Thứ Hai, 1 tháng 4, 2019

Nóng hổi to bún cá cay đất Cảng

Bún cá với những miếng cá rán vàng ruộm, chả cá thu mềm thơm ăn kèm với rau dọc mùng giòn và đặc biệt là nước dùng được chế biến ngọt thanh, đậm đà đốn tim nhiều thực khách khi tới đất Cảng.

Nói đến ẩm thực Hải Phòng, người ta thường nghĩ đến bánh đa cua, bánh bèo, bánh cuốn bởi những cách chế biến riêng biệt, công phu và có hương vị đậm đà, dễ chinh phục thực khách du lịch Đồ Sơn giá rẻ. Nhưng món bún cá cay cũng nổi tiếng không kém bởi cách lựa chọn nguyên liệu cầu kỳ và cách chế biến nước dùng đặc trưng mà bất kỳ ai khi ăn rồi sẽ nhớ mãi hương vị riêng biệt đó.


Để làm món bún cá cay, người chế biến thường lựa chọn cá trắm đồng, cá basa rồi lọc xương lấy phần thịt riêng. Thịt cá được ướp cùng với các loại gia vị cho đậm đà và không thể thiếu nghệ. Sau đó cá được chiên trên chảo dầu nóng cho đến khi vàng ươm, giòn rụm.

Nước dùng của món ăn này cũng được chế biến có vị ngọt đậm đà, từ đầu cá, xương cá, xương heo, đun liu riu trên bếp. Khi ăn thực khách sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh.

Món bún cá Hải Phòng khác với bún cá ở các nơi khác bởi người chế biến sử dụng rau dọc mùng giòn giòn, trong khi món bún cá ở địa phương khác kết hợp với rau cần, khi lại kết hợp với rau cải. Những cọng dọc mùng xanh mướt mát, được chế biến công phu nên khi ăn cảm nhận vị giòn sật, rất hấp dẫn.

Ở Hải Phòng, nhiều quán ăn đều sử dụng nước me để gia giảm cho món ăn, thay vì giấm bỗng. Bạn sẽ cảm nhận vị chua chua, thơm thơm, xì xụp thìa nước mới cảm nhận được hương vị riêng này.


Bát bún cá cay được dọn ra tới tay thực khách du lịch hè 2019 rất đầy đặn, hấp dẫn bởi màu xanh mướt mát của dọc mùng, màu vàng ươm của cá rán, vài viên chả cá, điểm thêm vài miếng cà chua đỏ hấp dẫn và vị cay nồng của ớt. Bún cá cay là sự lựa chọn thích hợp cho du khách vào những ngày tiết "đỏng đảnh". Giá một suất ăn từ 25.000 đồng, bạn có thể yêu cầu tô thập cẩm gồm cả lòng cá để đổi vị.

Bạn có thể đến những quán ăn trên phố Trần Phú, Lê Lợi, Nguyễn Công Trứ để thưởng thức.

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2019

Hương vị đậm đà độc đáo của tô bún bò giờ heo xứ Huế

Bún bò giò heo xứ Huế là một trong số 12 món ăn Việt Nam được xác lập Kỷ lục châu Á trong năm 2012 và là 1 trong 10 đặc sản ẩm thực lọt vào top Đặc sản Việt Nam lần thứ nhất (2012). 

Nhắc đến bún bò giò heo xứ Huế phải nói đến nghề làm bún ở Huế. Thủy tổ của nghề làm bún tại làng Vân Cù (thị xã Hương Trà), làng bún nổi tiếng và xa xưa của Huế, là Cô Bún.


Nồi bún bò giò heo xứ Huế với nước bún, thịt bò, giò heo, chả tôm, gạch cua, huyết… được người phụ nữ Huế đảm đang nội trợ nêm nếm sả, ớt màu, ớt bột, tiêu, tỏi, hành… rất tính toán, chi li, cẩn thận, cốt sao để phù hợp với khí trời và khẩu vị chung cho cả các khách hàng. Du khách du lịch Lăng Cô Huế chưa đủ “áp phê” còn có thể tự mình nêm nếm thêm ớt tươi, ớt tương hay nước mắm ớt tỏi. Do đó, ăn bún bò giò heo xứ Huế có thể làm tăng nhiệt, giúp cho cơ thể có sự tuần hoàn khỏe mạnh vào những ngày trời Đông giá rét.

Tô bún bò Huế ngon phải có nước dùng trong, không đục, nóng từ 80- 90 độ C, nổi nhiều váng mỡ trên mặt. Nước dùng phải được chế biến và sử dụng trong ngày. Về màu sắc, sản phẩm phải hội đủ các màu tươi thắm tạo sự bắt mắt, ngon miệng, trên bề mặt của tô bún có màu đỏ của ớt chưng; màu trắng của sợi bún; màu nâu của thịt, huyết (tiết); màu vàng cam của chả cua, hồng nhạt của chả heo; màu xanh của hành, ngò; màu đỏ của lát ớt, dậy mùi thơm của sả và các loại rau gia vị, ruốc... Về vị, phải ngon ngọt đậm đà của các loại thịt và xương hầm, cay vị ớt, không có vị lạ khác, ăn xong vẫn còn vị của bún bò Huế không lẫn với vị của thực phẩm khác.

Các yêu cầu của nguyên vật liệu chính cũng rất “khắt khe”. Bún phải làm từ tinh bột gạo với phụ gia bột lọc, sợi bún dài, hơi dai, không đứt gãy, sợi bún không có mùi chua, mùi lạ. Các loại thịt và sản phẩm thịt phải được đóng dấu kiểm dịch trên sản phẩm, phải tươi, không nhiễm bẩn hoặc hóa chất độc hại. Thịt giò heo có khoanh tròn dày khoảng 2,5-3cm, được ninh vừa đủ độ chín để đảm bảo miếng thịt được giòn, ngọt và không bị nhừ; thịt bò bắp, bò gân đã được rửa qua nước muối pha loãng (nồng độ 2%) và được cắt từ những miếng thịt đã hầm vừa đủ độ chín; chả heo, bò, cua; huyết (tiết) phải được luộc chín.


Rau và gia vị ăn kèm cũng phải được lựa chọn. Rau sống gồm: cải con, rau thơm, xà lách, giá đỗ, bắp chuối… được mua từ các nhà cung cấp uy tín và chất lượng (có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng) và phải có trạng thái tươi tự nhiên. Các loại gia vị ăn kèm gồm nước mắm, ớt tươi, tương ớt, chanh.

Mấy mệ mấy o ở Huế thường hỏi rất chi li về khẩu vị của khách bởi sợ khách du lịch hè 2019 ăn không được ngon miệng. Như, khách có ăn cay được hay không, có cần khoát nước màu cho đỡ cay, đỡ chất béo không? Bởi thế, ăn một tô bún bò giò heo xứ Huế, du khách không những được thưởng thức một món ngon của vùng đất cố đô mà còn được thụ hưởng cả nét văn hóa ứng xử đầy lòng hiếu khách của người Huế.

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2019

Phát huy nét đẹp trong các lễ hội truyền thống xứ Kinh Bắc

Mùa lễ hội 2019, MTTQ các cấp tỉnh Bắc Ninh đã tích cực giám sát, tuyên truyền, vận động nhân dân góp phần cùng chính quyền gìn giữ, phát huy được nét đẹp văn hóa truyền thống, đẩy lùi mặt trái của lễ hội.

Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bắc Ninh Vũ Hùng cho biết, trong lễ hội Xuân 2019, công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã có sự chuyển biến tích cực, đi vào nề nếp. Các hoạt động lễ hội diễn ra trang trọng, an toàn, tiết kiệm, cùng nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và các trò chơi dân gian sôi nổi, thu hút đông đảo nhân dân và du khách đền bà Chúa Kho Bắc Ninh tham gia. Công tác tuyên truyền được các ban quản lý di tích, ban tổ chức lễ hội quan tâm, nội dung tuyên truyền phong phú như: Tuyên truyền về lịch sử di tích, ý nghĩa lễ hội, việc thực hiện nếp sống văn minh tại di tích và lễ hội, các quy định về bảo vệ di tích…


Đáng chú ý ở mùa lễ hội năm nay tình trạng mê tín dị đoan, tình trạng lộn xộn, chèo kéo khách, đổi tiền lẻ, khấn thuê, đặt hòm tiền công đức, cúng sao ở các chùa … đã được giảm nhiều so với các năm trước. Công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường và hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được tăng cường kịp thời tại một số đền, đình, chùa nổi tiếng như: Lễ Hội Lăng Kinh Dương Vương, Bà Chúa Kho, Đền Đô, Đền Giếng, chùa Dâu, chùa Bút Tháp, chùa Phật Tích, chùa Dạm…

Ông Vũ Hùng khẳng định, đạt được những kết quả trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội đầu Xuân 2019 là do có sự chỉ đạo sát của các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, sự tham mưu tích cực, kịp thời của ngành VHTTDL các địa phương có di tích. Cùng với đó là sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban, ngành. Công tác tuyên truyền, giới thiệu về ý nghĩa, giá trị của di tích, lễ hội được tăng cường. Từ đó, ý thức của người tham gia lễ hội được nâng lên, hạn chế tình trạng chen lấn, xô đẩy, xả rác bừa bãi, ném thả tiền xuống giếng…

Đặc biệt, với vai trò giám sát, vận động từ trước khi lễ hội được tổ chức, cán bộ MTTQ các cấp đã tích cực tuyên truyền nhân dân thực hiện chủ trương văn minh trong lễ hội. “Nếu phát hiện các hiện tượng có tính chất hủ tục, phản cảm, thiếu văn hóa, văn minh, hoặc lôi kéo mọi người vào những trò chơi thiếu lành mạnh, MTTQ ngay lập tức kiến nghị ban tổ chức lễ hội xử lý kịp thời” - ông Vũ Hùng khẳng định.


Đặc biệt là hoạt động giám sát của MTTQ được triển khai rất cụ thể từ cấp cơ sở. Nội dung giám sát tập trung vào công tác bảo đảm trật tự đô thị, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy. Cùng với đó là giám sát việc trông giữ xe, và nhất là chú trọng giám sát nhằm ngăn chặn đối tượng xấu lợi dụng lễ hội đông người để tuyên truyền đạo trái phép.

Theo ông Vũ Hùng, với sự tăng cường giám sát của hệ thống MTTQ từ tỉnh đến cơ sở, sự chủ động, tích cực của các cấp chính quyền và lực lượng chức năng, cùng với đó là tuyên truyền vận động để người dân địa phương cũng như du khách tour du xuân 2019 đến với lễ hội ngày càng hiểu và biết trân trọng những nét văn hoá truyền thống. Nhờ đó lễ hội diễn ra trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 2019 đã giảm bớt được những hình ảnh phản cảm, mặt trái tại các lễ hội dần được đẩy lùi.  

Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2019

Những ấn tượng đẹp của Đền Đô trong lòng du khách

Đền Đô (hay còn gọi là đền Lý Bát Đế) là Di tích lịch sử-văn hóa Quốc gia đặc biệt nằm trên địa bàn phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Đền là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng thờ 8 vị vua triều Lý. Trong những ngày đầu năm mới, rất nhiều du khách tour du xuân 2019, học sinh đã đến đây tham quan, dâng hương tưởng nhớ, tri ân công đức các vị vua nhà Lý. Đến đền Đô, điều để lại ấn tượng cho du khách là không gian thoáng đãng, linh thiêng, cổ kính. Tại đây không có hiện tượng khách hành hương chen lấn lễ bái.

Tạo thuận lợi cho du khách đến tham quan di tích


Khác với một số địa điểm du lịch tổ chức thu vé tham quan, Ban quản lý di tích đền Đô không thu vé từng người mà tạo mọi điều kiện thuận lợi cho du khách đến chiêm bái, lễ đền. Du khách về đền còn được sử dụng nước uống miễn phí. Khu vệ sinh sạch sẽ cũng không thu phí vệ sinh. Nhiều trường học tổ chức chương trình giáo dục truyền thống lịch sử cho các em học sinh được ban quản lý đền cử nhân viên thuyết minh, làm lễ dâng hương, dẫn đi tham quan di tích và sử dụng khuôn viên của đền để tổ chức các hoạt động ngoại khóa.

Cô Nguyễn Thị Mỵ (phường Hạp Lĩnh, thành phố Bắc Ninh) tâm sự: “Đến thăm đền Đô nhận được sự đón tiếp chu đáo của nhà đền, tôi cùng các thành viên trong đoàn cảm thấy rất phấn khởi. Qua tham quan tìm hiểu thực tế tại đền, chúng tôi có dịp hiểu thêm về lịch sử đất nước, tự hào về truyền thống quê hương”.


Ông Nguyễn Đình Vĩ, Trưởng ban quản lý di tích đền Đô Bắc Ninh cho biết: “Được sự chỉ đạo của chính quyền địa phương, ban quản lý di tích luôn quan tâm đến công tác đón tiếp và phục vụ du khách thập phương đến thăm đền. Ban quản lý đã chủ trương không thu vé tham quan từng người, không làm dịch vụ, tạo tâm lý thoải mái, phấn khởi cho du khách tham quan đền, để nơi đây thực sự là “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống yêu nước, lịch sử dân tộc”.

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2019

Nhớ cái hồn xưa của thành phố ngàn hoa

Cứ ngỡ thành phố ngàn hoa chỉ quá tải du khách trước và trong dịp Tết Nguyên đán, ai ngờ đã gần hết tháng giêng mà chúng tôi vẫn chen chúc giữa biển người. Bất cứ ai lên xứ sở ngàn hoa, nên thơ, nên nhạc vào những dịp lễ, Tết đều rơi vào cảm giác hụt hẫng, tiếc nhớ một Đà Lạt xưa. Nhớ cái khí hậu mát lạnh hòa quyện trong cỏ cây hoa lá muôn sắc màu; nhớ cái tĩnh mịch liêu trai như ru hồn người lữ khách…

Nhớ hồn Đà Lạt

Thay vào không gian mơ mộng đó, Đà Lạt những ngày này là một biển người chen chúc, với những từ ngữ nhận xét bộc phát đồng nghĩa của du khách du lịch Đà Lạt như “kinh khủng”, “dễ sợ”, “khiếp quá”,… kèm những cụm từ ngắn gọn nhắc nhở nhau như “coi chừng móc túi”, “coi chừng đi lạc”, “hãy cầm tay nhau”,..


Ngay buổi tối đầu tiên đến Đà Lạt, chúng tôi đã may mắn gặp một người Đà Lạt gốc (chị đã ngoài 60 tuổi, được sinh ra lớn lên ở Đà Lạt), chị Nguyễn Thị Y chia sẻ: “Người Đà Lạt cũ rất chi là lịch sự, mua bán rất nhã nhặn. Giờ ngay cả như mình, cũng ngại đi chợ truyền thống. Người Đà Lạt căn bản một chút hầu như đi siêu thị, vì hàng hóa ngoài chợ truyền thống thì thật giả lẫn lộn, không đảm bảo chất lượng, người mua bán thì hung dữ, thách đố, làm mình cũng không trả giá được,… Đó là điều mà tôi cũng như những người Đà Lạt xưa đều vô cùng tiếc nuối…”.

Thành phố Đà Lạt những ngày quá tải, dù giá phòng lưu trú đã được niêm yết công khai, nhưng từ 300 ngàn đồng/phòng/đêm, vẫn tăng lên 1,5 triệu đồng/phòng/đêm; phòng từ 500 ngàn đồng/phòng/đêm vẫn tăng lên 2,5 triệu đồng. Thế nhưng, đến nay vẫn không thấy du khách nào lên tiếng phàn nàn về việc ấy, vì đó là “do du khách tự thuyết phục và chấp nhận, chứ không phải khách sạn đòi lên”. Bởi lẽ, những người kinh doanh cơ hội tại thành phố mộng mơ này cũng thừa biết “cái thế” của mình, du khách khó có thể ngủ trên xe, ngoài trời trong đêm lạnh…

Thực tế, sự quá tải buồng phòng không phải là vấn đề lớn, bởi những năm gần đây, người dân Đà Lạt đã biết lợi dụng thế mạnh du lịch, nên gần như nhà nhà làm du lịch. Số lượng phòng lưu trú tăng lên gấp rưỡi lần do nhà ở của nhiều người dân đã biến thành homstay,…

Cần xem lại chất lượng dịch vụ

Tôi đã có N lần đến với Đà Lạt. Song, cảm nhận về dịch vụ du lịch tại thành phố du lịch nổi tiếng này: lần sau luôn tệ hơn lần trước. Phải chăng, khi nhà nhà đổ xô làm du lịch (homstay), các cơ quan quản lý nhà nước mất kiểm soát với loại hình lưu trú này ?!...

Một biệt thự homsaty được cấp phép, treo bảng kinh doanh, nằm ngay trung tâm thành phố (cách Hồ Xuân Hương gần 300m), nhưng khi chúng tôi vào ở, cứ ngỡ mình đang trở về thời khốn khó của thập niên 80, mùi ẩm mốc chưa được khử trùng xộc vào mũi khi du khách vừa mở cửa… Những thiết bị cũ kỹ và dơ bẩn vẫn không được thay thế, dù sự thay thế đó không mất quá 500 ngàn đồng.


Chị H.T.M - du khách đến từ Nha Trang bộc bạch: “Tôi được người địa phương giới thiệu 1 homstay ngay trung tâm (gần trạm bán vé Phương Trang). Thật bất ngờ, khi đơn vị quản lý cấp phép cho kinh doanh theo hình thức homstay. Tôi nghĩ, nó là phòng trọ thì đúng hơn, bởi đơn giản nó chỉ là 1 cái phòng để ngủ, ngoài ra không có bất cứ sinh hoạt gì thú vị, chung với gia đình. Họ chỉ là lạm dụng từ homstay, vậy mà các nhà quản lý vẫn cứ cấp phép…”.

Sau nhiều ngày trải nghiệm, nếu phân tích đúng nghĩa của một thành phố du lịch, Đà Lạt vẫn “thừa chỗ ngủ, thiếu chỗ chơi”. Ban ngày, hầu hết du khách du lịch Đà Lạt 3 ngày 2 đêm lang thang chụp hình lưu niệm và ăn; đêm đến, hầu hết du khách đổ về chợ. Nếu đến Đà Lạt để vui chơi, chắc chắn du khách sẽ thất vọng. Vì những khu vui chơi giải trí của Đà Lạt nghèo nàn, thiếu hấp dẫn. Nếu đến Đà Lạt để nghỉ dưỡng thì đừng ra phố, đừng vào chợ, mới cảm nhận được sự bình an và tránh những phiền toái đáng tiếc như kẹt xe, rác thải bừa bãi, tình trạng chen lấn tại các nhà hàng, quán ăn, chợ truyền thống cũng như chợ văn minh,…

Hầu hết những du khách đã từng yêu thành phố ngàn hoa - Đà Lạt, quay lại đều thất vọng và nhớ hồn Đà Lạt. Đó là một thành phố sương mù yên ả mê hồn…

Đứng giữa Đà Lạt mà lạc lõng, mà nhớ về Đà Lạt… Nếu các nhà quản lý, các nhà làm du lịch địa phương không chú trọng đến cảm xúc du khách đến Đà Lạt, thì e rằng sự hấp dẫn của thành phố mộng mơ sẽ không còn níu chân người lữ khách trong một tương lai không xa.

Thứ Hai, 25 tháng 2, 2019

Những danh thắng độc đáo của đất Quảng Yên

Không chỉ là một vùng đất có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, các lễ hội truyền thống đặc sắc, Quảng Yên còn là nơi sở hữu nhiều di tích, danh thắng. Đặc biệt, trên địa bàn thị xã còn lưu giữ được nhiều công trình kiến trúc Pháp mà nổi bật là trụ sở HĐND và UBND thị xã ngày nay. Bên cạnh công trình này còn có hai cây lim Giếng Rừng, được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia.


Hai cây lim cổ thụ dưới chân núi Tiên Sơn, phố Đoàn Kết xưa, gắn liền với hai giếng thơi - Giếng Rừng. Hai giếng này có từ lâu đời, nằm gần hai cây lim. Khu vực này trước đây là những cánh rừng cổ trên mảnh đất Yên Hưng. Những bãi cọc lim Bạch Đằng gắn với những chiến công vang dội thời Tiền Lê và Lý - Trần được khai thác từ những cánh rừng này. Hai cây lim trên 700 tuổi là di tích còn sót lại của những cánh rừng lim bạt ngàn ngày xưa. Di tích Hai cây lim Giếng Rừng chỉ cách Bãi cọc Bạch Đằng khoảng 2km, được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1988.

Theo ông Lê Vang, khu 5, phường Quảng Yên, TX Quảng Yên - nhà gần di tích Hai cây lim Giếng Rừng, cho biết: Hai cây lim gắn liền với 2 giếng thơi ở đây mà chúng tôi vẫn gọi là Giếng Rừng. Giếng quanh năm đầy nước, không bao giờ cạn, nước giếng ngọt, mát. Ngày xưa, giếng là nơi cả huyện Yên Hưng lấy nước dùng sinh hoạt, người dân bên vùng đảo Hà Nam cũng thường xuyên sang đây gánh nước về dùng. Đến giờ, tuy có nước máy rồi nhưng các hộ dân chúng tôi quanh đây vẫn cứ dùng nước ở giếng để nấu ăn...


Hai cây lim Giếng Rừng thân cây cao khoảng 30m, cành lá xum xuê, xanh tốt, tán lá vươn dài tới 20m. Trải qua năm tháng và khí hậu khắc nghiệt nhưng cây vẫn xanh tươi như một tượng đài mộc mạc, đơn sơ nhưng đầy sinh lực. Hai cây lim cổ thụ Giếng Rừng không chỉ có giá trị về mặt lịch sử, gợi nhớ thời kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc mà còn có giá trị về mặt tự nhiên. Được biết, nhiều nhà khoa học đề nghị nhân giống hai cây lim cổ thụ trồng thành những rừng gỗ lim quý phục vụ sản xuất và đời sống.

Dời hai cây lim Giếng Rừng, từ phố Ngô Quyền, rẽ sang phố Trần Hưng Đạo, du khách tour du xuân 2019 có thể đến thăm một trong những công trình kiến trúc Pháp tiêu biểu vẫn còn lưu giữ lại trên địa bàn TX Quảng Yên, đó là trụ sở HĐND và UBND TX Quảng Yên mà trước kia là nhà Công sứ Quảng Yên. Nhà Công sứ Quảng Yên đã có hơn 120 năm tuổi, được xây dựng năm 1888-1890. Đây là nơi làm việc của Công sứ Quảng Yên, sau là dinh tỉnh trưởng tỉnh Quảng Yên. Toà nhà mang phong cách kiến trúc của Pháp, nhưng vẫn có hồn vía Việt qua các ô cửa sổ, sân vườn và vị trí phong thuỷ phương Đông của toà nhà. Trải qua thời gian dài và những lần tu bổ, tôn tạo, nhưng đến nay ngôi nhà và khuôn viên vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2019

Giò trứng Nộn Khê - Thương hiệu riêng của ẩm thực Ninh Bình

 “Từ xưa giò trứng Nộn Khê/Trên mâm cỗ Tết thiếu thì kém sang”, món ăn đặc sản giò trứng từ xa xưa đã đi vào thơ ca của người dân làng Nộn Khê (huyện Yên Mô - Ninh Bình). Món quà quê bình dị, dân dã được dùng trong nhiều dịp quan trọng.

Về làng Nộn Khê những ngày này, bước qua cổng làng, du khách tour du xuân 2019 bắt gặp ngay hình ảnh những chiếc giò trứng được nẹp bằng gỗ dựng sát đường, hơi khói tỏa ra nghi ngút.



Nộn Khê là làng văn hóa thuộc huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình với nhiều nét văn hóa đặc sắc như Lễ hội Báo Bảng, chợ đêm cổng Đình vào rằm tháng Giêng.

Đặc biệt, giò trứng Nộn Khê là món ăn không thể thiếu làm nên nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của làng. Cũng vì vậy mà tên món giò trứng gắn liền với tên của làng - giò trứng Nộn Khê.

Bà Bình (60 tuổi) - người có hàng chục năm kinh nghiệm gắn bó với nghề làm giò trứng Nộn Khê cho biết: "Người dân nơi đây không biết giò trứng có từ bao giờ, chỉ được nghe ông bà kể lại. Khi ông bà lớn lên đã có món này rồi, và đó là món ăn không thể thiếu trong những mâm cỗ: ngày cưới hỏi, ngày hiếu hỉ, ngày giỗ chạp, đặc biệt là ngày Tết và những dịp lễ hội quan trọng của làng. Cũng vì thế mà quanh năm đều có giò trứng, nhưng chủ yếu nhất vẫn là mùa lạnh và đỉnh điểm là dịp Tết Nguyên Đán".

Nguyên liệu chính làm nên món giò trứng của người Nộn Khê gồm thịt lợn xay, ba chỉ, trứng gà, lá chuối, lạt buộc và các loại gia vị trong nhà bếp.


Mỗi lớp thịt lại một lớp trứng, kèm theo vài lát thịt ba chỉ, cứ thế xếp chồng lên nhau, đan xen tầng tầng tầng lớp lớp, hòa quyện vào nhau đầy đặn vuông vắn.

Bí quyết để món trứng giò khi cắt ra trông được đẹp, nhìn như cánh hoa là phụ thuộc vào trình độ cũng như sự tài hoa, khéo léo sắp xếp trứng của người thợ.

Trứng gà phải dùng sợi cước mảnh để cắt đôi theo chiều dọc quả trứng, không thể dùng dao dày vì rất dễ làm vỡ trứng. Trứng sắp xếp thành 2 lớp riêng, mỗi lớp xếp thành các hàng so le nhau cho đều. Mỗi chiếc giò sử dụng khoảng 10 - 16 quả trứng tùy thuộc kích thước giò cũng như sở thích của khách hàng.

“Muốn ngon, đúng vị, điều quan trọng là thịt lợn phải là thịt mông tươi, nóng dẻo khi vừa mổ mới đạt yêu cầu, không dùng thịt nguội . Trứng phải luộc thật kỹ, thịt ba chỉ được ướp gia vị đầy đủ cho thẩm thấu từng thớ thịt. Lúc bó giò phải trải thật đều tay. Sau khi luộc giò chín (khoảng 2,5 tiếng), phải đưa đi ép vuông ngay để định hình giò, công đoạn ép này phải mất từ 4-5 tiếng, lúc ấy giò nguội thì mới được” -bà Bình nói.

Giò trứng Nộn Khê ăn kèm hành muối, mọc luộc với chút nước mắm ngon là chuẩn nhất. Giò trứng kích thích tất cả các giác quan thực khách tour Hà Nội Bái Đính Tràng An khi ăn, với hương vị béo ngậy của thịt ba chỉ, nạc xay, trứng gà bùi ngậy, mùi thơm của lá chuối tươi cùng gia vị hòa quyện tạo nên nét đặc trưng.

Sự sáng tạo, tinh tế của giò trứng thể hiện ở chỗ đưa trứng gà vào kết hợp cùng món giò quen thuộc làm tăng dinh dưỡng, tăng cảm giác ngon miệng, giảm độ ngấy so với giò thông thường.

Màu sắc đẹp mắt tinh tế hơn khi kết hợp với màu trắng và vàng tươi của trứng, y như điểm hoa cho món ăn.

Giò trứng chỉ sử dụng được trong 1 tuần và phải bảo quản trong tủ lạnh. Đôi bàn tay khéo léo, sáng tạo kết hợp với sự tinh túy trong ẩm thực đã tạo nên sức hút cho món ăn mang thương hiệu Nộn Khê.


Giò vốn là món ăn quen thuộc của người Việt Nam, từ giò lụa đến giò xào. Tuy nhiên giò trứng thì chỉ riêng làng Nộn Khê mới có. Với kinh nghiệm hơn 20 năm làm giò, ông Nguyễn Văn Quyền- 59 tuổi chia sẻ: "Món giò trứng trông thì dễ nhưng làm thì kỳ công, rất khó và nhiều công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ cao. Giò trứng muốn vận chuyển xa phải được đóng thùng, đi xe lạnh để đảm bảo chất lượng".

Trong làng, hầu như ai cũng biết làm giò trứng. Thế nhưng để giò thật ngon, có thẩm mỹ, chuẩn vị truyền thống thì chỉ có 3 hộ gia đình đảm bảo tốt nhất và trở thành 3 cơ sở sản xuất uy tín. Trong đó, thương hiệu giò trứng bà Bình là nổi tiếng nức vùng gần xa, phải đặt trước mới có. Vào mùa, mỗi ngày bà làm ít thì 100kg giò trứng, đỉnh điểm có ngày lên đến 300-400kg.

Món giò trứng Nộn Khê đã xuất sắc khi đạt giải Ba trong “Hội thi nấu ăn ngành du lịch Ninh Bình năm 2017”.

Món ăn gia truyền độc đáo này đã theo chân nhiều người con trong làng làm ăn xa ở mọi miền, mang thương hiệu riêng của làng - giò trứng Nộn Khê bay xa hơn, trở thành niềm tự hào của người dân nơi đây.

Thứ Hai, 11 tháng 2, 2019

Những danh thắng thu hút du khách du xuân từ Bắc vào Nam

Đi hội du xuân ngày đầu năm là một thú vui cũng là nét đẹp văn hóa từ ngàn xưa không thể thiếu đối với người dân trên Việt Nam. Các lễ hội với nhiều tính chất khác nhau không chỉ là dịp để du ngoạn, vui chơi mà còn là dịp để mọi người nhớ lại những giá trị truyền thống của dân tộc.

Lễ hội chùa Hương

Chùa Hương là một di tích và danh lam thắng cảnh nổi tiếng thuộc xã Hương Sơn – Mỹ Đức – Hà Nội. Thông thường lễ hội chùa Hương sẽ diễn ra từ ngày 6 tháng 1 đến hết tháng 3 âm lịch. Đây là một trong những lễ hội kéo dài nhất cả nước. Đến với lễ hội, du khách sẽ được tham gia vào hành trình về cõi Phật và ngồi thuyền đắm mình trong không gian của non nước mênh mông.


Chiều 9/2 (mùng 5 Tết) lượng du khách đổ về chùa Hương rất đông khiến khu vực suối Yến luôn trong tình trạng chật kín người qua lại.

Sáng 10/2 (tức mùng 6 Tết Nguyên đán Kỷ Hợi), Lễ hội chùa Hương (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội) chính thức khai hội thu hút hàng vạn du khách thập phương về du xuân, vãn cảnh…

Lễ hội chùa Hương năm nay sẽ có khoảng hơn 4.500 đò phục vụ du khách du lịch chùa Hương 1 ngày, công tác ANTT luôn được đảm bảo an toàn cho du khách. Những hiện tượng vi phạm quy định của lễ hội như: đổi tiền lẻ, chèo kéo, ép giá khách, kinh doanh dịch vụ mê tín dị đoan, cờ bạc trá hình…sẽ bị lực lượng chức năng xử lý nghiêm.

Ban tổ chức lễ hội chùa Hương cho biết chỉ trong ba ngày Tết đã có gần 80.000 lượt khách trẩy hội, tăng 5.000 lượt so với cùng kỳ năm ngoái.

Cùng với đó, Ban tổ chức lễ hội chùa Hương (BTC Lễ hội chùa Hương) đã có kế hoạch hướng dẫn khách tham quan dâng lễ, đặt tiền đúng nơi quy định, bố trí lực lượng trông giữ xe, phân luồng giao thông… Đối với các hộ kinh doanh dịch vụ, ban tổ chức yêu cầu phải có biển hiệu rõ ràng, cầu không quảng cáo và chế biến thực phẩm từ động vật hoang dã, không treo móc thịt các loại trước cửa hàng gây phản cảm, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Được biết, mùa lễ hội năm nay, BTC Lễ hội chùa Hương đã miễn phí vé thắng cảnh cho du khách trong 3 ngày (từ ngày 30 tháng Chạp năm 2018 và mùng 1, mùng 2 Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019). Chỉ tính riêng hôm nay (mùng 5 Tết) đã có hơn 5.000 lượt du khách trong và ngoài nước về trẩy hội. Còn từ mùng 3 – 5 Tết Nguyên đán, theo thống kê của BTC đã có khoảng hơn 120 ngàn du khách đổ về Chùa Hương tham quan, vãn cảnh. Theo đại diện BTC Lễ hội chùa Hương cho biết, giá vé dịch vụ năm nay không thay đổi: Vé thắng cảnh 80.000 đồng/lượt, dịch vụ đò 50.000 đồng/người, gửi xe 9 chỗ trở xuống 40.000 đồng/lượt vào ban ngày, 60.000 đồng/lượt vào ban đêm, xe máy 2.000 đồng/lượt vào ban ngày, 5.000 đồng/lượt vào ban đêm.

Lễ hội chùa Bái Đính

Ngày 10/2 (tức mùng 6 tháng Giêng), tại chùa Bái Đính – ngôi chùa lớn nhất Việt Nam (xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) đã diễn ra lễ khai hội chùa Bái Đính Xuân Kỷ Hợi 2019.


Lễ khai mạc do Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình tổ chức với sự tham dự của đại diện Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam; lãnh đạo tỉnh Ninh Bình cùng đông đảo tăng ni, phật tử, du khách tour du lịch Bái Đính Tràng An 1 ngày thập phương dự lễ.

Trong không khí hân hoan của lễ hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình – Nguyễn Thị Thanh đã đánh trống khai hội chùa Bái Đính. Tiếp đó, đại diện lãnh đạo tỉnh Ninh Bình, các chức sắc đã dâng lục cúng, dâng hương bạch Phật, cầu nguyện cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Chùa Bái Đính cổ được xây dựng cách đây hàng nghìn năm, tọa lạc ngay trong hang động núi Đính, là một danh lam nổi tiếng của đất trời Cố đô. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, chùa Bái Đính cổ vẫn được trân trọng, giữ gìn cho đến ngày hôm nay. Để phát huy giá trị văn hóa Phật giáo, chùa Bái Đính đã được mở rộng, xây dựng mới, trở thành trung tâm tín ngưỡng lớn của cả nước. Chùa Bái Đính nằm trong Quần thể Danh thắng Tràng An đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và thiên nhiên thế giới.

Hà Tĩnh: Tưng bừng khai hội chùa Hương

Ngày 10/2 (tức mùng 6 Tết Kỷ Hợi), UBND huyện Can Lộc phối hợp với Công ty CP Đầu tư và Phát triển du lịch Hồng Lĩnh tổ chức Lễ khai hội Chùa Hương Tích (xã Thiên Lộc, Can Lộc) mở đầu một mùa du lịch tâm linh năm 2019 của tỉnh Hà Tĩnh. Về dự buổi lễ có lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể cùng đông đảo tăng ni, phật tử và du khách thập phương.


Nhiều hoạt động vui chơi giải trí dân gian như thi kéo co, đẩy gậy, chọi gà, bịt mắt bắt vịt, bịt mắt bắt lợn… đang diễn ra sôi động.

Chùa Hương Tích (xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) từ lâu đã được xứng danh là “Hoan Châu đệ nhất danh lam”, là chốn bồng lai tiên cảnh với suối reo, đồi thông xanh mờ ảo trong làn sương khói mỗi sáng sớm cùng tiếng chuông chùa ngân lên khiến lòng người càng thanh tịnh.

Chùa Hương Tích Hà Tĩnh không những là địa chỉ linh thiêng để người dân về đây hành hương, vãn cảnh mà còn là danh thắng nổi tiếng của đất nước ta. Nơi đây được Vua Minh Mạng chọn khắc vào một trong chín đỉnh đồng đặt ở sân Thái Miếu Kinh đô Huế. Lễ hội Chùa Hương là một nét đẹp văn hoá truyền thống, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân cả nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng.

Lễ hội đền Bà Đen (Tây Ninh)

Lễ hội đền Bà Đen (Tây Ninh) là một trong những lễ hội đông vui nhất phương Nam. Lễ hội thường kéo dài từ đầu đến hết tháng Giêng, đón hàng triệu du khách từ TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh khác thuộc Nam bộ đổ về hành hương, lễ bái và thăm quan du lịch. Đoàn hàng nghìn người rồng rắn leo núi lên lễ đền Linh Sơn Thánh Mẫu là một trong những cảnh tượng quen thuộc đối với các du khách tới trẩy hội.


Điểm ấn tượng nhất khi tới lễ hội đền Bà Đen là văn hóa mộ đạo, không đặt nặng vấn đề cúng tiền. Du khách có thể lưu lại chùa một hai ngày, thưởng thức cơm chay, rồi tha thẩn lên đỉnh núi ở độ cao 380m nơi có Miếu Sơn Thần để ngắm mây vờn quanh chân và tận hưởng phong cảnh hùng vĩ của Núi Bà.

Lễ hội Đền Bà Đen (hay còn gọi là lễ hội đền Linh Sơn Thánh Mẫu) diễn ra từ ngày mùng 10 đến rằm tháng Giêng hàng năm với hàng trăm ngàn du khách các tỉnh đều đến đây đi lễ, xin phước lành bà Linh Sơn Thánh Mẫu.

Đền nằm trên lưng chừng núi cao khoảng 380m. Đền đến nay đã được trùng tu nhiều lần với con đường bậc thang cho người đi bộ từ chân núi đi lên.

Đền Đức Thánh Trần (TP.HCM)

Diễn ra từ ngày 8 đến ngày 10 tháng Giêng hàng năm, hội đền Đức Thánh Trần ở TP.HCM cũng là dịp để tri ân công đức Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, đồng thời giáo dục truyền thống, lịch cho thế hệ trẻ. Đi du lịch Sài Gòn vào dịp du lịch lễ hội, tham gia lễ hội Đức thánh Trần ở Sài Gòn, du khách còn được tham quan nhiều di tích lịch sử có giá trị văn hóa đặc biệt ở nơi đây.

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2019

Giá vé thắng cảnh chùa Hương 2019 sẽ không thay đổi

UBND huyện Mỹ Đức cho biết trong mùa lễ hội năm nay, BTC lễ hội đã tăng cường 4.000 đò hoạt động trên suối Yến với giá vé 50.000 đồng, trang bị áo phao, bảo đảm yêu cầu về an toàn đường thủy cho du khách.

Chiều 22/1, trong buổi giao ban báo chí tại Thành ủy Hà Nội, ông Nguyễn Văn Hoạt - Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức đã thông tin về công tác tổ chức Lễ hội - du lịch Chùa Hương năm 2019.


Theo Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, với chủ đề "Lễ hội kỷ cương - văn minh du lịch" đây là năm đầu tiên Mỹ Đức tổ chức lễ hội sau khi được Thủ tướng Chính phủ công nhận xếp hạng quần thể di tích thắng cảnh Hương Sơn - chùa Hương là Di tích quốc gia đặc biệt.

Ban Tổ chức lễ hội đã thành lập các tiểu ban, trạm kiểm tra, tổ kiểm tra; trưng tập một số cán bộ, chiến sĩ của các cơ quan TP, huyện, xã Hương Sơn tham gia phục vụ lễ hội gồm: Tiểu ban văn hóa - xã hội; kinh tế - tài chính, an ninh trật tự, quản lý di tích - thắng cảnh và vệ sinh môi trường, quản lý điều hành cổng trạm; điều hành vận chuyển khách tour chùa Hương 1 ngày.

Về công tác hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo; Ban tôn giáo, Ban trị sự Phật giáo huyện, chư tăng ni trụ trì, Ban quản lý các đền, chùa trong khu di tích - Thắng cảnh xây dựng kế hoạch phối hợp với các lực lượng của BTC, xã Hương Sơn làm tốt công tác phục vụ hướng dẫn du khách về dự lễ hội, tham gia các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng theo quy định của pháp luật.

Đồng thời năm nay BTC đã thống nhất trước nên sẽ không có việc nhà chùa tự ý phát lộc như trước.


Riêng với đò vận chuyển khách, huyện Mỹ Đức tổ chức 4.000 đò hoạt động trên suối Yến, trang bị áo phao cho du khách tour lễ hội 2019, bố trí giỏ đựng rác... Vé đi đò là 50.000 đồng/người/lượt sau đó sẽ thanh toán 100% cho người chèo đò, Nhà nước không thu, vé thắng cảnh là 80.000/người dành cho chi phí các đơn vị quản lý.

Về dịch vụ, Ban tổ chức lễ hội sẽ không bố trí các điểm kinh doanh ở nội tự các chùa, động, các đoạn đường hẹp hoặc vực sâu không an toàn, khu vực sân của nhà thường trực Ban tổ chức tại Thiên Trù, sân ngoài cổng Nam Thiên Môn, sân động Hương Tích, khu vực sân cổng động Hương Tích. Ban tổ chức cũng cấm quảng cáo và tổ chức các dịch vụ ăn uống chế biến từ động vật hoang dã trong khu vực lễ hội.

BTC lễ hội cũng lập kế phòng chống cháy nổ, cứu hộ, cứu nạn trong khu vực lễ hội, báo cáo Công an Thành phố Hà Nội tại các nơi đông người và bãi đỗ xe, nhà ga, cáp treo, nhà nghỉ./.

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2019

Đảm bảo văn minh trong lễ hội đền Sóc 2019

Đây là khẳng định của ông Lê Hữu Mạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn, Trưởng ban lễ hội tại buổi làm việc với đại diện các thôn làng, chính quyền các xã trên địa bàn tham gia lễ hội Gióng đền Sóc Sơn (Hà Nội).

Theo đó, tại buổi làm việc vào sáng ngày 11/1, ông Lê Hữu Mạnh cho biết, sau khi lễ Thánh buổi sáng, lộc hoa tre và trầu cau sẽ đưa vào hậu cung bảo vệ cẩn thận. Chiều cùng ngày, người dân và du khách tour du xuân 2019 vào khu vực này hành lễ sẽ được hướng dẫn lấy lộc mang về theo thứ tự, không để xảy ra tình trạng chen lấn, đảm bảo văn minh nơi thờ tự.


Sở dĩ năm nay, Ban tổ chức đặc biệt lưu tâm đến việc phát lộc do mùa lễ hội năm ngoái dù đã thay đổi hình thức phát lộc nhưng vẫn rơi vào tình trạng "vỡ trận" khi quá nhiều người vào xin lộc.

Ông Lê Hữu Mạnh cũng cho biết, phần lộc rước về đền Hạ (lộc hoa tre) và đền Mẫu (lộc trầu cau), các thôn làng được mang về theo đúng tục lệ cũ. Ban tổ chức cũng đề nghị thôn Vệ Linh tính toán kỹ kích thước giò hoa tre để đưa vào đền được thuận lợi. Đồng thời, Ban tổ chức cũng tính đến việc nhờ các cụ trong các thôn têm sẵn trầu cau để phát cho người dân và du khách chùa Non Nước đền Gióng trong suốt ba ngày lễ, thay vì chỉ phát lộc trầu cau như trước.

Ban tổ chức yêu cầu việc tế lễ phải thực hiện đúng theo kịch bản. Thời gian trước và trong quá trình thực hiện nghi lễ, tuyệt đối không cho người dân và du khách vào đền lễ Thánh, việc này chỉ diễn ra sau khi hoàn thành phần tế lễ của các thôn làng.

Ngoài ra, Ban tổ chức lễ hội năm nay đồng ý để thôn Vệ Linh làm giò hoa tre bằng cây vầu thay cho cây tre như trước, khi đại diện thôn đưa ra lý do tre khan hiếm, khó mua, trong khi cây vầu dễ vót hoa, dễ mua, giá thành rẻ, ông Lê Hữu Mạnh cho biết.

Lễ Hội Gióng đền Sóc Sơn là một trong những lễ hội văn hóa cổ truyền tiêu biểu và có quy mô lớn của dân tộc. Lễ hội để tưởng nhớ Thánh Gióng, vị anh hùng trong truyền thuyết đánh thắng giặc Ân, đem lại thái bình cho đất nước. Lễ hội được tổ chức với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng, nơi thờ Thánh Gióng.


Mục đích của lễ hội nhằm tạo được không khí vui tươi, phấn khởi cho nhân dân trong huyện và du khách về dự lễ hội. Đồng thời, khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc, giáo dục truyền thống lịch sử vẻ vang, tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trong quá trình tổ chức lễ hội đã xuất hiện nhiều tình trạng ẩu đả, bạo lực gây phản cảm, tạo hình ảnh kém văn minh trong mắt người dân và bạn bè quốc tế. Nguyên nhân là do tục tranh cướp giò hoa tre với quan niệm lấy được lộc Thánh sẽ may mắn cả năm.

Trước nhiều ý kiến của dư luận và đề xuất của cơ quan quản lý văn hóa, từ năm 2018, Ban tổ chức lễ hội đã thay đổi hình thức tán lộc, không để cướp lộc tập trung mà chia nhỏ lộc ra để tán, trong đó phát lộc ngay tại đền. Do năm đầu thay đổi nên việc phát lộc còn có những vấn đề nảy sinh, vì vậy năm nay, Ban tổ chức tiếp tục điều chỉnh.

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2019

Vẻ đẹp kiến trúc truyền thống của chùa Trầm

Nằm bên dòng sông Đáy thơ mộng, Quần thể di tích chùa Trầm tọa lạc trên núi Trầm (hay còn gọi là Tử Sơn Trầm) thuộc xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Trong kháng chiến chống Pháp, hang Trầm là nơi Hồ Chủ tịch từng sống và làm việc trong những ngày đầu kháng chiến. Đây cũng là địa điểm đầu tiên Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển về sau khi rời Hà Nội để tiếp tục làm việc (từ ngày 20/12/1946 đến ngày 4/3/1947).

Quần thể di tích lịch sử

Núi Trầm là khối núi đá vôi được tạo thành từ 9 đỉnh nhỏ, nổi lên sừng sững giữa những cánh đồng lúa trải dài mênh mông, giữa xóm làng chen vai sát cánh, lại được dòng sông Đáy xanh trong mềm mại như một dải lụa bao quanh, núi Trầm vì thế có phong cảnh hết sức nên thơ, tráng lệ.


Chùa Trầm Chương Mỹ Hà Nội nguyên bản là chùa Hang. Xưa, toàn bộ khu núi Trầm là nơi vua Lê, chúa Trịnh đặt hành cung. Chùa Hang được xây dựng năm 1536 trong động Long Tiên dưới chân Tử Sơn Trầm với những pho tượng đá, văn bia khắc trên vách động, trống đá, khánh đá... Năm 1893, khi Thống đốc Hà Đông Hoàng Trọng Phu xin danh thắng này về quản lý đã đưa chùa Hang lên sườn núi xây dựng lại gọi là chùa Trầm.

Trải qua gần 400 năm với những di biến, thay đổi, song dấu tích chùa Hang xưa vẫn còn nhiều trong Động Long Tiên với các pho tượng phật, tiên, hộ pháp… tạc bằng đá rất sinh động; những bài thơ cổ khắc trên vách đá, khánh đá, chuông đồng... Từ năm 1962, khi được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia, quần thể chùa Trầm càng được quan tâm gìn giữ. Đến chùa Trầm, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một quần thể kiến trúc di tích, danh thắng: Núi Trầm, chùa Trầm, chùa Hang trong động Long Tiên, chùa Vô Vi  mang đậm dấu ấn kiến trúc văn hóa tâm linh của đồng bằng Bắc bộ. Đầu tiên phải kể đến trong quần thể này là chùa Trầm được xây dựng từ thế kỷ 16. Tuy là ngôi chùa nhỏ, nhưng với thế “tựa sơn, hướng thủy”, lưng dựa vào dãy Tử Trầm, mặt hướng ra sông Đáy, chùa Trầm có được một phong cảnh hữu tình hiếm có. Những vách đá, những tán cây trên núi còn xòa bóng, khiến cho không gian ở đây mát mẻ quanh năm, với cảm giác như núi và chùa liền một khối, gắn bó khăng khít với nhau không thể tách rời.

Ngay bên phải chùa Trầm là động Long Tiên (hay còn gọi là hang Trầm), trong động là chùa Hang án ngữ. Cửa hang Trầm không lớn lắm, nhưng bên trong hang lại có không gian thoáng đãng với vòm hang khá cao. Vào những ngày đẹp trời, ánh sáng tự nhiên len qua những khe nhỏ trên vòm hang chiếu rọi khắp không gian trong động. Du khách có thể nhìn thấy nhiều thạch nhũ với nhiều màu sắc, hình thù độc đáo.Cùng với đó là rất nhiều tượng phật được tạc khắc công phu nằm rải rác khắp lối đi. Ở chính giữa động là bàn thờ phật được trang hoàng với nhiều bức tượng Phật lớn, nhỏ. Theo Ban Quản lý di tích chùa Trầm, có 49 bức tượng Phật bằng đá ẩn hiện trong động. Chính điều đó đã làm cho chùa Hang, cho động Long Tiên trở nên độc đáo, hấp dẫn.

Dấu ấn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

Trong những năm kháng chiến chống giặc ngoại xâm, vùng đất Chương Mỹ có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự, vì vậy thường được chọn là địa bàn đóng quân, tổ chức những trận đánh mang tính quyết định chiến lược để tiến vào Đông Đô- Thăng Long. Do có vị trí chiến lược quan trọng,  cuối năm 1946, khi âm mưu trở lại xâm lược nước ta của thực dân Pháp ngày càng lộ rõ, nhận thấy khả năng về một cuộc chiến tranh với Pháp là không tránh khỏi trong khi chúng ta chưa đủ lực để ở lại Thủ đô, một bộ phận của Đài Tiếng nói Việt Nam đã di chuyển máy móc về lắp đặt trong hang Trầm. Mục đích là quyết không để “Tiếng nói Việt Nam” bị ngưng nghỉ khi ta tiến hành nổ súng.  Chính vì có sự chuẩn bị trước như vậy mà sáng 20/12/1946, lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” của Hồ Chủ tịch đã được phát đi trên làn sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam từ chính hang Trầm.

Người dân ở xã Phụng Châu kể rằng, chiều 21/1/1947, tức chiều 30 Tết, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ xã Cần Kiệm, huyện Quốc Oai đến chùa Trầm. Người nhanh nhẹn bước vào chào vị sư trụ trì đồng thời gặp mặt anh em cán bộ nhân viên của Đài Tiếng nói Việt Nam chờ đón Người ở đó. Người nói vui, Tết này là Tết đầu tiên trong kháng chiến nên ai ai cũng phải cố gắng, ai ai cũng phải thi đua. Người đã cùng chung vui và chúc Tết mọi người ngay trong hang Trầm sau khi đã thu âm xong bài thơ chúc Tết. Bài thơ chúc Tết đồng bào và chiến sĩ cả nước xuân Đinh Hợi (1947) chính là bài thơ chúc Tết đầu tiên của Người. Bài thơ vang lên rành rẽ và ấm áp trên làn sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam tại chùa Trầm.


Trước khi quay lại xã Cần Kiệm, Hồ Chủ tịch còn xin sư trụ trì mấy miếng vải đỏ. Người đặt vào từng miếng vải đó một đồng xu và gói lại. Người bảo để về bên ấy (xã Cần Kiệm) sẽ làm quà mừng tuổi các cụ cao tuổi và các cháu thiếu nhi. Vị sư trụ trì chùa Trầm bèn đứng lên xin Người cho câu đối để nhà chùa cùng anh em cán bộ của Đài đón Tết. Hồ Chủ tịch rất vui, Người liền viết lên tấm vải đỏ mà vị sư vừa đem ra đôi câu đối: “Kháng chiến tất thắng/Kiến quốc tất thành”.

Hơn 70 năm đã trôi qua nhưng lời hiệu triệu núi sông của Hồ Chủ tịch ngày 19/12/1946 còn nguyên giá trị lịch sử. Nó khẳng định mãi mãi một chân lý: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Và lời thơ chúc Tết Đinh Hợi 1947 của Người cũng đi qua 70 mùa xuân đất nước. Lời của Người đã truyền núi sông như một tiên lượng cho một tương lai của cuộc kháng chiến tuy mới mở màn nhưng báo trước thắng lợi cuối cùng. Kháng chiến thắng lợi đồng nghĩa với sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước thắng lợi. Đất nước thu về một mối đồng nghĩa với công cuộc kiến thiết và xây dựng đất nước sẽ đạt được như mong muốn của Người.

Lễ hội chùa Trầm được tổ chức vào ngày 2/2 Âm lịch hàng năm. Du khách tour du xuân 2019 tới lễ chùa Trầm để cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cầu cho cuộc sống an lành, thịnh vượng. Hội chùa Trầm xưa mang đậm nét văn hoá dân tộc với những trò chơi dân gian: đu tre, rối nước, cờ tướng, leo cột mỡ, đánh vật, chọi gà… và cả lễ rước ảnh Bác gắn với dấu ấn lịch sử khi Bác Hồ nhiều lần về thăm và làm việc tại nơi đây.

Thứ Năm, 3 tháng 1, 2019

Tràng An - Viên ngọc sáng của du lịch Ninh Bình

Quần thể Tràng An ở Ninh Bình không chỉ là danh thắng quan trọng và nổi bật bậc nhất phía bắc Việt Nam, mà còn được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Hằng năm nơi đây thu hút hàng triệu lượt khách đến tham quan thưởng ngoạn, điều đáng nói là trong đó lượng khách du lịch nước ngoài rất đông. Có thể thấy Tràng An là viên ngọc sáng nhất trong hàng loạt các thắng cảnh của Ninh Bình.

Tràng An là một khu du lịch sinh thái nằm trong Quần thể di sản thế giới Tràng An thuộc tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được chính phủ Việt Nam xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quan trọng và UNESCO công nhận là di sản thế giới kép từ năm 2014. Tràng An vốn được gọi là thành Nam của kinh đô Hoa Lư xưa, nay là cố đô Hoa Lư. Tràng An với hệ thống dãy núi đá vôi có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm, qua thời gian dài phong hóa bởi sự biến đổi trái đất, khí hậu, biển tiến, biển thoái đã mang trong mình hàng trăm thung lũng, hàng động, đồ đầm. Trong danh thắng này còn có nhiều hệ sinh thái rừng ngập nước, rừng trên núi đá vôi và các di tích gắn với lịch sử của kinh đô Hoa Lư xưa.


Liên khu danh thắng Tràng An - Tam Cốc - cố đô Hoa Lư hiện được quy hoạch chung vào Quần thể danh thắng Tràng An, vốn là di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên ở Việt Nam với những giá trị nổi bật về cảnh quan thiên nhiên, lịch sử văn hóa và kiến tạo địa chất, cũng là địa danh được đầu tư để trở thành khu du lịch tầm cỡ Quốc tế.

Trung tâm bến thuyền Tràng An nằm cách thành phố Ninh Bình 7 km theo hướng tây dọc đại lộ Tràng An và cách Hà Nội 96 km theo hướng nam. Vùng lõi di sản Tràng An - Tam Cốc có diện tích hơn 6.172 ha, là vùng bảo vệ đặc biệt của danh thắng. Vùng bảo vệ đặc biệt này nằm trọn trong khu rừng đặc dụng Hoa Lư, thuộc quy hoạch bảo tồn cố đô Hoa Lư và cũng thuộc quy hoạch quần thể di sản thế giới Tràng An với diện tích 12.252 ha.

Tràng An là một vùng non nước, mây trời hoà quyện. Đáy nước trong xanh soi bóng những vách núi đá trùng điệp. Nơi đây có tới 31 hồ, đầm nước được nối thông bởi 48 hang động đã được phát hiện trong đó có những hang xuyên thủy dài 2 km như hang Địa Linh, hang Sinh Dược, hang Mây,v.v.. Mỗi hang một vẻ đặc trưng như tên gọi, các hang có nhiều nhũ đá biến đổi, nước chảy ra từ trần hang làm không khí trong hang mát lạnh. Hang Tối có lòng hang rộng hẹp biến đổi bất ngờ. Hang Sáng long lanh với những nhũ đá óng ánh kỳ lạ.


Đặc biệt nhất là Hang Nấu Rượu và hang Cơm với truyền thuyết ông khổng lồ nấu rượu ở đây, mang rượu và cơm ra núi ngồi ăn. Trong hang có mạch nước ngầm sâu hơn 10 m. Tương truyền, các bậc tiền bối đã vào đây lấy nước để nấu rượu tiến vua, khi nạo vét lòng hang các nhà khảo cổ đã phát hiện rất nhiều bình gốm, hũ, vại và các dụng cụ để nấu rượu. Vòng qua hang núi Cơm, sang hang Vồng, ở đây có cây si cổ thụ rễ chùm cả miệng hang. Từ đây sang hang Láng, hang Ao Trai, giữa hang Ao Trai, lòng hang phình ra khoảng 30m. Hang động Tràng An có những nét đặc trưng nổi bật của một khu di sản với bốn loại hang động chính: Hang ngầm cổ, hang nền Karst cổ, hang mái đá và hang hàm ếch.

Tràng An có thể tạo thành nhiều hành trình xuyên thủy khép kín mà không phải quay ngược lại. Quần thể hang động này được ví như một trận đồ bát quái. Các dãy núi, hồ nước và hang động tạo thành một thế trận liên hoàn. Mỗi hồ là một bức tranh thủy mặc khác nhau về thế núi, dáng núi và hồ nước. Mây trời, non xanh, nước biếc hòa quyện với nhau, thoắt ẩn, thoắt hiện. Ðiều diệu kỳ ở Tràng An là các hồ được nối liền với nhau bởi các gạch nối là các động xuyên thủy có độ dài, ngắn khác nhau. Những hang, động này chuyển tải nước đối lưu chảy thông từ khe núi này đến khe núi kia. Núi giăng thành luỹ bao bọc quanh hồ nước và ở giữa nổi lên khu đất với rừng cây mọc thành đảo. Xa xa trên triền núi, dưới tán cây rừng lúp xúp là những đàn dê núi leo trèo trên các tảng đá chênh vênh.

Tràng An gắn liền với những giá trị lịch sử, văn hóa của vùng đất cố đô Hoa Lư. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh thống nhất giang sơn, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Kinh đô Hoa Lư gồm 4 thành: Đông - Tây - Nam - Bắc; trong đó có Thành Nam rộng lớn, là vùng núi cao hiểm trở để phòng thủ, che chở kinh thành hiện được gọi là Tràng An. Với đặc thù địa hình như vậy, kinh đô Hoa Lư được ví như kinh đô đá với đặc điểm: núi là thành, sông là đường, hang động là cung điện.


Một phần của hang động Tràng An đã được Ninh Bình đưa vào khai thác phục vụ du lịch. Hiện nay, du khách tour Hà Nội Bái Đính Tràng An đến Tràng An thường tham gia 2 tuyến du lịch, tuyến tham quan bằng thuyền nan kéo dài 3 giờ và một tuyến du lịch leo núi.

+ Tuyến chèo thuyền: Hang động Tràng An có nét đặc trưng riêng biệt là hình thức du thuyền trên các thung nước tạo bởi nhiều vách núi đá được nối thông nhau bằng những hang nước mà không phải quay ngược lại. mất khoảng 3 đến 4 tiếng để chúng ta đi thuyền qua các hang động này.

+ Tuyến leo núi: Tuyến du lịch đường bộ có chiều dài 1,6 km, du khách sẽ đi bộ qua 3 quèn vào đền Trần. Tuyến này bắt đầu từ bến Cây Bàng, du khách sẽ đi bộ, leo núi qua ba đèo liền nhau. Đèo thứ nhất là đèo Cậy có độ cao so với mặt nước khoảng 60m. Đèo thứ hai là đèo Vài. Và đèo thứ ba là đèo đền Trần. Hiện nay, đường leo núi này đã được xây các bậc đá rộng. Trên đường đến đền Trần đã dựng 7 chiếc lầu bằng gỗ lim hình bát giác làm nơi nghỉ chân cho du khách khi leo núi.


Ðiều diệu kỳ ở Tràng An là các hồ được nối liền với nhau bởi các gạch nối là các động xuyên thủy có độ dài, ngắn khác nhau. Những hang, động này chuyển tải nước đối lưu chảy thông từ khe núi này đến khe núi kia. Núi giăng thành luỹ bao bọc quanh hồ nước và ở giữa nổi lên khu đất với rừng cây mọc thành đảo. Xa xa trên triền núi, dưới tán cây rừng lúp xúp là những đàn dê núi leo trèo trên các tảng đá chênh vênh.

Tới Tràng An, bạn sẽ được ngồi trên con thuyền lướt nhẹ qua các dãy núi, ngắm nhìn làn nước trong vắt tới đấy, khám phá những hang động kỳ bí, được nghe người lái thuyền thuyết minh về ý nghĩa tên gọi của hang hay những truyền thuyết gắn liền với nó.

Nhiều du khách du lịch Ninh Bình 1 ngày ví Tràng An là "Hạ Long trên cạn", nhưng không, Tràng An là Tràng An, nơi có làn nước trong xanh biếc, nơi những hang động muôn hình muôn vẻ, nơi cảnh đẹp gắn liền với lịch sử kinh đô nước Đại Cồ Việt xưa kia, nơi không có những du thuyền buồm sang trọng như Hạ Long, chỉ có chiếc xuồng lá mộc mạc cùng người lái thuyền chất chất đưa bạn rong ruổi hành trình thưởng ngoạn sơn thủy.

Thứ Tư, 2 tháng 1, 2019

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp thanh thoát giản dị của đền Bà Đế

Không chỉ người Hải Phòng, rất nhiều du khách cả nước biết đến đền Bà Đế, nằm sát chân sóng biển ở quận Đồ Sơn - ngôi đền gắn với truyền thuyết về nỗi oan trái của một người con gái, đó là bà Đào Thị Hương ở vùng Tây Nam Đồ Sơn, đã được dân làng lập miếu thờ ở dưới chân núi Độc.

Ðền tựa chân vào núi, phía trước mặt là biển khơi bao la, sơn thủy thật hữu tình tạo nên một kỳ quan thiên nhiên độc đáo. Đền Bà Đế là một trong những đền nổi tiếng về danh thắng và linh thiêng.

Ðền có cấu trúc giản dị nhưng thanh thoát và trang nhã, nép mình vào lưng núi, trước mặt là biển khơi bao la, tạo nên một kỳ quan thiên nhiên độc đáo không thua gì “Nam thiên đệ nhất động - Chùa Hương”.


Bà Đế có tên thật là Đào Thị Hương. Tương truyền vào năm 1718, ở phía Đông Nam vùng Ngọc Ðồ Sơn có đôi vợ chồng họ Ðào, đã hai mươi năm không có con. Hai vợ chồng tu thân, tích đức, cầu xin trời phật cho một mụn con.

Trời phật động lòng, chứng giám, rồi báo mộng cho người vợ được mang thai. Tròn ngày, tròn tháng, đứa bé ra đời và được đặt tên là Ðào Thị Hương. Từ khi sinh ra, người đứa trẻ đã toả hương thơm ngát, phát ánh hào quang và đi đến đâu cũng có làn mây che đến đó. Càng lớn lên đứa trẻ (Bà Ðế) càng xinh đẹp, lộng lẫy. Bà Ðế rất khéo tay, siêng năng mọi việc. Hàng ngày bà đi chăn trâu, cắt cỏ, tay làm, miệng hát, tiếng hát ngân vang cả núi rừng. Người ta nói rằng, tiếng hát của bà làm chim ngừng hót, sóng ngừng vỗ, đất trời lặng đi để lắng nghe. Sử sách chép, vì Trịnh Giang bỏ bê chính sự, không đoái hoài tới công việc, từ năm 1736, đã trao quyền nhiếp chính cho Trịnh Doanh, lúc đó ông mới 17 tuổi. Để nắm rõ chính sự, cũng như thấu hiểu cuộc sống của người dân, ngay trong năm, Chúa Trịnh Giang đi kinh lý Ðồ Sơn. Vào năm 1736, Chúa Trịnh Giang về kinh lý Ðồ Sơn. Chúa cùng đoàn người dạo thắng cảnh bằng thuyền rồng trên núi Ðộc. Xúc động trước tiếng hát mượt mà, Chúa truyền cho quân lính đi tìm người hát. Khi gặp được bà với vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành, Chúa yêu mến và quyến luyến không rời. Khi về Kinh đô, Chúa có hẹn ngày về đón bà. Bà mang thai, trong lòng rất lo sợ, ngày đêm trông ngóng thuyền hoa của Chúa. Hàng Tổng biết chuyện đòi phạt tiền. Nhà nghèo không có tiền nộp phạt, hàng tổng đem bà ra khu núi Ðộc rồi dìm bà xuống biển. Trước khi chết, bà ngửa mặt lên trời khóc than rằng: “Phận gái thân cô, gặp Chúa yêu thương tôi đâu dám chống, nhìn mẹ cha, hàng xóm tôi đâu dám quên. Xin trời phật chứng giám cho lòng con. Khi con bị dìm xuống nước, nếu có oan ức, trời phật cho con nổi lên ba lần”. Quả nhiên bà nổi lên ba lần, mọi người ai nấy đều kinh sợ. Sau một tháng, thuyền hoa của Chúa về rước bà về Kinh.

Biết chuyện oan khuất, Chúa Trịnh Giang cho xây đền, lập đàn giải oan cho bà. Sự thiêng liêng của Đền làm cho bọn cướp biển không dám lần mò tới, bọn hào lý cũng không dám trắng trợn nhũng nhiễu dân lành. Vào thời Vua Tự Đức Triều Nguyễn, trong một lần thăm đền nàng Hương, Nhà Vua đã ban sắc phong là “Đông nhạc Đế bà - Trịnh Chúa phu nhân” và từ đó, ngôi đền được gọi là đền Bà Đế.


Từ bấy đến nay, khách thập phương tấp nập trảy hội đền Bà Ðế. Người ta đến để xin tài, xin lộc và đặc biệt cùng bà giải mọi nỗi oan khuất mà mình gặp phải.

Trước đây đền Bà Đế khá nhỏ nằm trên bãi biển dưới chân núi Độc. Ngôi đền ngày một xuống cấp vì thời gian. Năm 1988, bà Lưu Quế Hoa ở phường Ngọc Hải đã cùng con cháu phát tâm công đức và quyên góp xây dựng lại ngôi đền to hơn, chắc chắn hơn. Có lẽ, cũng do Đế Bà linh thiêng nên từ khi ngôi đền được xây dựng lại, khách thập phương đến thăm quan và thắp hương cầu an ngày càng đông. Thủ hương Lưu Quế Hoa đã góp nhặt những đồng tiền công đức của du khách để rồi mỗi năm một ít, bà cùng con cháu lấn biển xây thành chắn sóng. Đến hôm nay, sau hơn 20 năm góp nhặt dựng xây, đền Bà Đế đã trở thành một quần thể chắc chắn và được bọc phía trước là bức thành đá, bê tông sừng sững thách thức cùng sóng biển, phía sau là dãy núi Độc chở che, tạo nên một phong cảnh sơn thủy hữu tình tuyệt đẹp bên bờ biển Đông. Hàng năm, ngày 26 tháng Giêng là ngày khai xuân và cúng cơm, ngày 24, 25, 26 tháng Hai là ngày lễ tạ Đức Bà. Những ngày này, du khách thập phương về rất đông, nhưng nơi đây không hề có bói toán, đồng bóng và cờ bạc, tắc nghẽn giao thông như một số điểm du lịch tâm linh khác, tạo nên không khí trang nghiêm, trong lành và văn hóa.

 Mùa hè, về du lịch biển Đồ Sơn, đền Bà Đế cũng là một điểm du lịch hấp dẫn. Mỗi buổi chiều hè, khi mặt trời đã khuất sau rặng núi Độc, du khách tour lễ chùa đầu năm đứng dưới gác chuông của đền nhìn ra biển lăn tăn sóng sánh ánh hoàng hôn thấy cuộc sống thanh bình và đáng yêu đến lạ. Và từ trong sâu thẳm của lòng biển còn vang lên tiếng hát thiết tha của người con gái đẹp của đất Đồ Sơn- Đào Thị Hương năm nào, giữa trùng khơi, sóng biển vẫn thì thầm kể câu chuyện về “Đông nhạc Đế bà”...

Thứ Ba, 1 tháng 1, 2019

Hội An đón đoàn khách đầu tiên tham quan Phố Cổ trong năm 2019

Sáng ngày 1/1, thành phố Hội An, Quảng Nam đã tổ chức đón đoàn khách đầu tiên tham quan phố cổ trong năm 2019. Nghi lễ trà đạo Nhật Bản tại đình Cẩm Phô đã được lãnh đạo Hội An và Quảng Nam mời các vị khách đầu tiên đến với Hội An nhân dịp năm mới này.

Đoàn khách “xông đất” phố cổ Hội An đầu năm 2019 gồm 15 người đến từ các nước Châu Âu. Ngay sau khi đặt chân đến đình Cẩm Phô, đoàn khách tour Đà Nẵng Hội An 4 ngày 3 đêm được lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, Sở VH-TT&DL, thành phố Hội An chào đón, tặng hoa và quà lưu niệm chúc mừng.


Năm 2018, ngành du lịch tỉnh Quảng Nam đạt được nhiều kết quả ấn tượng. Tổng lượt khách tham quan, lưu trú đạt 6,5 triệu lượt, tăng hơn 21 % so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách quốc tế đạt 3,8 triệu lượt, tăng hơn 36%. Doanh thu từ tham quan, lưu trú du lịch năm 2018 đạt 4.700 tỷ đồng, tăng hơn 21% so với năm 2017. Thu nhập xã hội từ tham quan, lưu trú du lịch ước đạt 11.100 tỷ đồng.


Tỉnh Quảng Nam hiện có 10 thị trường khách quốc tế tham quan, lưu trú gồm Hàn Quốc, Úc, Anh, Pháp, Trung Quốc, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hà Lan, Tây Ban Nha. Trong đó, khách Hàn Quốc tour Da Nang Hoi An Hue 5 ngay 4 dem đến tham quan, lưu trú chiếm phần lớn.

Ông Trần Văn Tân - Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam cho biết, định hướng 2019, tỉnh Quảng Nam sẽ thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái gắn với những giá trị văn hóa đặc trưng ở khu vực miền núi. Đặc biệt, tỉnh Quảng Nam chú trọng mở rộng không gian phát triển du lịch về phía Tây và phía Nam của tỉnh. Trong đó, vùng Đông - Nam của tỉnh sẽ chú trọng những dự án du lịch giải trí cao cấp.


Năm 2019 sẽ đưa vào khai thác dự án du lịch Nam Hội An - một trong những dự án du lịch trọng điểm vùng Đông - Nam sẽ phát triển. Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam tin tưởng trong năm 2019, cùng với những kết quả đạt được thì ngành du lịch của địa phương sẽ phát triển mạnh hơn nữa.