặc là giấm gạo ở trên ngọn lửa nhỏ. Cứ đun như thế cho đến khi cạn nước, rồi cho mỡ hoặc là dầu ăn vào rồi đảo cho thật đều ở trên ngọn lửa lớn. Rang như thế cho đến khi nào nghe được tiếng nổ lách tách thì có nghĩa là muồm muỗm đã chín. Lúc này cho gia vị và một chút ớt tươi và đảo thật nhanh tay. Sau đó cho thêm lá chanh vào đảo thêm một lúc rồi bắc chảo ra. Muồm muỗm sau khi được rang chín có màu vàng sậm và đặc biệt là rất thơm.

Muồm muỗm rang Mường Lò là một món ăn dân dã, quen thuộc trong bữa cơm của người dân nơi đây và nó cũng trở thành một món đặc sản nổi tiếng mà khi đặt chân đến vùng đất này, du khách đừng quên nếm thử.

Vị trí linh thiêng của đền ông Hoàng Bảy trong lòng người dân

Đền Bảo Hà (xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, Lào Cai) nằm trong "Quần thể di tích Thần vệ quốc Hoàng Bảy" (cùng Đền Cô Tân An) từ lâu đã trở thành địa chỉ du lịch tâm linh của hàng vạn lượt du khách trong và ngoài tỉnh mỗi năm trong hành trình "Du lịch về cội nguồn", nhất là dịp đầu Xuân mới.

Đền Bảo Hà là khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia, được Nhà nước xếp hạng vào tháng 11/1997. Nằm cách thành phố Lào Cai khoảng 60 km về hướng Nam, từ ga Bảo Yên đi xuống khoảng 1 km, trong không gian hùng vĩ, thơ mộng bên dòng sông Hồng cuộn chảy, dưới chân núi Cấm, đền Bảo Hà sẽ dần hiện ra trước mắt du khách tour đền ông Hoàng Bảy trong phảng phất khói nhang huyền ảo. 


Những năm gần đây, đền là điểm đến thu hút du khách thập phương đông nhất của huyện Bảo Yên. Ông Phạm Văn Chiến - Trưởng ban quản lý đền cho biết: từ sau ngày mồng 1 Tết Nhâm Thìn đến nay, mỗi ngày đền đón gần 6.000 khách đến lễ, tăng mạnh so với cùng kỳ. Từ nay đến rằm tháng Giêng là thời gian cao điểm thu hút khách đến thăm và lễ đền. 

Đền Bảo Hà thờ thần vệ quốc Hoàng Bảy, một anh hùng miền sơn cước đánh giặc phương Bắc bảo vệ bờ cõi biên cương. Theo sử sách ghi chép lại, đền được xây dựng vào cuối đời Lê (niên hiệu Cảnh Hưng), thờ danh tướng Hoàng Bảy họ Nguyễn, có công đánh giặc ở cửa ải Lào Cai, bảo vệ Tổ quốc. Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, Bảo Hà có một vị trí quan trọng trong phòng thủ biên giới, là cửa trạm của phòng tuyến sông Hồng phía Tây Bắc. 

Đời nhà Trần đã đặt hai cửa trấn ải là cửa quan Bảo Thắng và Bảo Hà, trong đó Bảo Hà là hậu cứ của Bảo Thắng. Tại đây có đài hỏa hiệu, trạm liên lạc thông tin cho các châu huyện phía dưới. Giữa niên hiệu Cảnh Hưng, Bảo Hà là trung tâm Châu Văn Bàn. Trong thời kỳ này, bọn giặc phương Bắc thường hay quấy nhiễu, xã Khấu Bàn, châu Văn Bàn đã phải xây dựng các thành lũy chống giặc. Đến cuối đời nhà Lê (1740-1786), các châu Thủy Vĩ, Văn Bàn và nhiều nơi khác thuộc phủ Quy Hóa luôn bị giặc cướp phương Bắc tràn sang quấy nhiễu. 


Trước tình hình giặc giã biên cương quấy đảo, triều đình cử viên tướng thứ bảy họ Nguyễn lên trấn thủ Quy Hóa. Danh tướng họ Nguyễn đưa đội quân tiến dọc sông Thao đánh đuổi bọn giặc cỏ, giải phóng Khảu Bàn và xây dựng Bảo Hà thành căn cứ lớn. Tại đây danh tướng đã tổ chức luyện tập binh sĩ, thống lĩnh quân thủy và quân bộ tiến đánh giặc ở Lào Cai, giải phóng các châu thuộc phủ Quy Hóa (Yên Bái, Lào Cai ngày nay). Sau đó, quân giặc phương Bắc sang xâm lược bờ cõi, danh tướng Hoàng Bảy lại dẫn quân lên tham chiến. Song, do trận chiến không cân sức, ông đã anh dũng hy sinh. Xác ông bị giặc vứt xuống sông Hồng và trôi đến Bảo Hà. Nhân dân trong vùng do ông Lư Văn Cù đứng ra tổ chức đã vớt xác ông lên chôn cất và lập miếu thờ. 

Để ghi nhớ công lao của ông, các vua triều Nguyễn như Minh Mệnh, Thiệu Trị đã tặng ông danh hiệu “Trấn an hiển liệt” và đền thờ ông cũng được các vua triều Nguyễn cấp sắc phong là “Thần Vệ Quốc”. Còn đồng bào các dân tộc Kinh, Tày, Dao… thì tôn thờ ông là vị nhân thần. Ông đi vào cõi tâm linh các dân tộc và hiện thân trong các lễ hội xuống đồng vào ngày Thìn tháng Giêng.


Kiến trúc nguyên thủy của đền được giữ lại gần như toàn bộ cho đến ngày nay, thể hiện sự uy nghi và trang nghiêm nhưng không quá cầu kỳ, gồm: cổng tam quan, sân đền, nhà khách, phủ chúa Sơn Trang, Tòa đại bái, Cung cấm, Cung nhị, Cung công đồng với diện tích, bài trí các pho tượng khác nhau. Trong các cung thờ chính của đền có các pho tượng: Đức Thánh Trần, Đức Vua Cha, Quan Tuần Trang, ông Hoàng Bảy, ông Hoàng Đông quan Bơ phủ, Mẫu Nhị, Mẫu Thượng Ngà, Mẫu Thủy Tiên, Thiên Phúc Thiên Nhãn.

Đền Bảo Hà có rất nhiều ngày lễ hội, trong đó những ngày lễ chính là: Lễ thượng nguyên (rằm tháng Giêng), lễ tiệc quan tuần tranh (25/5 âm lịch), lễ hội ngày giỗ ông Hoàng Bảy (17/7 âm lịch), lễ Tết muộn (Tết tất niên). Lễ hội Đền Bảo Hà và lễ hội Đền Thượng là hai lễ hội đông vui nhất tỉnh Lào Cai. Đó chính là thời điểm hội tụ sức mạnh cộng đồng và gửi gắm khát vọng về no ấm, hòa bình của người dân Lào Cai và du khách tour lễ hội 2019 trong suốt chiều dài lịch sử.

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2018

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp trường tồn của đình làng Mông Phụ

Về thăm Làng cổ Đường Lâm - thị xã Sơn Tây, du khách tour lễ hội 2019 không thể không ghé thăm ngôi đình Mông Phụ. Cùng với chùa Mía, đình Mông Phụ là một điểm sáng về văn hóa, một công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật ở miền quê thuần Việt này.


Đình Mông Phụ được xây dựng từ bao giờ, vào năm nào và thờ ai là câu hỏi cho tới nay chưa có câu trả lời rõ ràng. Tuy vậy, theo nhiều nghiên cứu, thì đình Mông Phụ được xây dựng vào thời kỳ Hậu Lê và đầu thời nhà Nguyễn. Năm 1858, thời Tự Đức, đình được sửa chữa lần thứ nhất, và đến nay vẫn giữ nguyên dạng kiến trúc, điêu khắc đầu thế kỷ XIX. Đình thờ Tản Viên Sơn Thánh - vị thần đứng đầu trong Tứ bất tử của người Việt - làm Thành hoàng làng, như một chỗ dựa tinh thần, một trung tâm hội tụ đoàn kết của cộng đồng để bảo vệ và xây dựng xóm làng. Đình được xây dựng ở vị trí đẹp nhất làng, trên một khu đất cao ráo, thoáng đãng, rộng khoảng 1.800 m2. Đình quay hướng tây nam, mang ý nghĩa đề cao đức Thành hoàng làng và hướng về cái đẹp, cái thiện trên nền tảng trí tuệ.

Đình được xây dựng theo kiểu chữ Công (I); gồm Nghi Môn, Tả Mạc, Hữu Mạc và Đại Đình. Đáng quan tâm nhất là kiến trúc của tòa Đại Đình, được dựng theo kiểu "ba gian hai chái", sáu hàng chân cột đặt trên một nền đất thấp, trên có sàn bằng ván gỗ; xung quanh chỉ có lan can gỗ kiểu chấn song nên rất thông thoáng. Bộ khung đình được trạm khắc chủ yếu là các họa tiết rồng, lân, cá chép, chim, hoa lá… đơn giản nhưng không kém phần sống động, gợi cảm. Mái đình to, bè, hơi võng nhẹ, bờ nóc hơi cong; được lợp bằng ngói mũi hài; trên các góc mái được trang trí bởi các con vật thuộc hàng "tứ linh" như rồng, lân… với những vân xoắn lớn. Nhìn chung, những họa tiết trang trí trên bộ mái đều gắn với vũ trụ; khiến cho mái đình, thân đình và dưới đất hợp thành một thể thống nhất, hòa hợp của thiên (trời) - địa (đất) - nhân (con người).


Hàng trăm năm nay, đình Mông Phụ là niềm tự hào của người dân làng cổ Đường Lâm. Đứng trước ngôi đình này, chúng ta cảm thấy rõ ràng một dòng văn hóa xứ Đoài vẫn còn đang hiện hữu, như sự minh chứng của cái đẹp trường tồn trước thời gian. Đình đã được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.

Vẻ trang nghiêm non nước hữu tình của đền Trương Hán Siêu

Đền thờ danh nhân văn hóa Trương Hán Siêu nằm trên địa bàn phường Thanh Bình (thành phố Ninh Bình). Đền được xây dựng cạnh chân núi Non Nước nơi ngã ba sông Đáy và sông Vân


Đền thờ Trương Hán Siêu được xây dựng năm 1998, gồm 3 gian bái đường và 2 gian hậu cung. Trước cửa đền có bức đại tự viết bằng chữ Hán “Trương Thăng Phủ Từ”. Ngôi đền là một công trình văn hóa thể hiện lòng tôn kính, niềm tự hào của nhân dân Ninh Bình và du khách tour du lịch Bái Đính Tràng An 1 ngày đối với danh nhân văn hóa Trương Hán Siêu.

Trương Hán Siêu là người có tài văn, võ. Ông từng là môn khách của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, sau làm quan ở các triều vua từ Trần Anh Tông đến Trần Dụ Tông, được các vua Trần tôn kính gọi bằng “thầy”. Trương Hán Siêu cùng với Nguyễn Trung Ngạn đã soạn ra Bộ Luật “Hình thư” và sách “Hoàng triều đại điển”, đặt nền tảng cho chế độ phong kiến Việt Nam vận hành theo pháp luật.


Nhân dịp kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh và 5 năm thành lập thành phố Ninh Bình, nhân dân trong tỉnh, khách tour lễ hội 2019 thập phương xa, gần và con cháu dòng họ Trương trong cả nước đã đóng góp kinh phí cùng thành phố tu sửa khuôn viên đền và đúc tượng thờ Danh nhân văn hóa Trương Hán Siêu. Bức tượng được đúc bằng đồng với tỷ lệ 1/1, đặt ngồi trên bệ trong trang phục triều Trần, được đưa vào thờ tự tại Đền Trương Thăng Phủ.

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2018

Hương vị thân thuộc dân dã của chè lam Đường Lâm

Làng cổ Đường Lâm – ngôi làng cổ nhất còn tồn tại ở Việt Nam từ lâu đã được biết đến như một địa điểm du lịch nổi tiếng. Không những thế, nơi đây còn nổi tiếng với nhiều món đặc sản dân dã nổi tiếng, đặc biệt là món bánh chè lam.

Trước đây, chè lam thường được làm vào dịp Tết như một món ăn chơi dân dã. Ngày nay, khi đến với làng cổ Đường Lâm Sơn Tây, chúng ta không khó bắt gặp mùi hương thơm nức của gạo nếp, mạch nha, gừng, đậu phộng rang từ những gia đình còn duy trì nghề truyền thống này.


Dừng chân tại một cơ sở sản xuất chè lam truyền thống, chúng tôi được tìm hiểu và thưởng thức món chè lam ngay từ khi mới ra lò. Trước đây, người ta thường dùng mật mía để làm chè lam, ngay nay người dân đã thay thế bằng đường Lam Sơn. Dù vậy, hương vị và độ hấp dẫn của chè vẫn không bị mất đi.

Gừng được chọn để làm bánh phải là gừng già, cay và thơm. Sau đó gừng được đem đun với nước, đường và mạch nha ở độ lửa vừa đủ để gừng không bị cháy. Khi đun đã được một màu vàng óng, người ta đổ vào trộn với bột nếp và lạc rang đánh đều lên sao cho không bị vón cục. Sau khi đã quấy đều, bước cuối cùng là đổ chè lên lớp bột trắng cán đều để chè không bị dính vào nhau và có thể cắt thành từng miếng dễ dàng.


Để hoàn thành được món chè lam, đòi hỏi người làm phải hết sức khéo léo trong kỹ thuật quấy đều. Mặc dù các phương tiện máy móc công nghiệp đã rất phát triển, nhưng với người dân Đường Lâm, họ vẫn sử dụng cách làm truyền thống từ đời xưa. Có lẽ vì thế mà hương vị chè lam thân thuộc mãi mãi không bị mất đi, hấp dẫn du khách du xuân đầu năm.

Thứ Hai, 10 tháng 12, 2018

Chìm vào thiên nhiên non nước Ninh Bình

Ninh Bình là mảnh đất giàu tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và văn hoá lịch sử. Du khách đến đây sẽ được trở về với cội nguồn của dân tộc để hiểu thêm về nguồn gốc truyền thống, văn hoá cũng như hiểu thêm về con người và mảnh đất nơi đây.

Đến với Ninh Bình du khách không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của cố đô Hoa Lư, hay vẻ uy nghiêm của nhà thờ đá Phát Diệm. Du khách có thể tự do khám phá những bất ngờ thiên tạo ở khu hang động sinh thái Tràng An, khu Tam Cốc - Bích Động…Đó là chưa kể đến thế giới thiên nhiên nguyên vẹn được bảo tồn trong rừng nguyên sinh Cúc Phương, hay sự độc đáo, kỳ thú, hệ động thực vật phong phú, đa dạng của khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, hay tắm mình ở suối nước khoáng nóng Kênh Gà…


Đường đến Ninh Bình khá thuận tiện, du khách tour du lịch Bái Đính Tràng An 1 ngày có thể lựa chọn xe khách hay ôtô riêng đều được. Với các bạn ưa chuyển động, thích cảm giác thì phượt xe máy quả không tồi, nếu xuất phát từ Hà Nội thì cũng chỉ 3 tiếng là đến nơi. Ở Ninh Bình đi lại khá dễ dàng, du khách có thể thuê xe máy cho thuận tiện và nhanh chóng; chi phí thuê lại khá rẻ 100k/1 ngày là có thể lượn lờ vi vu rồi.

Là địa điểm du lịch nên việc lựa chọn chỗ nghỉ chân không quá khó. Nếu bạn ở lại qua đêm, có thể lựa chọn các khách sạn, nhà nghỉ hay homestay. Homestay ở đây khá nhiều khoảng hơn 20 cái, với số lượng và phong cách khá đa dạng tùy vào sở thích từng người như: view sát núi, hay nhìn ra hồ bơi,v.v... Tuy nhiên nếu muốn có phòng đẹp, bạn nên book trước để tránh trường hợp hết phòng vào những ngày cao điểm và mùa du lịch. Giá phòng ở đây vừa phải, giao động khoảng 500k-900k/ phòng 2 người. 

Ăn uống cũng là vấn đề khá quan trọng mỗi khi đi du lịch. Ở Ninh Bình, bạn có thể thưởng thức đặc sản thịt dê. Du khách có thể lựa chọn nhà hàng Cường Dê hoặc Phố Núi vì thịt ở đây khá ngon và chế biến đa dạng. 

Nếu không ăn được dê, một gợi ý khác cho bạn là chim Tràng An. Đây là món ăn phổ biến ở Ninh Bình, rất dễ tìm được một nhà hàng ngon ngay tại thành phố mà không phải đi xa. Nếu đi 2 người chỉ cần gọi 1 đĩa xôi chim, 2 con chim cu quay là no mà chỉ hết tầm 350k.

Tam Cốc có nghĩa là 3 hang, nhân dân địa phương gọi là hang Cả, hang Hai, hang Ba hay còn gọi một cái tên chung là Tam thuỷ độn và được mệnh danh là vịnh “ Hạ long cạn”... Nơi đây vẫn giữ được nét nguyên sơ thiên tạo, với nét đẹp đồng quê mộc mạc và dân dã, với nhiều hang động, mây nước hòa quyện đưa con người chìm đắm vào thiên nhiên cùng với những di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng...


Từ bến thuyền Đình Các, du khách sẽ được du ngoạn cảnh đẹp thiên nhiên hoà quyện với đất trời bằng những chiếc thuyền nan xinh xắn. Dòng Ngô Đồng hàng năm không phân biệt mùa nào, tháng nào, ngày nào như hội tụ thuyền xuôi, thuyền ngược đưa du khách vãn cảnh Tam Cốc.

Cả Tràng an và Tam Cốc đều di chuyển bằng thuyền giống nhau, nhưng bên Tam Cốc sẽ đẹp hơn vì chưa bị thương mại hóa nhiều. Vé tham quan sẽ là 120k/người, còn đi đò sẽ rơi khoảng 150k/chuyến/2 người, free trẻ em dưới 3 tuổi.

Các bạn nên chuyển bị tiền lẻ, vì mua vé rồi nhưng kiểu gì cô lái đò cũng xin thêm  tip. Đi qua 3 động sẽ hết 1 tiếng rưỡi, cuối chặng đò có điểm bán trái cây nước trên thuyền như miền Tây sông nước, giá cũng khá chặt chém.

Đi Tràng An sẽ lâu hơn, phải đi 3 tiếng mới hết, ở giữa chặng sẽ có điểm tham quan di tích chùa chiền, sau khi thuyết minh du khách sẽ được tặng 1 cái đĩa.Vé Tràng an thì: 200k/1 người (bao gồm vé đò). Nếu đi Tràng an cổ sẽ free vé, còn vé đò sẽ là: 45k/ 1 người.

Một địa điểm không thể không ghé thăm khi đến Ninh Bình là Hang Múa. Nằm trong khu di tích văn hóa lại nằm giữa Tam Cốc - Bích Động và Tràng An nên địa điểm này có tầm view 360 độ cực đẹp “nhìn thấu” mọi danh thắng.

Nếu du khách tour Ninh Bình đã từng chiêm ngưỡng cảnh đẹp của Ninh Bình qua bộ phim Kong và luôn ao ước một lần được đến đây thì quả thật thiên nhiên Ninh Bình rất kỳ vĩ. Hang Múa có hình quả chuông lớn úp ngược, nhìn từ phía dưới chân núi có thể ngắm trọn khung cảnh núi Múa với những bậc thang trắng cheo leo nối tiếp nhau uốn lượn như Vạn Lý Trường Thành thu nhỏ.


Đường chinh phục núi Múa khá thú vị. Bạn phải đi qua những bậc thang, càng lên cao càng dốc và dựng đứng, đẹp đến động lòng người, tha hồ chụp ảnh sống ảo. Đứng từ đỉnh núi nhìn xuống sẽ là toàn cảnh Tam Cốc, Bích Động đẹp như tranh vẽ. Trên đường về, nên tranh thủ ghé qua thăm quan động giếng Ngọc ngay dưới chân núi Múa cũng rất đẹp.

Đến Ninh Bình không thể không ghé thăm chùa Bái Đính. Chùa Bái Đính được xây dựng mới vào năm 2003 và khu chùa Bái Đính cổ năm 1136. Chùa được xác lập nhiều kỷ lục của châu Á cũng như Việt Nam, như có khu hành lang tượng La Hán dài nhất châu Á, chùa có tượng Di Lặc bằng đồng lớn nhất châu Á.. và nhiều kỷ lục khác nữa, hiện tại Chùa Bái Đính đang là ngôi chùa có quy mô lớn nhất tại Việt Nam.

Một số tip nhỏ khi đến Ninh Bình bạn nên lưu ý: đi giầy thể thao, mặc trang phục gọn nhẹ, thấm hút mồ hội hoặc đồ chuyên dụng để thuận tiện di chuyển. Nên cầm heo một bình nước nhỏ để tiếp sức khi dừng chân nghỉ ngơi, tránh để cơ thể mất nước trong quá trình leo núi.  Giữ gìn vệ sinh chung, không nên vứt rác bừa bãi. Ngoài ra, để có những bức ảnh "deep" để đời, bạn nên lựa trang phục với màu sắc tươi sáng, nổi bật bởi back ground sẽ chỉ toàn màu xanh mát mắt của thiên nhiên thôi nhé!

Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2018

Bất cập trong bảo tồn giá trị làng cổ Đường Lâm

Làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội trở thành làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia vào năm 2006. Tuy nhiên, trải qua 12 năm thì công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa nơi đây hiện vẫn đang gặp nhiều khó khăn, bất cập.

Khóc dở, mếu dở vì trùng tu

Mới đây, Ban Quản lý di tích làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) đã tổ chức cuộc họp để thông báo tiến độ tu bổ nhà cổ. Nhiều ý kiến bức xúc, khóc dở mếu dở của người dân trong việc trùng tu đã được nêu ra. Nghịch lý là nhà kiên quyết từ chối, nhà mòn mỏi đợi được tu bổ.Trường hợp trùng tu của gia đình ông Cao Văn Chiến, thôn Cam Thịnh bị chắp vá đủ kiểu.


Ông Chiến cho biết: “Gia đình tôi thuộc diện nhà cổ và đã được tu sửa được 8-9 năm nhưng gỗ đã mối mọt đục hết, ngày nào cũng phải quét mối mọt”. Ông Chiến cũng cho biết, hiện ông không thể ở được mà chỉ qua lại trông nom vì mái dột, thủng khắp nơi do chất lượng trùng tu kém và ẩu. Mái cũ nhà ông dùng nhiều năm, chẳng bị làm sao, nhưng thay mái mới trùng tu thì chỉ mấy năm là bị trôi, vẹo hết mái.

Ông Chiến bức xúc: “Biết thế này thì tôi không cho sửa nữa. Rất nhiều nhà được sửa cũng nằm chung tình trạng này. Nhà nước có chính sách sửa và giữ được nguyên bản nhà cổ thì ai cũng quý, cũng vui nhưng đúng là khi sửa xong như thế này xuống cấp quá nhanh thì không được, đến ở còn không xong. Tôi đã có suy nghĩ phải tự mình dỡ mái ra để tự sửa mới được, chứ đợi xin phép thì chắc không còn nhà nữa”.

Với lo ngại tình trạng sẽ diễn ra như nhà ông Chiến, gia đình ông Trương Văn Bản kiên quyết từ chối trùng tu: “Nhà tôi 3 gian giữa là nguyên bản chưa hề sửa chữa, gỗ vẫn là gỗ từ xưa có tuổi đời gần 270 năm. Năm 2014, thấy nhà bị xuống cấp, tôi đã xin phép để sửa tuy nhiên tôi không đồng ý cách tu bổ của họ nên không đồng ý cho sửa. Cách thức chỉ là chắp vá và nối vào chỗ mục, chỗ hỏng vì không muốn nhà bị chắp vá nên tôi không đồng ý. Hàng cột các cụ để lại hàng trăm năm mới có dấu hiệu hỏng, trong khi gỗ thay thế vài ba năm đã cong vênh, mối mọt. Thực tế đã có nhiều nhà tu bổ xong còn tệ hơn”.

Trong khi đó, gia đình bà Bùi Thị Thành, thôn Cam Lâm lại mòn mỏi chờ đợi được tu bổ. Bà Thành cho hay: “Nhà tôi có tuổi đời khoảng trên 100 năm, nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn nên gia đình không thể tu bổ được. Tôi đã có mấy lần làm đơn đề nghị được cấp phép tu bổ vì tường, vách đã bị mục, nứt hết tạo nên những lỗ hổng hông hốc. Mái nhà, gỗ đã bị mục nát hết, cột bị mối mọt ăn hết tất cả.


Nếu có trận mưa là phải tát nước ra hoặc mang chậu thau ra hứng chỗ dột. Nền bị võng xuống như một cái lòng thuyền, nước chảy tràn hết xuống nhà, rất khó khăn trong sinh hoạt. Tôi chỉ làm ruộng, quanh năm không có tiền, nhà lại không được sửa, rất vất vả. Nhiều khi tôi đã không muốn nhận danh hiệu nhà cổ nữa. Tôi muốn đề nghị thay hoặc sửa lại nhà để tiện sinh hoạt”.

Giải pháp đồng bộ

Hiện nay, làng cổ Đường Lâm có hơn 900 gia đình sống trong cảnh “khóc dở mếu dở” vì nhà cổ. Sau 12 năm, từ khi làng cổ Đường Lâm được công nhận là di tích cấp Quốc gia, phân loại danh mục các nhà cổ được bảo tồn, mới có 17/956 ngôi nhà được trùng tu, sửa chữa. Liên quan đến nghịch lý trùng tu, ông Phạm Hùng Sơn – Trưởng Ban Quản lý di tích làng cổ Đường Lâm cho biết, địa phương gặp rất nhiều khó khăn trong công tác trùng tu nhà cổ, có những gia đình được cấp kinh phí và hướng dẫn cho trùng tu nhưng không nhất trí. Ông Sơn cho biết, việc trùng tu được thực hiện theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, theo đó, phải bảo tồn nguyên yếu tố gốc của di tích.

Biện pháp trùng tu Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định là hỏng đâu sửa đấy. “Ví như cột bị hỏng khoảng bao nhiêu % thì phải sửa chỗ đó, có những cái cột ở giữa nhà nhưng không cho người dân thay mới thì họ sẽ không chịu. Nhiều cột, nhà bị mối mọt đáng lẽ ra phải thay nhưng theo quy định thì không được thay, chỉ hỏng đâu sửa đó, làm bằng gỗ xoan thì người dân lại không muốn làm nữa. Dân lúc nào cũng muốn mới, không bao giờ chấp nhận bị chắp vá có trong nhà họ.


Giờ làm nhà bảo tàng thì được nhưng nếu để ở thì khó, bảo tồn phải bảo tồn nguyên trạng thì rất khó” – ông Sơn cho biết. Đây là một việc Ban Quản lý gặp khó khăn trong việc giữ lại những ngôi nhà cổ. Người dân từ chối nhận tiền đầu tư của Nhà nước, bởi vì nếu nhận thì phải thực hiện tu bổ sửa chữa theo cách của người dân. Họ giải quyết bằng cách không ở trong những ngôi nhà cổ đó nữa, mà nhà đó không ở trong một vài năm sẽ bị sập ngay.

Thực tế, phải có giải pháp đồng bộ sao cho vừa giữ được nét cổ nhưng cũng phải mang lại lợi ích cho người dân. Trong đó, cái cốt lõi nhất là phải làm thế nào cho người dân được hưởng lợi từ dịch vụ, du lịch, những sản phẩm nông nghiệp, đặc sản trở thành sản phẩm du lịch như khoai, bánh tẻ, tương, rượu... Tuy nhiên, hiện nay mới có khoảng 10% có được thu nhập từ dịch vụ du lịch. Ban Quản lý cũng đã tổ chức nhiều hoạt động, tập huấn cho người dân dưới sự phối hợp với Nhật Bản, bố trí lại không gian những ngôi nhà, hướng dẫn dân nấu, thi nấu cỗ, hỗ trợ người dân tổ chức chợ quê thu hút du khách du xuân đầu năm.

Trước thực trạng này, mới đây UBND thành phố Hà Nội đã có Văn bản số 11403/VP-KGVX về việc điều chỉnh khoanh vùng bảo vệ khu vực II di tích làng cổ Đường Lâm. Trong đó, việc điều chỉnh được triển khai theo hướng thu hẹp diện tích bảo vệ, khu vực khoanh vùng dự kiến là hai làng Mông Phụ và Cam Thịnh để việc quản lý được tập trung, hiệu quả hơn.

Ông Sơn cũng cho biết, UBND thị xã Sơn Tây và Sở Văn hoá – Thể thao Hà Nội đã họp với các ngành để đẩy nhanh tiến độ quy hoạch. Địa phương đang thuê lại đơn vị đánh giá lại kiến trúc, thiết lập lại bản đồ quy hoạch di tích. Trong tháng 4,5 tới đây sẽ tổ chức thông qua hội nghị với người dân cùng các nhà quản lý, các nhà khoa học để điều chỉnh khoanh vùng khu vực II của di tích làng cổ Đường Lâm.

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2018

Vẻ đẹp long lanh kỳ ảo của danh thắng Tràng An

Quần thể Tràng An ở Ninh Bình không chỉ là danh thắng quan trọng và nổi bật bậc nhất phía bắc Việt Nam, mà còn được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Hằng năm nơi đây thu hút hàng triệu lượt khách đến tham quan thưởng ngoạn, điều đáng nói là trong đó lượng khách du lịch nước ngoài rất đông. Có thể thấy Tràng An là viên ngọc sáng nhất trong hàng loạt các thắng cảnh của Ninh Bình.

Tràng An là một khu du lịch sinh thái nằm trong Quần thể di sản thế giới Tràng An thuộc tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được chính phủ Việt Nam xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quan trọng và UNESCO công nhận là di sản thế giới kép từ năm 2014. Tràng An vốn được gọi là thành Nam của kinh đô Hoa Lư xưa, nay là cố đô Hoa Lư. Tràng An với hệ thống dãy núi đá vôi có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm, qua thời gian dài phong hóa bởi sự biến đổi trái đất, khí hậu, biển tiến, biển thoái đã mang trong mình hàng trăm thung lũng, hàng động, đồ đầm. Trong danh thắng này còn có nhiều hệ sinh thái rừng ngập nước, rừng trên núi đá vôi và các di tích gắn với lịch sử của kinh đô Hoa Lư xưa.


Liên khu danh thắng Tràng An - Tam Cốc - cố đô Hoa Lư hiện được quy hoạch chung vào Quần thể danh thắng Tràng An, vốn là di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên ở Việt Nam với những giá trị nổi bật về cảnh quan thiên nhiên, lịch sử văn hóa và kiến tạo địa chất, cũng là địa danh được đầu tư để trở thành khu du lịch tầm cỡ Quốc tế.

Trung tâm bến thuyền Tràng An nằm cách thành phố Ninh Bình 7 km theo hướng tây dọc đại lộ Tràng An và cách Hà Nội 96 km theo hướng nam. Vùng lõi di sản Tràng An - Tam Cốc có diện tích hơn 6.172 ha, là vùng bảo vệ đặc biệt của danh thắng. Vùng bảo vệ đặc biệt này nằm trọn trong khu rừng đặc dụng Hoa Lư, thuộc quy hoạch bảo tồn cố đô Hoa Lư và cũng thuộc quy hoạch quần thể di sản thế giới Tràng An với diện tích 12.252 ha.

Tràng An là một vùng non nước, mây trời hoà quyện. Đáy nước trong xanh soi bóng những vách núi đá trùng điệp. Nơi đây có tới 31 hồ, đầm nước được nối thông bởi 48 hang động đã được phát hiện trong đó có những hang xuyên thủy dài 2 km như hang Địa Linh, hang Sinh Dược, hang Mây,v.v.. Mỗi hang một vẻ đặc trưng như tên gọi, các hang có nhiều nhũ đá biến đổi, nước chảy ra từ trần hang làm không khí trong hang mát lạnh. Hang Tối có lòng hang rộng hẹp biến đổi bất ngờ. Hang Sáng long lanh với những nhũ đá óng ánh kỳ lạ.


Đặc biệt nhất là Hang Nấu Rượu và hang Cơm với truyền thuyết ông khổng lồ nấu rượu ở đây, mang rượu và cơm ra núi ngồi ăn. Trong hang có mạch nước ngầm sâu hơn 10 m. Tương truyền, các bậc tiền bối đã vào đây lấy nước để nấu rượu tiến vua, khi nạo vét lòng hang các nhà khảo cổ đã phát hiện rất nhiều bình gốm, hũ, vại và các dụng cụ để nấu rượu. Vòng qua hang núi Cơm, sang hang Vồng, ở đây có cây si cổ thụ rễ chùm cả miệng hang. Từ đây sang hang Láng, hang Ao Trai, giữa hang Ao Trai, lòng hang phình ra khoảng 30m. Hang động Tràng An có những nét đặc trưng nổi bật của một khu di sản với bốn loại hang động chính: Hang ngầm cổ, hang nền Karst cổ, hang mái đá và hang hàm ếch.

Tràng An có thể tạo thành nhiều hành trình xuyên thủy khép kín mà du khách du lịch Ninh Bình không phải quay ngược lại. Quần thể hang động này được ví như một trận đồ bát quái. Các dãy núi, hồ nước và hang động tạo thành một thế trận liên hoàn. Mỗi hồ là một bức tranh thủy mặc khác nhau về thế núi, dáng núi và hồ nước. Mây trời, non xanh, nước biếc hòa quyện với nhau, thoắt ẩn, thoắt hiện. Ðiều diệu kỳ ở Tràng An là các hồ được nối liền với nhau bởi các gạch nối là các động xuyên thủy có độ dài, ngắn khác nhau. Những hang, động này chuyển tải nước đối lưu chảy thông từ khe núi này đến khe núi kia. Núi giăng thành luỹ bao bọc quanh hồ nước và ở giữa nổi lên khu đất với rừng cây mọc thành đảo. Xa xa trên triền núi, dưới tán cây rừng lúp xúp là những đàn dê núi leo trèo trên các tảng đá chênh vênh.

Tràng An gắn liền với những giá trị lịch sử, văn hóa của vùng đất cố đô Hoa Lư. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh thống nhất giang sơn, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Kinh đô Hoa Lư gồm 4 thành: Đông - Tây - Nam - Bắc; trong đó có Thành Nam rộng lớn, là vùng núi cao hiểm trở để phòng thủ, che chở kinh thành hiện được gọi là Tràng An. Với đặc thù địa hình như vậy, kinh đô Hoa Lư được ví như kinh đô đá với đặc điểm: núi là thành, sông là đường, hang động là cung điện.


Một phần của hang động Tràng An đã được Ninh Bình đưa vào khai thác phục vụ du lịch. Hiện nay, du khách đến Tràng An thường tham gia 2 tuyến du lịch, tuyến tham quan bằng thuyền nan kéo dài 3 giờ và một tuyến du lịch leo núi.

+ Tuyến chèo thuyền: Hang động Tràng An có nét đặc trưng riêng biệt là hình thức du thuyền trên các thung nước tạo bởi nhiều vách núi đá được nối thông nhau bằng những hang nước mà không phải quay ngược lại. mất khoảng 3 đến 4 tiếng để chúng ta đi thuyền qua các hang động này.

+ Tuyến leo núi: Tuyến du lịch đường bộ có chiều dài 1,6 km, du khách sẽ đi bộ qua 3 quèn vào đền Trần. Tuyến này bắt đầu từ bến Cây Bàng, du khách sẽ đi bộ, leo núi qua ba đèo liền nhau. Đèo thứ nhất là đèo Cậy có độ cao so với mặt nước khoảng 60m. Đèo thứ hai là đèo Vài. Và đèo thứ ba là đèo đền Trần. Hiện nay, đường leo núi này đã được xây các bậc đá rộng. Trên đường đến đền Trần đã dựng 7 chiếc lầu bằng gỗ lim hình bát giác làm nơi nghỉ chân cho du khách khi leo núi.


Ðiều diệu kỳ ở Tràng An là các hồ được nối liền với nhau bởi các gạch nối là các động xuyên thủy có độ dài, ngắn khác nhau. Những hang, động này chuyển tải nước đối lưu chảy thông từ khe núi này đến khe núi kia. Núi giăng thành luỹ bao bọc quanh hồ nước và ở giữa nổi lên khu đất với rừng cây mọc thành đảo. Xa xa trên triền núi, dưới tán cây rừng lúp xúp là những đàn dê núi leo trèo trên các tảng đá chênh vênh.

Tới Tràng An, du khách tour ghép Bái Đính Tràng An sẽ được ngồi trên con thuyền lướt nhẹ qua các dãy núi, ngắm nhìn làn nước trong vắt tới đấy, khám phá những hang động kỳ bí, được nghe người lái thuyền thuyết minh về ý nghĩa tên gọi của hang hay những truyền thuyết gắn liền với nó.

Nhiều người ví Tràng An là "Hạ Long trên cạn", nhưng không, Tràng An là Tràng An, nơi có làn nước trong xanh biếc, nơi những hang động muôn hình muôn vẻ, nơi cảnh đẹp gắn liền với lịch sử kinh đô nước Đại Cồ Việt xưa kia, nơi không có những du thuyền buồm sang trọng như Hạ Long, chỉ có chiếc xuồng lá mộc mạc cùng người lái thuyền chất chất đưa bạn rong ruổi hành trình thưởng ngoạn sơn thủy.

Thứ Tư, 5 tháng 12, 2018

Hương vị đầy say mê của cháo ấu tẩu Hà Giang

Nhờ chế biến, gia giảm đúng cách mà món cháo này lại trở nên rất bổ dưỡng và được nhiều người tìm ăn mỗi khi có dịp lên vùng cao chơi.

Khi xem những thước phim sống động về các vùng núi phía Bắc nước ta thì du khách du lịch Hà Giang có thể thấy rõ nét hùng vĩ, hoang sơ của núi rừng cùng vẻ đẹp thơ mộng trong những mùa hoa trổ hay mùa lúa chín. Ngoài sở hữu cảnh sắc ngút ngàn, ẩm thực ở vùng cao cũng luôn là một đề tài khiến người ta say mê mỗi khi có dịp đặt chân tới.


Không chỉ đặc biệt ở phần nguyên liệu hay cách chế biến mà ẩm thực vùng cao còn độc đáo ở những cái tên như pa pỉnh tộp, thắng cố, nậm pịa... Trong số đó, có một món ăn đã thách thức rất nhiều du khách khi tới đây, đó chính là cháo ấu tẩu.

Sở dĩ có tên là cháo ấu tẩu vì món cháo này được làm từ nguyên liệu chính là củ ấu tẩu. Loại củ này thường xuất hiện ở các tỉnh phía Bắc nước ta. Bề ngoài giống củ ấu miền xuôi nhưng thực chất lại là hai loại hoàn toàn khác biệt. Củ ấu tẩu mọc trên đá, vốn được xếp vào danh sách thuốc cực độc. Lượng độc từ củ ấu tẩu thậm chí có thể làm cho người ta bị tê cứng chân tay, đông máu mà chết nếu ăn trực tiếp cả củ.

Thế nhưng, khi được bào chế cẩn thận thì nó lại trở thành vị thuốc có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Bởi từ xa xưa, người Mông đã dùng củ ấu tẩu ngâm rượu xoa bóp để trị đau nhức hay cảm gió. Sau đó, người ta nấu cháo để làm món giải cảm, rồi cứ dần dần lại được chế biến ăn kèm thêm với thịt băm, chân giò, các loại rau thơm, hạt tiêu, hay măng chua...


Để khử độc tố của ấu tẩu thì người ta phải chế biến qua rất nhiều công đoạn như ngâm củ qua đêm và nấu trên nồi thật lâu. Chỉ cần làm ẩu một công đoạn, nấu chưa đủ thời gian chuẩn cũng có thể khiến người ăn bị trúng độc, thậm chí là tử vong ngay sau khi ăn cháo.

Đặc trưng ở vùng cao là có rất nhiều núi non nên càng về khuya tới sáng sớm, thời tiết rất lạnh lẽo. Do vậy, cháo ấu tẩu trở thành món ăn ấm nóng, cực hợp vị để nhâm nhi trên vùng cao. Khi thưởng thức cháo, du khách tour Hà Giang 3 ngày 2 đêm sẽ thấy có vị đắng nhẹ nhưng ăn quen dần lại thấy có vị bùi, ngọt hậu rất lôi cuốn.

Với những người phải đi một chặng đường xa lên vùng cao mà được ăn ngay bát cháo ấu tẩu thì tự khắc sẽ thấy cơ thể sảng khoái, khỏe khoắn, đầu óc cũng trở nên minh mẫn, phấn khởi hơn. Cháo ấu tẩu có cả 4 mùa nhưng điểm thú vị là thường chỉ bán vào buổi tối. Hiện nay, cháo ấu tẩu cũng đã có mặt tại rất nhiều quán ăn đặc sản vùng cao ở cả trong Nam lẫn ngoài Bắc. Đây không chỉ là món cháo ăn lót dạ mà còn trở thành một một phương thuốc rất tốt cho sức khỏe.

Thứ Hai, 3 tháng 12, 2018

Trải nghiệm một ngày làm nông dân tại Cẩm Thanh

Vườn rau hữu cơ - làng lúa - rừng dừa nước là 3 giá trị sinh thái của làng quê Cẩm Thanh (Hội AN), sẽ được gắn kết thành tâm điểm để kết nối, mở rộng tham quan đến các di tích lịch sử văn hóa, trải nghiệm làm nông dân tại địa phương này.

Đây là nội dung “Tour du lịch sinh thái” mới đang được các đơn vị liên quan đưa vào thử nghiệm, tham khảo nhằm hoàn thiện, nhân rộng trong cộng đồng vào cuối năm nay.


Chương trình tour có thời gian dự kiến một ngày, được thiết kế dựa trên nền tảng sinh thái sẵn có của xã Cẩm Thanh, trong đó các điểm nhấn chính sẽ là vườn rau hữu cơ Thanh Đông, làng lúa, rừng dừa nước và các di tích lịch sử văn hóa.

Điểm mới của mô hình này chính là cộng đồng, những người dân ở đây sẽ đóng vai trò chủ thể, là người hướng dẫn du khách tour Da Nang Hoi An Hue 5 ngay 4 dem tham quan các giá trị sinh thái văn hóa này. Kết nối khách du lịch để họ từ chỗ là một du khách sẽ là những tình nguyện viên quảng bá sản phẩm của cộng đồng nơi đây một cách hiệu quả.

Tha gia tour, du khách sẽ được xem và được chính những chủ nhân vườn rau hướng dẫn cách trồng rau, thưởng thức ẩm thực được chế biến từ rau và do chính những người dân quê làm đầu bếp.

Điều thú vị nữa chính nông dân sẽ kể cho du khách nghe chuyện cộng đồng nơi đây tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường như bảo tồn dừa nước, nói không với túi ni lông, ly và ống hút nhựa và cùng mời du khách tham gia vào các hoạt động này.


Tuy chỉ mới ở bước thử nghiệm, nhưng tour du lịch sinh thái mới này nhận được nhiều ủng hộ từ các doanh nghiệp lữ hành, du khách. Tại các buổi hội thảo, tham vấn ý kiến cộng đồng, triển khai thí điểm, hầu hết các ý kiến đều ủng hộ tour du lịch này.

Các doanh nghiệp hy vọng chính cộng đồng, nông dân ở đây sẽ là người dẫn dắt, kết nối những nếp sinh hoạt, sản xuất hàng ngày, kết hợp với những câu chuyện về văn hóa, lịch sử ghi dấu nơi các di tích và những cảnh đẹp hữu tình của sông nước nơi đây thành một câu chuyện du lịch hấp dẫn, lôi cuốn du khách một cách tự nhiên và chân thành nhất.

Ông Nguyễn Hùng Linh - Phó Chủ tịch xã Cẩm Thanh – cho hay, vùng đất này có nhiều lợi thế cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái phong phú nên thu hút ngày càng nhiều du khách. Trong 6 tháng đầu năm 2018, địa phương đón gần 450 nghìn lượt khách du lịch tour Đà Nẵng Hội An 4 ngày 3 đêm, tăng gấp 4,5 lần so với cùng kỳ năm 2017.

Tuy nhiên, thực tế các tour du lịch tại Cẩm Thanh hiện nay đều tự phát, do doanh nghiệp kinh doanh tự xây dựng, đưa khách đến và tự thực hiện trọn gói từ đưa đón, tham quan, ăn uống. Chương trình tham quan chủ yếu cũng chỉ là tham quan rừng dừa Bảy Mẫu, lắc thúng chai, ẩm thực…


Còn cộng đồng ở đây ít được hưởng lợi từ các sản phẩm trên, tính kết nối với cộng đồng còn rời rạc nên đa phần du khách khi đến tham quan về cũng không có nhiều ấn tượng lắm. Thậm chí, thời gian qua, chính quyền đã phải vào cuộc để chấn chỉnh tình trạng kinh doanh du lịch bát nháo, gây ồn ào, “ô nhiễm” tiếng ồn tại nơi đây.

Ông Linh hy vọng với mô hình du lịch này, người dân địa phương sẽ cùng tham gia, tạo công ăn việc làm, tạo sức hấp dẫn để níu chân du khách…

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2018

Ngó sen xào hến - Món ngon đãi khách của Quan Lạn

Tuần Châu không chỉ là một trung tâm du lịch biển nổi tiếng, mà còn là vùng đất yên bình với những đầm sen xanh mát mắt. Bằng sự sáng tạo, khéo tay, người dân nơi đây đã chế biến ra những món ăn dân dã ngon đến khó quên. Ngó sen xào hến là một món ăn như vậy.

Trước đây, Tuần Châu vốn là làng chài ven biển nghèo, khó khăn, cách trở với đất liền. Người dân ở đây chăm chỉ, giỏi cả nghề đi biển và trồng cây. Sát biển nhưng Tuần Châu cũng có nhiều khu vực hồ, đầm nước ngọt bỏ không, không trồng cấy được gì. Người dân đã đưa sen về trồng, nhân giống. Sen rất hợp đất, nảy nở, phát triển rất mạnh. Từ đó, nhiều khu vực chiêm trũng, ao hồ đã được phủ kín, xanh ngắt một màu sen. Sen tỏa hương thơm ngát, khoe sắc khi đến mùa. Ngó sen, hoa sen, đài sen đã trở thành món quà quý với du khách du lịch Tuần Châu Cát Bà...


Vào mùa sen, thú vị nhất là chèo thuyền thong dong giữa hồ ngắm hoa, hái ngó sen về nấu ăn. Ngó sen vốn là phần thân rễ của cây sen, hay còn gọi là củ sen, ngó sen nằm ở dưới bùn. Phần ngon nhất của ngó sen có lẽ là phần mọc dài vươn lên mặt nước.

Vào tháng 5, 6 là thời điểm ngó sen mọc nhiều nhất. Khi đi hái, quan sát những lá sen nhỏ, còn non nhô lên mặt nước hoặc vẫn còn chìm một phần trong nước thì mới chọn hái, lần theo chiếc lá xuống sát gốc, dùng tay tuốt, bẻ ngược mạnh. Thế nhưng chỉ hái những phần ngó sen còn màu trắng, dễ hái, đứt ngay khi kéo mạnh, ngó sen đã chuyển màu là đã già, không ngon nữa, không nên hái...

Ngó sen có thể chế biến nhiều món, trong đó có ngó sen xào hến biển. Ngó sen lấy tươi từ đầm về, rửa sạch bằng nước gạo rồi rửa qua bằng nước chanh tươi để làm sạch mùi. Hến biển sau khi rửa sạch được luộc sơ để tách lấy ruột rồi đem xào. Tuy nhiên, muốn giữ nguyên độ ngọt của hến, người chế biến thường tách vỏ lúc hến còn sống là ngon nhất.


Nguyên liệu sau khi được chuẩn bị hoàn tất, phi thơm hành khô rồi cho hến vào xào chín. Để lửa to rồi cho ngó sen vào xào nhanh trong khoảng 2-3 phút, bởi ngó sen rất nhanh chín. Đảo nhanh tay để ngó sen vừa chín tới, vị ngọt ngó sen hòa quyện với vị ngọt đậm của hến biển tạo nên món ăn vừa độc đáo lại vừa hấp dẫn. Ngó sen xào hến không chỉ có vị ngọt, đậm đà của hến, mà còn có vị giòn, thơm của ngó sen. Đây là món ăn ngon, mát, bổ dưỡng, phù hợp mọi du khách tour Quan Lạn 2 ngày 1 đêm.

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2018

Chiêm ngưỡng không gian xưa cổ kính của Việt Phủ Thành Chương

Việt Phủ Thành Chương là một bảo tàng sống động, điểm đến có một không hai, nơi lắng đọng những tinh hoa văn hóa tâm linh người Việt. Đến Việt phủ, người ta choáng ngợp bởi không gian nghệ thuật vô cùng độc đáo, khác xa với những format cũ...

Việt phủ Thành Chương nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 40km theo hướng quốc lộ 2, nằm trên địa phận dốc Dây Diều - xã Hiền Ninh - huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Việt phủ được họa sỹ Thành Chương xây dựng từ năm 2001 trên một quả đồi trọc bị lãng quên và hoàn thành vào năm 2004. Dưới bàn tay của người họa sỹ tài ba, quả đồi trọc ấy đã trở thành ngôi nhà của những di sản văn hóa Việt. Như một sức hút kỳ diệu, Việt phủ Thành Chương nhanh chóng giành được sự quan tâm của rất nhiều du khách trong và ngoài nước du lịch Việt Phủ Thành Chương.


Khi đặt chân và hòa mình vào không gian văn hóa Việt này, khách thăm quan sẽ cảm nhận thấy đời sống văn hóa - nghệ thuật của người Việt từ ngàn năm được tái hiện lại một cách sinh động.

Việt Phủ là một quần thể những kiến trúc rất “cô đặc”, nằm sát nhau. Toàn bộ nơi này được chú trọng từng chi tiết dù rất nhỏ. Bên trong khuôn viên rộng hơn một ha được chia làm nhiều quần thể nhỏ khác nhau. Có riêng hẳn một hồ rối nước để trình diễn nghệ thuật múa rối nước dân gian của Việt Nam hay cả những lối đi nhỏ cây cỏ rợp bóng hai bên, sự xuất hiện của những bức tượng cả cổ điển và hiện đại khiến không gian đầy sức sống.

Từ con đường, chiếc cổng, những ngôi nhà, những cái cây, những hồ sen, nhà thủy đình, những vật dụng, những bảo tháp, những tượng phật tất cả đã làm nên một ngôi nhà văn hóa, nghệ thuật lớn của họa sỹ Thành Chương. Thành Chương không sắp xếp những di vật vô giá vào một nơi riêng biệt mà ông đặt chúng vào tất cả không gian để mỗi bước đi của ta trong không gian phủ đều có thể nhìn ngắm, cảm nhận được nét cổ kính, yên bình đến lạ.


Cách sắp xếp của riêng ông khiến du khách du lịch trong nước cảm nhận như mọi đồ vật nơi đây đang hòa quyện cùng thiên nhiên để trở về với đời sống của người xưa nó bình dị nhưng thanh tĩnh.

Du khách đến với Việt phủ Thành Chương không chỉ được trở về một không gian xưa cổ kính mang nhiều giá trị mà còn được hòa mình vào một quần thể kiến trúc - văn hóa - tâm linh độc đáo của một người họa sỹ tạo nên. Nhiều bức tượng gợi hồn quê, gần gũi và thân thuộc. Nhìn từ trên cao, phủ giống như một ngôi làng vậy, rêu phong cũ kỹ và quen thuộc.

Trong chuyên mục “Guide to the Best of Viet Nam” (Hướng dẫn tốt nhất về Việt Nam) của mục Luxury – Telegraph, Việt Phủ Thành Chương được xem là chốn du lịch xa xỉ mới của châu Á. Trên tạp chí chuyên về du lịch phong cách thượng lưu châu Âu, Brown & Hudson cũng hết lời khen ngợi Việt Phủ. Việt Phủ Thành Chương được xem là điểm đến thú vị của nhiều khách quốc tế khi đến Việt Nam.

Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2018

Hương vị đậm đà khó quên của mắm tép Gia Viễn

Đến với Ninh Bình, du khách tour Thung Nham không chỉ say đắm bởi phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hữu tình mà còn lưu luyến bởi ẩm thực vô cùng đa dạng, phong phú. Một trong những đặc sản của Ninh Bình chính là Mắm tép Gia Viễn.

Mắm tép được làm từ loại tép riu nước ngọt mà có nhiều nhất là ở vùng đất chiêm trũng Gia Viễn. Nghề làm mắm tép không ai xác định được xuất hiện từ bao giờ, chỉ biết rằng với người dân nơi đây, từ nhỏ ai cũng được chứng kiến cảnh bố mẹ, anh chị sáng sớm đi bắt tép riu mang về rửa sạch, làm mắm để ăn dần.


Để làm được một hũ Mắm tép ngon, hương vị đậm đà thì thật sự không dễ dàng. Tép phải được chọn lựa kỹ càng. Phải là loại tép riu, thân tròn, màu xanh lam và phải còn tươi nguyên. Sau khi rửa sạch, để ráo nước thì đem trộn đều với thính gạo đã rang vàng, giã nhỏ, cùng với muối rồi mới cho vào hũ sành, thêm ít nước sôi để nguội rồi đậy kín nắp mang đi ủ, để nơi thoáng mát khoảng trên dưới 6 tháng là có thể dùng được. Mắm tép Gia Viễn thành phẩm có màu đỏ tươi đẹp mắt, có mùi thơm đặc trưng và độ sánh vừa phải.

Mắm tép có thể làm quanh năm, nhưng ngon nhất vẫn là mùa đông vì tép màu này béo, nhiệt độ cũng không cao nên được mắm ngon. Mắm tép Gia Viễn thường được chưng cùng thịt ba chỉ, không cần cho thêm bột ngọt, vẫn có vị ngon, ngọt, đậm đà.


Với hương vị đậm đà và thơm nức đặc trưng, Mắm tép Gia Viễn đã góp phần làm tăng sự phong phú thêm cho các bữa ăn của du khách tour Hà Nội Bái Đính Tràng An.

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2018

Bức tranh thiên nhiên trữ tình độc đáo của bản Cát Cát

Với những nét độc đáo của một bản làng vùng cao Tây Bắc, Cát Cát từ lâu đã trở thành điểm du lịch ấn tượng, không thể bỏ qua của du khách trong và ngoài nước khi du lịch Sapa.

Từ trung tâm thị trấn Sapa, theo con đường hướng về phía núi Fanxipan khoảng gần 3km, du khách sẽ đến bản Cát Cát.

Bản Cát Cát thuộc địa phận xã San Sả Hồ, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai là nơi tập trung đông đúc đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Đây là một trong những cái tên đứng đầu danh sách địa điểm đáng đi nhất khi du lịch Sapa.


Nằm ngay dưới chân núi Hoàng Liên Sơn, bản Cát Cát ẩn mình, e ấp dưới sự bao bọc của mẹ thiên nhiên. Cả một màu xanh của đồng ruộng, núi đồi bao trùm lên khắp bản, xen lẫn vào đó là những ngôi nhà nhỏ bé của những người dân sinh sống. Tất cả hòa quyện vào nhau, tạo nên một bức tranh thiên nhiên tràn đầy màu sắc mà cũng không kém phần thơ mộng.

Gần 80 hộ dân trong bản hầu hết nằm dọc theo con đường bậc thang lát đá giữa bản, một số nằm rải rác trên các sườn núi. Ði khoảng mấy trăm mét bậc thang là đến trung tâm Cát Cát, nơi hội tụ của ba dòng suối ngày đêm rì rào là suối Tiên Sa, suối Vàng và suối Bạc cùng ngọn thác Cát Cát (còn gọi là thác Tiên Sa) ầm ầm, tung bọt trắng xoá. Bên cạnh thác có hai chiếc cầu treo là cầu Si và cầu A Lứ thu hút rất đông du khách ngắm cảnh và chụp hình lưu niệm.

Ngoài trồng lúa, người Mông ở Cát Cát còn phát triển các nghề thủ công truyền thống như trồng lanh, dệt vải, đan lát dụng cụ sinh hoạt và rèn nông cụ. Ngoài ra, ở bản Cát Cát còn có nghề chế tác đồ trang sức bằng bạc, đồng từ lâu đời và tạo ra những sản phẩm tinh xảo như: vòng cổ, vòng tay, dây xà tích, nhẫn… Để có thể tìm hiểu về các nghề này, du khách du lịch Hà Nội Sapa 2 ngày 1 đêm có thể tới tham quan làng nghề thủ công truyền thống với các khu tranh thêu tay, khu giới thiệu nghề… vô cùng độc đáo.


Bản Cát Cát không chỉ hấp dẫn du khách bởi phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, trữ tình mà còn bởi những nét văn hóa truyền thống đặc sắc, đa dạng của đồng bào dân tộc Mông.

Đến với Cát Cát, du khách còn có cơ hội trải nghiệm, khám phá những phong tục tập quán, nét đẹp trong tín ngưỡng tôn giáo của người dân, cùng hòa mình vào những điệu múa dịu dàng của cô gái Mông xinh đẹp, hay điệu khèn, tiếng đàn môi xao động lòng người của những chàng trai Mông và thưởng thức những món đặc sản như: rượu ngô, thắng cố, bánh ngô,…

Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2018

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp mê mẩn lòng người của cổng trời Sapa

Cổng trời Sa Pa – một thắng cảnh lý tưởng để bạn có thể chiêm ngưỡng đỉnh Phan Xi Păng – nóc nhà của Đông Dương, một điểm đến thú vị để bạn thả hồn vào khung cảnh mây trời non nước của núi rừng Hoàng Liên.

Đường lên cổng trời

Cổng trời cách thị trấn Sa Pa khoảng 18km về phía Bắc, đường lên quanh co khúc khuỷu với nhiều khúc cua gấp, nhiều đoạn đường hẹp, một bên là vách núi cao sừng sững, một bên là vực sâu thăm thẳm. Và cổng trời Sapa chính là đỉnh của đường bộ cao nhất Việt Nam, đỉnh đèo này có tên là Trạm Tôn len lỏi giữa dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ.


Lên đến cổng trời Sapa, bạn sẽ được chiêm ngưỡng toàn cảnh thung lũng rộng lớn phía dưới là những dãy nương, những thửa ruộng bậc thang đẹp nhất thế giới, những ngôi nhà thấp thoáng giữa rừng núi, những con đường quanh co giữa lưng chừng núi Hoàng Liên.Và phía xa xa là Thác Bạc – một trong 10 thác đẹp nhất ở Lào Cai, âm thanh nước thác đổ ào ào ngày đêm như làm sống động thêm vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng nơi đây.

Tuyệt vời hơn khi đến đây du khách tour du lịch Lào Cai sẽ được ngắm nhìn vẻ đẹp kiêu hùng của đỉnh Phan Xi Păng - nóc nhà của Đông Dương cao vời vợi giữa lưng trời. Đây cũng là một địa điểm “sống ảo” trên cả tuyệt vời cho các bạn trẻ nhé.

Đến thăm cổng trời mùa nào đẹp nhất?

Thời điểm thích hợp để bạn đến cổng trời là từ tháng 9 đến tháng 11 hoặc từ tháng 3 đến tháng 5. Đặc biệt là vào tháng 9-10 là mùa lúa chín, đứng trên cổng trời bạn sẽ được chiêm ngưỡng màu áo mới của Sapa – màu vàng óng trên khắp những quả đồi.

Lộ trình đi du lịch đến cổng trời Sapa


Để đến được cổng trời trước tiên bạn phải đến được thị trấn Sapa, Lào Cai. Và bạn có thể tham khảo một số tuyến đường sau:

Khi tàu dừng ở ga Lào Cai, các bạn có thể bắt xe buýt, xe ôm hoặc xe taxi để đến thị trấn Sapa cách đó khoảng 30km. Tàu thường chạy vào buổi đêm để đến sáng hôm sau là tới nơi, trong thời gian đó bạn có thể nghỉ ngơi lấy sức để chuẩn bị cho một chuyến hành trình dài của mình tại “thành phố ảo” này nhé.

Cách di chuyển từ Sapa đến cổng trời

Khi đã tới Sapa các bạn có thể thuê xe máy để tiện vi vu tới thăm cổng trời và những địa điểm khác tại Sapa nhé. Giá thuê chỉ từ 80k-200k/ngày/xe và tùy vào loại xe du khách tour Hà Nội Sapa 2 ngày 1 đêm đã thuê.


Thêm một cách nữa, bạn cũng có thể di chuyển bằng xe máy nhưng không phải bạn tự lái, đó là đi xe ôm. Bạn có thể “ngỏ giá” với các bác xe ôm tại thị trấn rồi tha hồ đến thăm cổng trời.

Nếu bạn đi du lịch cùng đoàn hoặc nhóm thì có thể thuê taxi hoặc đặt tour tại Sapa để di chuyển đến địa điểm.

Cổng trời Sapa

Hãy đến thăm cổng trời Sapa bạn sẽ có một chuyến du lịch thật thú vị và ý nghĩa đấy. Chúc các bạn có một chuyến đi vui vẻ nhé.

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2018

7 món ăn độc đáo của ẩm thực Hà Giang

Mảnh đất địa đầu Tổ quốc này không chỉ có cháo ấu tẩu hay thắng dền, mà còn nhiều món ăn hấp dẫn hơn thế.

Dưới đây là 7 món ăn mà du khách nên thử khi ghé thăm Hà Giang

1. Thắng dền


Thắng dền là một loại bánh ăn chơi khá phổ biến tại thành phố Hà Giang. Nhiều du khách tour du lịch Hà Giang 3 ngày 2 đêm nhầm tưởng đây là món bánh trôi miền xuôi nhưng thắng dền lại có cách chế biến hoàn toàn khác. Bánh làm từ bột nếp, đường và được nặn thành viên tròn, Chỉ khi có khách gọi, chủ quán mới cho bánh vào luộc rồi chan nước bao gồm đường hoa mai cô đặc, dừa và gừng. Đây là món ăn khá hợp vào khí trời mát mẻ ở Hà Giang, đặc biệt trong những ngày đông. Vị cay cay của gừng sẽ khiến du khách nhớ mãi không thôi.

2. Thắng cố

Mang đậm nét văn hóa vùng cao, thắng cố là món ăn được nhiều du khách tìm tới khi ghé thăm Hà Giang. Được chế biến từ nội tạng và xương trâu, bò, thắng cố không hấp dẫn du khách ngay từ cái nhìn đầu tiên nhưng với những ai sành ăn thì món ăn này vẫn để lại ấn tượng khó quên. Được ninh kỹ với các loại thảo quả và gia vị đặc trưng của miền núi, thắng cố có vị ngậy, bùi khác lạ. Du khách có thể tìm cho mình một bát thắng cố ở bất kỳ đâu nhưng tới các chợ phiên và nhâm nhi cùng cốc rượu ngô của người dân tộc sẽ là lựa chọn tốt nhất.

3. Rêu nướng


Là một món ăn độc đáo của người Tày tại Hà Giang, rêu nướng có hương vị rất riêng. Để có món rêu nướng ngon, người Tày thường lựa chọn những đám rêu non nhất, rồi khéo léo tách phần nhớt phù sa bên ngoài đem trộn với một số loại gia vị như muối, mì chính, lá mùi tàu… sau đó gói vào lá đem nướng. Món rêu nướng của người Tày có tác dụng chữa bệnh nên được nhiều người yêu thích.

4. Rau trộn

Được chế biến từ các loại rau phổ biến tại Hà Giang như cải bắp, cải ngọt hay quả đậu và một số thành phần phụ khác như xúc xích, bánh bao và bánh lơ khoải, dưới đôi bàn tay khéo léo của những con người ở cao nguyên đá, món ăn này trở nên đặc biệt hơn hết. Cách chế biến cũng khá đơn giản. Sau khi chiên riêng từng nguyên liệu, chủ quán sẽ trộn lại cùng một loại tương đặc biệt. Chính loại tương này đã làm nên vị cay lạ của rau trộn. Vị mềm mềm của bánh lơ khoải cùng vị giòn tan của các loại rau quả đã tạo nên sức hấp dẫn riêng cho món ăn này.

5. Bánh cuốn trứng


Cũng là bánh cuốn nhưng ở Hà Giang món ăn này lại không dùng cùng nước chấm như nhiều người vẫn nghĩ. Thay vào đó, khi tráng trên bếp, bánh sẽ được đập thêm trứng rồi dùng chính lớp bột trắng ngần bên ngoài gói lại. Khi thưởng thức, thực khách du lịch Hà Giang sẽ ăn kèm với một bát nước lèo thả giò trắng thơm ngon ở trong. Món ăn này ăn lạnh hay nóng đều ngon vì vị ngậy của trứng cùng hương thơm đậm đà của nước lèo.

6. Bánh tráng

Bánh tráng có lẽ là món ăn không còn xa lạ với nhiều người. Tại cao nguyên đá Hà Giang, nhiều du khách đã dễ dàng tìm được món ăn khoái khẩu này. Cũng được làm từ bột gạo, trứng, hành tươi, bánh tráng Hà Giang có hương vị đặc biệt bởi thứ gạo trồng nơi đây. 

7. Cháo ấu tẩu


“Chưa ăn cháo ấu tẩu thì chưa đến Hà Giang”, câu nói này quả thực không sai. Món ăn này không chỉ có mùi thơm ngậy, bùi cay mà còn có vị đắng đặc trưng của củ ấu tẩu, thành phần chính của cháo. Khi mới ăn bạn sẽ hơi khó nuốt nhưng nếu đã quen thì lại trở thành món ăn gây nghiện. Được coi là món cháo giữ nhiệt do vậy thời điểm phù hợp nhất mà du khách có thể thưởng thức món ăn này là mùa đông.

Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2018

Hương vị dân dã miền núi của nem măng đắng

Nem măng đắng được làm từ lá măng thay cho bánh đa nem của người miền xuôi, nhân thịt gà tơ, gà đồi cùng lá hẹ, củ kiệu băm nhỏ đậm chất núi rừng Tây Bắc.

Măng đắng là món ăn rất phổ biến của các dân tộc Tày, Thái, Mường… ở khu vực miền núi phía Bắc. Măng đắng hầu như có quanh năm nhưng nhiều nhất vẫn là mùa mưa - mùa măng mọc. Măng được chế biến thành nhiều món nhưng độc đáo nhất là nem măng đắng. Đây không chỉ là món ăn dân dã của người dân tộc miền núi mà còn là món yêu thích với những ai đã một lần thưởng thức. Đến nay, nem măng đắng xuất hiện rất nhiều tại các nhà hàng, quán ăn và là món khách du lịch Sapa Y Tý không thể bỏ qua mỗi khi có dịp đến với Lào Cai.


Nem măng đắng được chế biến theo bí quyết cổ truyền của người dân tộc Tày, độc đáo ngay từ phần vỏ bên ngoài. Loại măng được chọn là măng vầu đắng. Theo kinh nghiệm của người hái măng lâu năm thì khi những tiếng sấm đầu mùa xuất hiện cũng là lúc măng trên rừng chuyển sang vị đắng. Người dân tộc mang theo gùi đi vào sâu trong rừng, chọn lựa những mầm măng mới nhú để đủ độ giòn và ngọt. Sau đó đem về luộc cùng chút muối cho bớt vị đắng chát, rồi mới lột lấy những tấm lá bánh tẻ, mềm và dai như những tấm lụa mỏng làm vỏ cho món ăn.

Phần nhân nem được làm từ thịt gà, lá hẹ và củ kiệu băm nhỏ, nêm chút hạt tiêu, nước mắm. Khâu chọn gà quyết định đến độ ngon đặc biệt khác lạ của món ăn. Gà phải là gà tơ, gà đồi, nặng 0,5-0,7 kg, sau khi làm sạch sẽ được người đầu bếp băm nhỏ cả xương lẫn thịt, gân và sụn. 

Kế đến là công đoạn gói nem. Người làm phải thật sự khéo léo và tỉ mỉ cho nhân vào từng lá măng, cuốn tròn lại làm sao để nhân không rớt ra ngoài. Sau đó cho vào chảo mỡ rán vàng, riu riu lửa để nem chín đều, đến khi đã vàng đều các mặt và có mùi thơm thì gắp ra đĩa. 

Khi ăn, nhiều du khách tour du lịch Lào Cai không khỏi trầm trồ bởi hương vị đậm chất núi rừng của món ăn, xen lẫn sự ngạc nhiên thích thú bởi vị giòn sần sật rất êm răng, vị hơi đăng đắng của măng, vị ngọt béo của thịt gà, và mùi thơm của các loại gia vị.



Thưởng thức nem măng đắng bên bếp lửa bập bùng trong bữa cơm chiều ngày lạnh, bạn sẽ được những già làng trưởng bản kể cho nghe về sự tích cây măng đắng trên rừng, gắn liền với tình yêu trong sáng của nàng Bók và chàng Khôm, vì muốn bảo vệ tình yêu đôi lứa mà tìm đến cái chết cùng nhau ở chốn rừng thiêng.

Cây măng đắng mọc lên có vị đắng của tình yêu khổ hạnh, nhưng vẫn có vị ngọt thơm là minh chứng cho tình yêu đẹp của núi rừng. Cũng bởi lẽ đó, người Tày ở Tây Bắc chỉ làm nem măng đắng trong những ngày truyền thống của làng bản. Nhưng đến nay nó đã xuất hiện nhiều hơn trong các bữa ăn để quảng bá với du khách về văn hóa ẩm thực nơi đây.